Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển nhân cách lối sống chuẩn mực về đạo đức cho học sinh tiểu học

- Mặc dù trong thời gian qua , ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới trong việc dạy và học. Phong trào “Xây dụng trường học thân thiện học sinh tích cực”, giáo dục kỹ năng sống, đề ra các qui tắc ứng xử cho học sinh Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục, dạy các em học sinh nên người, giúp các em trở thành người hữu ích và hành động có văn hóa trong giao tiếp. Nhưng, hiện nay vẫn còn nhiều em học sinh có hành vi vi phạm về qui tắc ứng xử học đường trong giao tiếp đối với thầy cô và bạn bè.

 - Đối với thầy cô, thể hiện qua việc thiếu lễ phép, thiếu sự tôn trọng của các em đối với thầy cô mà tiêu biểu qua lời chào. Có chăng chỉ là thực hiện cho có vì người đó đang dạy mình, đến khi dạy xong thì “thôi khỏi đi”. Không những thế, có em vi phạm phải sai lầm (không thuộc bài, không làm bài tập ) bị thầy cô trách hay phạt thì lại tỏ thái độ bực tức, thậm chí còn thoát ra những lời lẽ thật khó nghe về thầy cô của mình.

 - Đối với học sinh tiểu học, giáo dục đạo đức lối sống cho các em luôn được quan tâm. Bởi vì cấp học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được những điều tốt và cũng dễ dàng nhiểm điều xấu. Do đó cần hình thành ở các em nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về đạo đức lối sống về cái thiện, lòng bao dung, tính tự trọng, nhân cách sống và trong các mối quan hệ với mọi người.

 

docx 8 trang Thảo Ly 18/08/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển nhân cách lối sống chuẩn mực về đạo đức cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển nhân cách lối sống chuẩn mực về đạo đức cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phát triển nhân cách lối sống chuẩn mực về đạo đức cho học sinh tiểu học
PHÒNG GD ĐT TRÀ ÔN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TRƯỜNG TH TÍCH THIỆN B Độc lập tự do hạnh phúc
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH LỐI SỐNG CHUẨN MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
------------------------------------------------
 I. Khái quát đặc điểm tình hình trường , lớp, đội ngũ CBGVNV của trường.
 Trường tiểu học Tích Thiện B được tách và nhập từ trường tiểu học Tích Thiện A theo Quyết định số 40 QĐ/UBND ngày 11 tháng 01 năm 2016 của chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn. Trường tiểu học Tích Thiện B quản lý thuộc ba ấp Tích Khánh, Tích Phước và Mương Điều là những điểm lẽ của Trường tiểu học Tích Thiện A trước đó.
 Qui mô trường có 10 lớp với 178 học sinh.
 Tổng số CBGVNV Có 20, nữ 10.
 Cơ sở vật chất có 8 phòng học.
 Trường có chi bộ độc lập với 17 đảng viên.
 1. Thuận lợi.
 - Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục và Đảng ủy- UBND xã Tích Thiện tạo điều kiện tốt trong việc quản lý học sinh của 3 ấp cùng nằm trên địa bàn gần gủi liên lục.
 - Đa số giáo viên phần nhiều đều lớn tuổi nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và quản lý.
 - Số học sinh bình quân trên lớp khá lý tưởng.
 2. Khó khăn. 
 - Xã Tích Thiện được công nhận xã nông thôn mới vào ngày 29 tháng 01 năm 2016, trong đó tiêu chí trường học phải đạt chuẩn quốc gia là 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia gồm: Trường THCS, trường TH A và trường MN.
 Trường TH Tích Thiện B nằm ngoài dự án do đó cơ sở vật chất chỉ có 8 phòng dùng để học, còn thiếu các phòng chức năng, sân chơi bãi tập chưa đủ phục vụ học tập vui chơi và giải trí.
 Học sinh hiện tại phần lớn thuộc hộ gia đình sống bằng nghề nông , ít được quan tâm trong việc học tập, các em chưa được tham gia vào các hoạt động phong trào ngoại khóa do trường tổ chức cụ thể như : Hội thi nghi thức Đội, phong trào đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh , hoạt động các câu lạc bộ, các trò chơi dân gian các kỹ năng sống của các em hầu như chưa được hình thành.
 Đại đa số gia đình học sinh phần nhiều sống về nghề nông là chính do đó điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em, thường khoán trắng cho nhà trường.
3.Thực trạng và những vấn đề đặt ra. 
 - Thực hiện phương châm “ Tiên học lễ- hậu học văn” Do đó văn hóa ứng xử là tạo sự thiện cảm giữa con người với nhau trong giao tiếp. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống của mỗi con người, góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Thế nhưng, điều đáng nói là thực tế hiện nay còn không ít các em là học sinh có những hành vi không đẹp trong cách ứng xử hàng ngày.
 - Mặc dù trong thời gian qua , ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới trong việc dạy và học. Phong trào “Xây dụng trường học thân thiện học sinh tích cực”, giáo dục kỹ năng sống, đề ra các qui tắc ứng xử cho học sinh Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục, dạy các em học sinh nên người, giúp các em trở thành người hữu ích và hành động có văn hóa trong giao tiếp. Nhưng, hiện nay vẫn còn nhiều em học sinh có hành vi vi phạm về qui tắc ứng xử học đường trong giao tiếp đối với thầy cô và bạn bè.
 - Đối với thầy cô, thể hiện qua việc thiếu lễ phép, thiếu sự tôn trọng của các em đối với thầy cô mà tiêu biểu qua lời chào. Có chăng chỉ là thực hiện cho có vì người đó đang dạy mình, đến khi dạy xong thì “thôi khỏi đi”. Không những thế, có em vi phạm phải sai lầm (không thuộc bài, không làm bài tập) bị thầy cô trách hay phạt thì lại tỏ thái độ bực tức, thậm chí còn thoát ra những lời lẽ thật khó nghe về thầy cô của mình.
 - Đối với học sinh tiểu học, giáo dục đạo đức lối sống cho các em luôn được quan tâm. Bởi vì cấp học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được những điều tốt và cũng dễ dàng nhiểm điều xấu. Do đó cần hình thành ở các em nhận thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về đạo đức lối sống về cái thiện, lòng bao dung, tính tự trọng, nhân cách sống và trong các mối quan hệ với mọi người.
 - Đạo đức là một yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách của một con người. Như Bác Hồ đã nói :” Hiền dữ phải đâu là tính sẳn, phần nhiều do giáo dục mà nên”
 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 1. Đối với BGH
 Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để nâng cao nhận thức trong giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân trên địa bàn thông qua các hoạt động: Thông qua các tiết chào cờ đầu tuần; thông qua các buổi họp Hội đồng, họp phụ huynh của nhà trường; thông qua các hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: 15/10 kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cùng cho ngành giáo dục, 20/11 kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam, 22/12 kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ... 
 - Nhà trường kết hợp tổ chức kỷ niệm các ngày lễ với các hoạt động sinh hoạt dã ngoại, tham quan di tích, văn nghệ, thể dục thể thao, báo tường, thăm gia đình thương binh liệt sĩ, hội chợ mùa xuân giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ... 
 Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết trong việc thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh .
     Gắn kết quả công tác tổ chức chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh của lớp, của nhà trường với công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cuối năm đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm
– Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm: Đầu năm học cần nắm bắt thông tin của lớp đầy đủ, chính xác, kịp thời. Xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp.
– Trong lớp có những học sinh có hành vi, vi phạm nghiêm trọng, hoặc không thực hiện tốt các nội quy, quy định của lớp của trường giáo dục nhiều lần tại lớp không có hiệu quả cần chủ động phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong trường, phối hợp với gia đình giáo dục triệt để.
 -Tăng cường sử dụng các tình huống, các sự việc, các vấn đề, hiện tượng cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với đời sống các em để phân tích đối chiếu, minh hoạ vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả. 
- Coi trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, tạo môi trường, cơ hội, rèn luyện cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội cho các em để hình thành ý thức, phẩm chất năng lực cho các em.
 - GV phải xác định rõ đối tượng mình GD và mục đích của GD là gì, từ đó chủ động định ra phương pháp phù hợp. 
- Tránh cách dạy “áp đặt, nhồi sọ”, mà phải thực hiện theo đổi mới phương pháp GD. Tức là phải chú ý đến tính ngắn gọn, hiệu quả, gần gũi, dễ tiếp thu
- Phương pháp GD cần hướng đến thực tiễn, không dùng lý thuyết suông.
 – Trong các buổi học phải thường xuyên chú ý đến hành vi của từng học sinh để kịp thời phát hiện những biểu hiện chưa ngoan của học sinh từ đó có biện pháp kịp thời uốn nắn giúp học sinh sửa chữa
 3. Đối với Tổng phụ trách Đội
    Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, duyệt với BGH. Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng tổ chức các hoạt động phong trào cho nhà trường linh hoạt đạt hiệu quả.
 Trong các buổi học phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc giáo dục các nề nếp của học sinh khi tham gia học tập và các hoạt động tập thể.
 Kiểm tra thường xuyên công tác đội, theo dõi công tác đánh giá nề nếp hàng ngày của tổ cờ đỏ.
Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh theo chủ điểm hàng tháng đảm bảo nội dung phù hợp với học sinh từng khối lớp và hình thức linh hoạt.
- Nhà trường phải xác định nhiệm vụ GD đạo đức lối sống cho HS là trách nhiệm của toàn thể Hội đồng trường, bao gồm: CBQL, GV, NV chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, bộ phận nào. 
- Tập thể nhà trường phải nêu gương tốt “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo” cho HS noi theo về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo.
Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường, giữa BGH, GV, NV.
- Lãnh đạo nhà trường phải quán triệt sâu sắc vai trò, ý nghĩa quan trọng công tác GD đạo đức lối sống cho HS có quyết định đến chất lượng dạy và học, nên từng tháng, từng thời điểm, từng học kỳ có theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong nhà trường quan tâm thực hiện công tác GD đạo đức lối sống cho HS toàn trường.
Quan tâm giáo dục cho các em lòng nhân ái. Chú trọng đến việc dạy làm người cho các em, thông qua các hoạt động từ thiện, xã hội, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay lịch sự, . 
Các em biết chia sẻ, giúp đỡ những bạn đang gặp khó khăn ở trong lớp, trong trường, biết tôn trọng, cưu mang những người khuyết tật..
Giáo dục các giá trị chân-thiện-mỹ, khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái” trong các em.
 4. Đối với giáo viên bộ môn
 Thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh lớp giảng dạy thông qua môn học và hoạt động giáo dục mà mình phụ trách.
Trong các buổi học có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các quy định của lớp, của trường;
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh;
 Thông qua câu lạc bộ như : câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ thể dục, câu lạc bộ anh văn, câu lạc bộ tin họctổ chức cho các em vừa chơi vừa học từ đó hình thành những kỹ năng trong giao tiếp.
 5.Đối với nhân viên trong trường
 Tham gia cùng giáo viên và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể. Kịp thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm khi thấy học sinh của lớp có hành vi chưa ngoan để cùng giáo dục.
 6.Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể
 Phối hợp cùng với nhà trường ủng hộ, tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con em mình. Phối kết hợp trong việc giáo dục học sinh cá biệt.
- Xây dựng không gian lớp học thân thiện là góp phấn hình thành nhân cách HSTạo ánh sáng tốt cho lớp học:
 *Sắp xếp chỗ ngồi cho HS.
 *Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển chỗ ngồi.
 *Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùng chung của lớp.
- Tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống cách mạng của Hội cựu chiến binh xã hoặc các buổi sinh nối vòng tay lớn với các anh chị cuả Xã đoàn.
III. CÁC GIẢI PHÁP.
 1.Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
 - Năng lực nhận thức về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh có vai trò rất quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua , nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về đạo đức, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức đã có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu . Do đó, trong giai đoạn mới cần phải nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức , tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên, giúp họ vươn lên tổ chức thực hiện tốt công tác này.
 2. Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua công tác Đội ; Ban đại diện cha mẹ học sinh. 
* Đối với giáo viên tổng phụ trách Đội : 
 - Tham mưu tốt với Ban giám Hiệu tổ chức tốt các mô hình sinh hoạt vui chơi giải trí thu hút học sinh tham gia có sự kiểm tra quản lý của giáo viên chủ nhiệm như : thành lập các câu lạc bộ theo sở thích có qui mô rõ ràng như câu lạc bộ mỹ thuật , câu lạc bộ thể dục thể thao,và các trò chơi dân gian qua các ngày lễ lớn.
 - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt giáo dục lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, có thể nêu gương người tốt việc tốt, hoặc phê phán hành vi vi phạm cụ thể.
 - Thông qua các buổi sinh hoạt sao,đội để xây dựng các chuẩn mực đạo đức hành vi vi phạm của các em.
 - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nắm thông tin và xử lý triệt để học sinh vi phạm.
 * Đối với cha mẹ học sinh.
 - Quan tâm đến con em mình nhiều hơn nữa về học tập cũng như rèn luyện đạo đức.
 - Mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường- xã hội là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau.
 - Xây dựng không gian lớp học thân thiện là góp phần hình thành nhân cách lối sống về đạo đức của các em.
 * Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
 - Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội , do đó tất yếu phải tiến hành xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đạo đức học sinh. Thực chất của xã hội hóa giáo dục là tăng cường sự phối hợp giữa 3 môi trường: nhà trường – gia đình- xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, trong đó nhà trường giữ vai trò trung tâm nồng cốt . Do vậy, Hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ , phối hợp, liên kếtvới các lực lượng khác để bàn bạc nội dung, hình thức , biện pháp để có giải pháp giáo dục hữu hiệu nhất.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 - Có 95% học sinh có năng lực viết nhật ký theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Có 100% học sinh có phẩm chất đạo đức tốt.
 - Có 100% học sinh trong độ tuổi vào Đội có năng khiếu sinh hoạt nhóm tốt.
 - Có 100% học sinh giao tiếp với thầy cô và người lớn tuổi biết kính trọng , lễ phép.
 - Có 100% học sinh có tinh thần tương thân tương ái giúp bạn vượt khó.
 - Có 100% học sinh được trãi nghiệm qua các tổ chức trò chơi hoặc lồng ghép giáo dục môn học vào thực tế đời sống.
 - Có 100%học sinh có thói quen vận dụng vào kỹ năng sống.
 - Có 100% học sinh tham gia tốt các phong trào ngoại khóa đạt hiệu quả.
Tóm lại: Thực hiện phương châm: “ Tiên học lễ- hậu học văn” Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi vì đây là khâu tạo nền, xây móng, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường, sự phối hợp đồng bộ của các môi trường gia đình, nhà trường và XH. Có như vậy, chúng ta mới vun trồng, xây dựng những lớp công dân có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực để góp phần thực hiện đúng quan điểm của Đảng và nhà nước ta là phát triển giáo dục- đào tạo nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để phụng sự cho đất nước sau này./.
 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 Trần Văn Khánh
PHÒNG GDDT TRÀ ÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TÍCH THIỆN B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ------------------------------
 Tích Thiện, ngày 18 tháng5 năm 2020
GIẢI PHÁP , SÁNG KIẾN
Thực hiện nhiệm vụ công tác năm học 2019-2020
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN.
 - Họ và tên : Trần Văn Khánh. Nam/ nữ : Nam
 - Sinh ngày : 07 tháng 4 năm 1965.
 - Chức vụ: Hiệu trưởng- Trường TH Tích Thiện B.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
 1. Tên sáng kiến : “ Xây dựng và phát triển nhân cách lối sống chuẩn mực về đạo đức cho học sinh tiểu học”
 2. Tóm tắt nội dung sáng kiến :
 Thực hiện phương châm: “ Tiên học lễ- hậu học văn” Giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi vì đây là khâu tạo nền, xây móng, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường, sự phối hợp đồng bộ của các môi trường gia đình, nhà trường và XH. Có như vậy, chúng ta mới vun trồng, xây dựng những lớp công dân có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực để góp phần thực hiện đúng quan điểm của Đảng và nhà nước ta là phát triển giáo dục- đào tạo nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để phụng sự cho đất nước sau này.
 3. Tính mới.
 - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên chuyên, tổng phụ trách đội với Ban giám hiệu nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho các em.
 - Kết hợp các đoàn thể như : Hội cha mẹ học sinh, xã Đoàn, Hội cựu chiến binh của xã qua các buổi sinh hoạt chuyên đề hoặc các phong trào của nhà trường tổ chức.
 - Từ đó các em có những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức hình thành được kỹ năng sống cơ bản trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
 4. Phạm vi ứng dụng, triển khai thực hiện.
 - Từng khối lớp và toàn trường đã áp dụng thực hiện có hiệu quả.
 - Các trường tiểu học trong huyện có tham khảo để thực hiện.
 5. Hiệu quả mang lại. 
 - Có 95% học sinh có năng lực viết nhật ký theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Có 100% học sinh có phẩm chất đạo đức tốt.
 - Có 100% học sinh trong độ tuổi vào Đội có năng khiếu sinh hoạt nhóm tốt.
 - Có 100% học sinh giao tiếp với thầy cô và người lớn tuổi biết kính trọng , lễ phép.
 - Có 100% học sinh có tinh thần tương thân tương ái giúp bạn vượt khó.
 - Có 100% học sinh được trãi nghiệm qua các tổ chức trò chơi hoặc lồng ghép giáo dục môn học vào thực tế đời sống.
 - Có 100%học sinh có thói quen vận dụng vào kỹ năng sống.
 6. Thành tích khen thưởng đạt được liên quan đến sáng kiến trên :
 - Được Chủ tịch UBND xã tặng giấy khen baó công dâng Bác năm 2019 về học tập làm theo tấm gương đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện giải pháp, sáng kiến như đã nêu trên là đúng sự thật ./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN 
 Trần Văn Khánh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_phat_trien_nhan_cach_loi_s.docx