Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

I.2.Thực trạng việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

1.Đặc điểm chung:

- Qua quá trình điều tra học sinh lớp 4B nói riêng và học sinh lớp Bốn ở trường Tiểu học Bắc Hưng nói chung, tôi nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, số lượng học sinh làm văn hay rất ít. Phân môn Tập làm văn lớp 4 vô cùng khó, mang tính trừu tượng cao nên phần lớn học sinh không thích học phân môn này.

- Học sinh làm bài hời hợt, chung chung; chưa miêu tả để phân biệt đối tượng được miêu tả này với đối tượng khác. Những bài văn dạng này giống văn kể hơn là văn miêu tả.

- Vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, dùng từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả trong bài Tập làm văn .

- Nhiều em chưa phân biệt từ ngữ sử dụng trong văn nói và văn viết.

- Đa số các em chưa tích cực đọc sách tham khảo để trau dồi cách diễn đạt và cách hành văn lưu loát hoặc nếu có đọc, các em thường vay mượn ý của sách, lệ thuộc vào bài mẫu, có thể chép vào làm bài của mình chứ các em chưa biết vận dụng, liên tưởng một cách sáng tạo và linh hoạt.

- Sở dĩ thực trạng học sinh nêu trên tôi thiết nghĩ là do những nguyên nhân sau:

+ Học sinh:

- Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học.

- Học sinh chưa biết quan sát đối tượng được miêu tả hoặc quan sát một cách qua loa và khi quan sát học sinh không ghi chép lại từng chi tiết cụ thể nên khi làm bài văn chưa đạt hiệu quả .

- Vốn từ của các em còn nghèo nàn, lại không biết sắp xếp như thế nào cho bài văn mạch lạc, đảm bảo bố cục và chưa biết cách chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả.

- Học sinh chưa biết cách lập một dàn bài cụ thể để tả.

- Học sinh chưa biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài và bộc lộ cảm xúc.

- Phần lớn học sinh trong lớp đều là con nông dân. Nên việc dạy dỗ, rèn luyện ở nhà còn hạn chế.

+ Giáo viên:

- Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch dạy học phù hợp.

- Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.

Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc phục.

2. Điều tra khảo sát thống kê kĩ năng:

 

doc 18 trang camtu 07/10/2022 7700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN LÃNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC HƯNG
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
“Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả 
cho học sinh lớp 4”
 Tác giả: Ngô Thị Chanh
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm Giáo dục Tiểu học
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Bắc Hưng 
Ngày 6 tháng 11 năm 2017
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TRONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm học: 2017-2018
Kính gửi: - Phòng giáo dục Tiên Lãng .
 - Trường Tiểu học Bắc Hưng .
 Họ và tên: Ngô Thị Chanh.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Bắc Hưng.
Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp 4
1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: 
+ Ưu điểm: - Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất và khó nhất đối với học sinh Tiểu học. 
 - Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của môn Tiếng việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải vân dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn từ, rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành nhân cách con người. 
- Ở lớp Bốn, văn miêu tả là dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được, cảm nhận về đối tượng (cây cối, con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đó chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh ngôn ngữ.
+ Hạn chế: - Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, cả giáo viên và HS còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc đặc biệt là kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn. Bởi ở lớp 3, việc viết văn đều dựa trên hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu trong đoạn văn ít, mức độ chưa cao. Lên lớp 4, yêu cầu viết văn ở mức độ cao hơn: không có hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu tăng, phải biết sắp xếp bố cục, dùng từ... Chính vì vậy mà tôi tìm hiểu "Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4B- Trường Tiểu học Bắc Hưng".
- Đối với học sinh lớp Bốn nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó; vậy mà để làm văn hay có cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn nhiều. 
+ Bất cập: Kỹ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu. Việc nghe giáo viên giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Học sinh chỉ có kỹ năng khi chúng tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Nhiều kỹ năng sống được hình thành trong quá trình người học tương tác với người lớn hoặc bạn cùng học (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề). Trong khi tham gia các hoạt động học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét lại kinh nghiệm sống của mình trước đây Do vậy việc tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 cho học sinh tham gia là rất quan trọng.
- Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi.
+ Giải pháp khắc phục: Giáo viên cần tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 cho học sinh tham gia.
- Các tình huống đưa ra phải phù hợp, đa dạng và có tính thực tế cao.
- Người giáo viên có thể tổ chức các hoạt động tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 
- Giáo viên cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động để đến thời điểm người học biết làm văn miêu tả của học sinh lớp 4 trở thành kỹ năng của học sinh.
- Giáo dục rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
 * Tính mới, tính sáng tạo:
- Giúp giáo viên yêu nghề , khắc phục khó khăn khi dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4.
- Học sinh hứng thú tích cực, giờ học nhẹ nhàng, học sinhh tiếp thu tốt, nắm vững nội dung bài học ngay tại lớp. 
- Vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát  huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn Tập làm văn, phải coi trọng yếu tố thực hành nói, trình bày ý tưởng của mình trong nhóm, lớp và vận dụng khi viết  trong suốt quá trình dạy.Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp) theo Phương pháp mới. Dạy Tập làm văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ thể là:
       + Các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể chuyện, miêu tả, viết thư... Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi hỏi bài nói, bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái "hồn". Do vậy, giáo viên phải luôn luôn tạo cho các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội ở cả 9 môn học.
       + Mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi kể chuyện, khi viết thư, khi miêu tả... Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh (lối nói và viết) giả tạo, già trước tuổi...(biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu) mà cần nhẹ nhàng chỉ cho học sinh những thiếu sót và hướng cho các em cách sửa, cách làm bài phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
 + Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong quá trình học tập. Ở đây, giáo viên cần giúp học sinh biết tự mình khám phá những tri thức mới. Qua đó, các em sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã chủ động lĩnh hội được và như vậy học sinh sẽ nắm được kiến thức một cách sâu sắc hơn.
* Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
Cho toàn học sinh cấp học sinh cấp Tiểu học trong huyện rất khả thi, rất dễ thực hiện cho giáo viên, học sinh.
- Nó là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác.
* Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: (hiệu quả kinh tế, xã hội)
- Sáng kiến kinh nghiệm về “Biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” mang một ý nghĩa rất quan trọng và việc làm hết sức cần thiết, tạo ra các hoạt động linh hoạt nhằm kích thích các em hứng thú học tập, lĩnh hội được kiến thức có hiệu quả.
 - Học sinh viết được bài văn miêu tả đồ vật, đảm bảo bố cục, lời văn mạch lạc, đặc biệt đã có nhiều em viết bài giàu hình ảnh, sử dụng câu văn sáng tạo, và nhiều câu đã sử dụng phép nghệ thuật làm cho bài văn sinh động hơn, hay hơn.
 - Số lượng các em đạt khá, giỏi tăng rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa cùng bạn bè quan sát đối tượng cần miêu tả
- Học sinh có tinh thần hợp tác, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn bè mình và mạnh dạn nhận xét về bài làm của bạn.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Bắc Hưng, ngày 6 tháng 11 năm 2017
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
 Ngô Thị Chanh
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt lớp 4
 3. Tác giả:
Họ và tên: Ngô Thị Chanh
Ngày/tháng/năm sinh: 05/03/1973
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Bắc Hưng.
Điện thoại: DĐ: 0868505516
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: trường Tiểu học Bắc Hưng.
Địa chỉ: Bắc Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng
Điện thoại: 0313882300
 I. Mô tả giải pháp đã biết: (Mô tả giải pháp đã biết; ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị).
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 I.1. Tình hình trước khi áp dụng giải pháp mới.
1. Thu thập và sưu tầm tài liệu 
 - Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 VNEN, Tiếng việt lớp 4 hiện hành.
 - Tài liệu tham khảo: Phương pháp dạy Tiếng Việt của Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh. Thiết kế bài giảng Ttiếng Việt 4 của Nguyễn Huyền Trang
 - Các văn bản chỉ đạo Tiếng Việt 4 
 - Băng đĩa dạy học môn Tập làm văn 4.
 - Một số bài văn mẫu hay của học sinh năm trước
2. Giáo viên:
 - Học tập huấn Tiếng Việt 4.
 - Dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm học tập.
 - Sinh hoạt chuyên môn.
3. Tiến hành áp dụng trong các giờ học Tiếng Việt 4 tuần 14, 15, 16
4. Tổ chức học sinh vừa học, vừa chơi, chơi mà học – học mà chơi. Từ đó nắm chắc cách trình bày một bài văn miêu tả, biết sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa vào viết văn để bài văn thêm sinh động.
5. Nghiên cứu thực tế:
- Khảo sát thực tế trong giáo viên, học sinh.
- Thực hiện phương pháp hỏi đáp, phỏng vấn. 
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh.
I.2.Thực trạng việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 
1.Đặc điểm chung:
- Qua quá trình điều tra học sinh lớp 4B nói riêng và học sinh lớp Bốn ở trường Tiểu học Bắc Hưng nói chung, tôi nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, số lượng học sinh làm văn hay rất ít. Phân môn Tập làm văn lớp 4 vô cùng khó, mang tính trừu tượng cao nên phần lớn học sinh không thích học phân môn này.
- Học sinh làm bài hời hợt, chung chung; chưa miêu tả để phân biệt đối tượng được miêu tả này với đối tượng khác. Những bài văn dạng này giống văn kể hơn là văn miêu tả.
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, dùng từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả trong bài Tập làm văn	.
- Nhiều em chưa phân biệt từ ngữ sử dụng trong văn nói và văn viết.
- Đa số các em chưa tích cực đọc sách tham khảo để trau dồi cách diễn đạt  ... t bài giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình. Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần kết bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết thật cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân bài. Vì vậy cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã kể trong bài văn của mình.
Ta có thể dùng hai cách kết bài: Kết bài không mở rộng (Cho biết kết thúc, không có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình, liên tưởng và có thêm lời bình luận ).
Ví dụ: Tả cái trống trường
Nhờ có anh trống mà giúp cho chúng em thực hiện ra vào lớp đúng giờ. Khi hết giờ, chúng em tạm biệt anh trống để ra về. (Kết bài không mở rộng-Bài làm của em Hoang Gia Khánh)
Tiếng trống là nhịp đập thời gian của trường em. Tiếng trống là hiệu lệnh hoạt động cho tất cả thầy trò trong trường. Theo nhịp trống, chúng em xếp hàng. Theo nhịp trống, chúng em vào lớp,...Mai đây, em sẽ lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào, song tiếng trống trường sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm trí em cùng với những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò. (Kết bài mở rộng-Bài làm của em Phạm Thị Thảo)
Ví dụ: Tả đồ chơi em thích
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và hướng dẫn một số câu hỏi: đề bài yêu cầu gì? Em chọn đồ chơi nào để tả? đồ chơi ấy có đặc điểm gì? Từ đó học sinh bám vào yêu cầu đề, huy động vốn từ và dựa vào kết quả quan sát được, lựa chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng và đầy đủ.
Dàn ý: * Mở bài: Gấu bông là con vật em yêu thích.
 * Thân bài: Hình dáng không to lắm, gấu luôn ngồi, dáng người tròn, hai tay trước bụng.
 Bộ lông: màu trắng pha hồng rất xinh xắn
 Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật rất nghịch và thông minh
 Mũi: màu đen nhỏ, trông như chiếc cúc áo
 Trên cổ: thắt một cái nơ đỏ trông thật đáng yêu
 Hai tai: cụp xuống trông rất ngộ nghĩnh.
 * Kết bài: em rất yêu thích gấu bông và em giữ gìn nó cẩn thận .
5. Hướng dẫn sử dụng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc
Để giúp cho học sinh làm được bài văn hay hơn, sinh động hơn, lôi cuốn người đọc, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa vào bài; đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình để thấy đồ vật, con vật, cây cối thân thiết và gần gũi với mình hơn. 
Để học sinh vận dụng được, tôi giúp các em tìm hiểu kĩ tiết Luyện tập miêu tả các bộ phận, tổ chức cho học sinh trình bày, luyện cho học sinh nói, viết những câu có hình ảnh và sử dụng phép nghệ thuật đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình.
Ví dụ: Miêu tả về thói quen của con chó-(Bài làm của em Đoàn Trung Hiếu)
“Bữa nào chú cũng được ăn cơm. Chú thật hốc ăn. Chú chỉ xốc hai miếng là hết bát cơm to, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa bữa, chú nhìn chăm chú mọi người ăn cơm, cái đầu cứ lắc lắc theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn. Trông chú như đang đói và thèm ăn lắm”.
Ví dụ : Tả ngoại hình con mèo –(Bài làm của em Vũ Kim Ngân)
“Lông mèo mượt như tơ. Đầu nó tròn bên trên có hai cái tai dựng đứng, hết quay phía này lại quay phía khác để nghe ngóng. Hai con mắt nó mới sáng làm sao, ở ngoài sáng mắt xanh biếc, trong đêm tối mắt nó lấp lánh như ánh lửa”.
6. Nhận xét, đánh giá và chữa bài
Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết, tiết này rất quan trọng nhằm giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến bộ và qua đó tôi biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào.
* Đánh giá, nhận xét: Tôi tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh làm đúng bố cục hay chưa? và bố cục có chặt chẽ không? Tôi phát hiện những ưu điểm của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạovà nắm được những lỗi mắc phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, lặp từ, lặp ýTôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học sinh
Chẳng hạn có những nhận xét như sau :
 - Bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, có nhiều hình ảnh hay trong bài. Em cần phát huy thêm.(học sinh năng khiếu)
- Đảm bảo bố cục, viết thành câu. Em cần sử dụng phép so sánh, nhân hóa vào bài để bài văn hay hơn.(học sinh trung bình)
- Bài viết còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả, viết chưa thành câu. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại đúng em nhé.(học sinh yếu)
- Bố cục chưa rõ ràng, dùng từ ngữ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng củng. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại cho đúng. (học sinh yếu)
Trong quá trình đánh giá, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn hay năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những điểm hay để học sinh học tập.
* Chữa bài: tôi hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi
+ Chữa lỗi về dùng từ và sai chính tả: Đưa câu văn của học sinh dùng từ thiếu chính xác rồi giáo viên gợi mở để học sinh sửa lại câu đúng.
Ví dụ: từ ngữ sai: Tả con vật
 Mắt nó dựng ngược -> mắt chú xếch ngược trông rất hung dữ
 Chân nó nhanh thăn thắt -> chân nhanh thoăn thoắt
 Hai mắt tròn xeo -> hai mắt tròn xoe
 Tai mèo rât tinh -> tai mèo rất thính
+ Chữa lỗi về câu: 
- Học sinh viết chưa thành câu: Có lá xum xuê, rễ mọc dưới đất -> Lá cây bàng xum xuê. Rễ ăn sâu vào lòng đất. 
- Sử dụng dấu câu sai: Đến mùa hè. Cây ra hoa đỏ rực.-> Đến mùa hè, cây phượng nở hoa đỏ rực. Giáo viên gợi mở để học sinh biết sử dụng dấu câu hợp lí.
+ Chữa lỗi về diễn đạt 
Ví dụ: Tả đồ vật
- Trước cái cặp có hình siêu nhân và sau có dây đeo rất sung sướng.
-> Mặt cặp được trang trí hình siêu nhân trông rất đáng yêu. Sau lưng cặp
 có dây đeo rất tiện lợi.
- Cái bút thon nhọn và dài bằng gang tay của em.
-> Cây bút dài bằng gang tay của em. Ngòi bút nhọn, viết ra những nét chữ thật đều và đẹp.
+ Chữa lỗi lạc đề:
Ví dụ: Tả con mèo
Chú mèo này thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó nhảy vồ đến và chụp ngay chú chuột. Chú chuột này chịu thua và kêu chít chít như mắng chửi mèo vậy.
-> Sửa lại: Chú mèo này bắt chuột thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó đi nhẹ nhàng đến rình, rồi nhảy vồ đến chụp ngay chú chuột. Thế là con chuột xấu số đã nằm gọn trong móng vuốt của nó. 
II.2. Khả năng áp dụng nhân rộng
Chúng tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào năm học 2017-2018 và dạy thử nghiệm học sinh lớp 4D2. Số lượng học sinh tăng hơn rất nhiều so với năm học trước. Tổng số 27 học sinh, trong đó có 14 học sinh nữ . Trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Nhiều em chưa trú trọng đến việc học môn tập làm văn.
Với những khó khăn trên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm của năm học trước vào giảng dạy thực nghiệm lớp 4D2. Sau một thời gian ngắn kết quả kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2017-2018 đạt được kết quả tốt:
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Năm học 2015-2016, tôi đã vận dụng những biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực cố gắng của các em học sinh, tôi tiến hành khảo sát một bài văn miêu tả đồ vật đã cho kết quả như sau: 
 Lớp 4B
Số bài
Bài viết hay, có năng khiếu
Bài đảm bảo đủ bố cục
Yếu
29
8 (27,5%)
19 (65,6%)
2(6,9%)
 Nhìn chung, các em trong lớp đã viết được bài văn miêu tả đồ vật, đảm bảo bố cục, lời văn mạch lạc, đặc biệt đã có nhiều em viết bài giàu hình ảnh, sử dụng câu văn sáng tạo, và nhiều câu đã sử dụng phép nghệ thuật làm cho bài văn sinh động hơn, hay hơn. Tuy nhiên vẫn còn 2 em yếu là vì em viết còn sai lỗi chính tả và chữ viết của em chưa rõ ràng. 
 Không những thế khi học đến những bài văn miêu tả con vật và cây cối thì kết quả được nâng cao dần. Số lượng các em đạt khá, giỏi tăng rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa cùng bạn bè quan sát đối tượng cần miêu tả. Tôi rất vui khi thấy có khá nhiều học sinh đã có cuốn sổ tay riêng để ghi những điều quan sát được và những câu văn hay, từ ngữ gợi tả, gợi cảm,Có thể nói rằng học sinh đã không còn ngại khi học văn miêu tả. Học sinh dùng từ chính xác, sử dụng từ hay biết viết thành câu, kĩ năng viết văn có tiến bộ, nhiều em viết hay được chọn làm bài mẫu để đọc trước lớp. Thể loại văn miêu tả được các em thích hơn.
 Học sinh có tinh thần hợp tác, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn bè mình và mạnh dạn nhận xét về bài làm của bạn.
- Qua điều tra khảo sát các lớp trong khối 4, thống kê lại sau khi thực hiện giải pháp: 
Lớp
Tổng số học sinh
Bài làm tốt, trình bày đúng nội dung, bố cục
Bài làm yếu
4A
29
27 (93,1%)
2(6,9%)
4C
29
27 (93,1%)
2(6,9%)
4B
29
27 (93,1%)
2(6,9%)
KẾT LUẬN
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ và hình thành cơ bản ban đầu nhân cách con người. Đặc biệt Tiếng Việt có vị trí quan trọng, nó hình thành khả năng giao tiếp và phát triển tư duy cho trẻ. 
Như vậy, mục đích của việc dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 là giúp cho học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh, lời văn gãy gọn, bố cục rõ ràng, súc tích, diễn đạt có hình ảnh, sinh động và gợi cảm và yêu thích làm văn. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương pháp linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp và luôn tuân theo nguyên tắc từ đơn giản đến nâng cao, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên luôn động viên khuyến khích, biểu dương sự tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ, luôn tạo niềm vui trong học tập. Mỗi tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên tránh áp đặt và tạo tâm thế học tập cho các em. Với những biện pháp đề ra cùng với lòng yêu nghề mến trẻ, quyết tâm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy và rèn luyện cho học sinh ngày học tập tốt hơn.
Đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy của mình. Với những suy nghĩ và giải pháp nêu trên trong những năm qua ít nhiều cũng đã giúp tôi dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 4 .
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ Bắc Hưng, ngày 6 tháng 16 năm 2017
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
 Ngô Thị Chanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_m.doc