Giải pháp pháp Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1

Phân môn Chính tả trong nhà trường có mục đích giúp học sinh nắm vững các quy tắc và hình thành kỹ năng chính tả, nói cách khác, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Ngoài ra còn rèn cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt.

Về chương trình dạy chính tả bắt đầu ở tuần 25, mỗi tuần có hai tiết tập chép. Học sinh nhìn lên bảng, nhìn sách giáo khoa để chép lại bài theo cỡ chữ nhỏ, kết hợp nghe giáo viên đọc từng tiếng – mỗi bài viết từ 20 đến 30 chữ trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Ở tuần 31, 33, 35, mỗi tuần có một tiết chính tả (tập chép) và một tiết chính tả (nghe/viết) yêu cầu: Viết đều nét, rõ ràng, thẳng dòng, đúng chính tả.

Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả.

 

doc 37 trang Thảo Ly 17/08/2023 16480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp pháp Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp pháp Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1

Giải pháp pháp Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục là nền tảng của sự phát triển con người về mọi mặt. Thời gian qua giáo viên là những người cố gắng hết sức trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nhờ đó mà ngành giáo dục đã đạt được những thành tích đáng kể. Những người làm giáo dục phải có lòng nhiệt huyết với nghề. Ngoài việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, giáo viên còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Giáo viên luôn là chiếc cầu nối cho học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, xã hội và một số kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, của Tiếng việt, là một trong những mảng kiến thức quan trọng ấy. Đọc - viết, nghe - viết là những kĩ năng đặc trưng của phân môn Chính tả là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Vì vậy là giáo viên dạy Lớp 1 tôi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề học chính tả của các em ngay ở lớp đầu cấp.
 Chính tả là kỹ năng thật sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh tiểu học. Nếu ta đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản.
 Chính vì thế, tôi không muốn học sinh của mình mắc lỗi chính tả khi viết, nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả. Đây là phân môn mang đậm dấu ấn truyền thống của việc dạy và học Tiếng Việt. Vì tôi đã tìm hiểu và nhận thấy những điểm mới, điểm nổi trội trong nội dung và phương pháp dạy học phân môn này để có những cách tiếp cận và chuyển tải phù hợp hơn đến các đối tượng học sinh, nhằm đạt được hiệu quả tốt trong việc hình hành kĩ năng nghe – viết cho cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung.
Muốn đọc thông viết thạo, học sinh phải được học phân môn chính tả. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của học sinh. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập Tiếng Việt. Ngoài ra, phân môn Chính tả còn rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ Tiếng Việt.	
Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí vô cùng quan trọng. Vì học sinh Lớp 1 là giai đoạn đầu cấp và cũng là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành khả năng chính tả cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở bậc tiểu học học chính tả còn được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng. Giống như các phân môn khác, tính nổi bật của môn Chính tả là tính thực hành, chỉ có thể hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh thông qua việc thực hành và luyện tập.
Đối với học sinh Lớp 1 khi học phân môn Chính tả sẽ gặp những khó khăn nhất định. Vì các em là lứa tuổi đầu tiên phải làm quen với môn học này một cách mới lạ, bỡ ngỡ. Nó đòi hỏi các em phải có trí tư duy về nhiều mặt đối với những bài chính tả nghe/ viết vừa phải nghe bằng tai và viết thành chữ cho đúng nên mỗi khi dạy tiết này tôi đều phải đầu tư, chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng phù hợp để vụ cho tiết dạy không còn khô khan. Điều mà tôi băn khoăn lo lắng là làm thế nào để tiết dạy không còn nhàm chán giữa thầy, trò để đạt kết quả cao. 
Nhằm giúp học sinh từng bước làm quen và có kĩ năng viết đúng chính tả tạo cho các em sự thích thú và chủ động, tích cực học tập ở phân môn Chính tả nên tôi đã không ngần ngại chọn và thực hịên đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Phân môn Chính tả trong nhà trường có mục đích giúp học sinh nắm vững các quy tắc và hình thành kỹ năng chính tả, nói cách khác, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Ngoài ra còn rèn cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt.
Về chương trình dạy chính tả bắt đầu ở tuần 25, mỗi tuần có hai tiết tập chép. Học sinh nhìn lên bảng, nhìn sách giáo khoa để chép lại bài theo cỡ chữ nhỏ, kết hợp nghe giáo viên đọc từng tiếng – mỗi bài viết từ 20 đến 30 chữ trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Ở tuần 31, 33, 35, mỗi tuần có một tiết chính tả (tập chép) và một tiết chính tả (nghe/viết) yêu cầu: Viết đều nét, rõ ràng, thẳng dòng, đúng chính tả.
Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả. 
Phân môn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau:
Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc phải 5 lỗi mỗi bài tốc độ viết 1 – 2 chữ /1 phút.
Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...
Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết ở chương trình học kỳ II bắt đầu từ tuần 25 với tổng số bài chính tả mà học sinh được học là 26 bài (cả các bài ôn tập – kiểm tra). Hình thức chủ yếu là tập chép, có xen kẽ thêm hình thức chính tả nghe/viết. Mỗi bài chính tả tăng dần độ dài. Kết hợp trong bài chính tả cho học sinh làm các bài tập về các từ dễ viết sai chính tả theo quy tắc như: Luyện viết các vần khó, các chữ bắt đầu bằng g/gh; ng/ngh; c/k/q,Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi). Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
Trên cơ sở đó, phân môn chính tả còn giải quyết vấn đề dạy cho học sinh biết chữ để học, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tả trước hết là môn học có tính chất thực hành. Nói cách khác, chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ. Mục đích chính tả là làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều được hiểu nội dung văn bản. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt, có tính chất sáng tạo cá nhân.
Phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ: Phối hợp với Tập Viết, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm – chữ cái – cấu tạo và cách viết chữ. Cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, thống nhất chính tả Tiếng Việt là liên kết và khu biệt khi viết chữ, các quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết  Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết Tiếng Việt.
Trong tiếng việt có 14 nguyên âm làm âm chính, trong đó có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô,ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: ia (ya, iê, yê); ua (uô); ưa (ươ).
Vị trí của âm chính trong âm tiết được xác định như sau :
Thanh điệu
Phụ âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Khi viết các dấu ghi thanh ( `, ?, ~, /, .) được đánh lên trên hoặc dưới âm chính.
Các nguyên âm đơn có đặc điểm không thay đổi cách viết ở trong các từ khác nhau (trừ trường hợp i có khi viết y).
 i : viết ngay sau âm đầu: bi, mĩ, kính,
 y : viết sau âm đệm: quy, quỳnh,
 Khi đứng một mình viết i đối với từ thuần việt: ầm ĩ,Viết y đối với từ Hán việt: y tá, ý kiến 
 Các nguyên âm đôi có cách viết khác nhau, tuỳ vào cấu tạo của âm tiết: 
Viết
Trong trường hợp
Ví dụ
ia
Không có âm đệm và âm cuối 
bìa, tía
iê
Không có âm đệm và âm cuối
Liên, tiến 
ya
Có âm đệm, không có âm cuối 
Khuya
yê
Có âm đệm và âm cuối(hoặc mở đầu âm tiết không có âm đầu)
Xuyến, quyên, yên, yết, yêu
ua 
Không có âm cuối
chua, cua, 
uô
Có âm cuối 
Muối, tuốt, chuối, 
ưa 
Không có âm cuối 
Chưa, thừa, 
ươ
Có âm cuối 
Được, thường, 
 Mặt khác, còn trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài, làm bài) phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Chính tả còn có quan hệ với chính âm, với tập viết và tập đọcPhân môn chính tả còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp qua cách sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác và tính thẫm mĩ ở học sinh. Mục đích của chính tả là rèn luyện khả năng: “Đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúng chuẩn mực chữ viết và dạng thức viết.
Với tầm quan trọng của phân môn Chính tả như vậy. Là một giáo viên dạy lớp 1 tôi thiết nghĩ phải rèn luyện và phát huy kỹ năng viết chính tả cho học sinh ngay từ lớp 1. Từ đó làm nền tảng, là kiến thức cơ bản để các em học chính tả ở các lớp trên.
Trong quá trình lựa chọn và bước đầu nghiên cứu đề tài tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với học sinh lớp tôi năm học 2010 - 2011với tổng số học sinh là 35 em và kết quả ban đầu về kỹ năng viết chính tả sau khi dạy thực nghiệm như sau:
	Kỹ năng
Giữa học kỳ II
Viết sai 
 Viết đúng 
Nhóm phụ âm đầu
18
17
Nhóm âm ệm
19
16
Nhóm âm chính
16
19
Nhóm âm cuối
21
14
Nhóm dấu thanh
15
20
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy khi học phân môn chính tả, các em không chú ý, chỉ viết bài theo quán tính, theo phát âm hằng ngày, không tập trung vào bài viết, hoặc giọng đọc của giáo viên nên thường xuyên mắc nhiều lỗi. Mặt khác môn chính tả đối với các em lúc này là vô cùng bỡ ngỡ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập:
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm tiết chính tả và có kết quả như bảng thống kê trên tôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả học tập của các em, khi các bậc phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình qua phiếu liên lạc, tôi mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơn nữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức đ ... đúng chính tả.
- Giáo viên đặt một câu hỏi nhỏ, hướng dẫn học sinh nắm nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn các học sinh viết đúng các tiếng khó, từ khó trong bài (viết bảng con). Dặn dò học sinh viết toàn bài.
* Bước 3: Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn gọn, phát âm chuẩn xác)
* Bước 4: Hướng dẫn học sinh chữa bài, đánh giá việc viết chính tả của học sinh.
- Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đến chỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay.
- Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viết sai, ghi ra phần sửa lỗi.
- Nhận xét, đánh giá việc viết chính tả của học sinh, có thể chấm bài, cho điểm tại lớp (hoặc mang về nhà).
* Bước 5: Luyện tập 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập chính tả trong sách giáo khoa. Sau đó tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
Sau đây là kế hoạch một bài dạy phân môn Chính tả:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: CHÍNH TẢ (Nghe - Viết)
BÀI: KỂ CHO BÉ NGHE
Mục tiêu:
- Học sinh nghe đọc - viết chính xác 8 dòng đầu của bài “Kể cho bé nghe” trong khoảng 10 - 15 phút. 
- Làm đúng các bài tập 2, 3 trong sách giáo khoa.
- Điền ươc hay ươt điền chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
Chuẩn bị:
	- Sách giáo khoa, bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả.
	- Cây thước dài 0,5m, mảnh vải,
	- Tranh Cao Bá Quát luyện chữ.
III. Các hoạt động dạy và học
Ổn định: Hát
Kiểm tra bài cũ: Ngưỡng cửa
Kiểm tra vở 3 học sinh.
Gọi 2 học sinh khác làm bài tập 3: Điền chữ “g” hay “gh” 
Kiểm tra viết bảng con: con đường, buổi đầu tiên.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
	Giáo viên giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt Động 1: Luyện đọc
Giáo viên đính bảng phụ bài viết: Kể cho bé nghe.
Giáo viên đọc mẫu lần 1
- Gọi học sinh đọc lại bài 
- Nêu các tiếng , từ các em dễ viết sai.
Hoạt động 2:
Luyện viết
- Đọc cho học sinh viết bảng con các từ dễ viết sai.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Đọc cho học sinh viết bài.
Trước khi viết bài giáo viên chỉ vào những chữ được viết hoa trong bài và hỏi: Tại sao những chữ này lại viết hoa?
 Đọc cho học sinh viết bài vào vở (mỗi dòng thơ đọc 3 lần) cho đến hết bài viết.
Sửa lỗi:
- Học sinh viết xong các em cầm bút chì để sửa lỗi.
- Đọc chậm rãi, chỉ vào chữ trên bảng, đánh vần những chữ khó. Sau mỗi câu, giáo viên hỏi các em có sai chữ nào không?
- Sửa những lỗi phổ biến trên bảng.
Thu bài chấm điểm, nhận xét.
. Hoạt động 3: luyện tập/Thực hành
- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Giáo viên mời một em có mái tóc đẹp, mượt mà lên cho cả lớp quan sát và hỏi:
Cho cô biết bạn này có mái tóc như thế nào?
Nhận xét và chỉ vào cụm từ: Mái tóc rất m
Các em chọn vần ươc hay ươt để điền cho đúng.
Giới thiệu mảnh vải và cây thước, giáo viên làm động tác đo vải cho học sinh quan sát và hỏi: cô vừa dùng thước để làm gì vậy?
Nhận xét và chỉ vào cụm từ: 
Dùng th.′.đo vải.
Nhận xét và hướng dẫn tương tự 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm.
Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
- Giới thiệu tranh Cao Bá Quát luyện chữ và hỏi: 
- Bức tranh vẽ gì? 
Nhận xét và đọc đoạn văn ngắn của bài tập 3, hướng dẫn làm bài.
- Cho học sinh nhắc lại quy tắc chính tả: 
Ngh ghép với những âm nào?, 
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
Trò chơi: Tiếp sức
Tổ chức cho học sinh làm bảng theo hình thức thi đua hai đội. Mỗi đội cử 4 bạn tham gia. Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
Học sinh tiến hành chơi
Gọi học sinh khác đọc lại bài làm và nhận xét. 
 Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Sửa bài trên bảng.
- Kể cho bé nghe
- 2 học sinh đọc bài viết.- Cả lớp đọc thầm.
- Tự nêu.
Học sinh viết bảng:
ầm ĩ, vịt bầu, chó vện, quay tròn, xay lúa
Lắng nghe, viết bài vào vở.
Học sinh trả lời (đứng ở đầu câu).
- Gạch chân chữ viết sai bằng bút chì và sửa vào phần sửa lỗi.
- Ghi số lỗi ra lề vở
- Điền vần ươc hay ươt.
Mái tóc rất m
Dùng th′.đo vải.
Học sinh trả lời (mái tóc rất mượt)
Học sinh trả lời (dùng thước đo vải)
- 2 học sinh lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
Điền chữ ng hay ngh ?
ày mới đi học, Cao Bá Quát
Viết chữ rất xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập ày đêm quên cả ỉ ngơi, ông đã trở thành ười nổi tiếng viết chữ đẹp.
Học sinh trả lời.
(âm ngh ghép chỉ ghép với âm e, ê, i.)
Học sinh thực hiện trò chơi
Củng cố:
Giáo viên khen những em viết chữ đẹp, ít sai lỗi chính tả, có tiến bộ hơn tiết trước.
Giới thiệu bài viết đẹp trước lớp.
Giáo dục tư tưởng cho học sinh: Khi viết bài các em chú ý viết cẩn thận, trình bày sạch sẽ.
5. Dặn dò:
Về nhà tập viết lại những từ sai trong bài.
 V. KẾT QUẢ:
Tóm lại phân môn chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học và là một môn học có ví trí rất quan trọng đối với học sinh đầu cấp. Với quá trình rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, các mẹo chính tả, giúp các em viết thành thạo, chính xác một bài văn, bài thơ một cách tự tin hơn. Giờ đây tôi không còn băn khoăn, lo lắng khi đứng trên bục giảng nữa. Điều quan trọng nhất là tôi luôn động viên các em học sinh của mình “có cố gắng thì sẽ thành công”.
Với những biện pháp đã nêu trên tôi đã thực hiện một cách kiên trì và nhẫn nại tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian thực hiện.	
	Sau khi thực hiện các biện pháp trên đến cuối học kỳ II tôi thử nghiệm có kết quả học tập như sau: Tổng số học sinh: 35/17 nữ.
	Kỹ năng
Giữa kỳ II
Cuối năm học
Viết sai 
Viết đúng
Viết sai
 Viết đúng 
Nhóm phụ âm đầu
18
17
2
33
Nhóm âm ệm
19
16
3
32
Nhóm âm chính
16
19
2
33
Nhóm âm cuối
21
14
4
31
Nhóm dấu thanh
15
20
0
35
Qua bảng thống kê cho thấy thực tế biện pháp mà tôi thực hiện đã đạt kết quả đáng kể, các em học tập tiến bộ rõ rệt.
Chính vì thế mà giờ đây lớp tôi đã được trên 90% học sinh viết đúng chính tả và sạch đẹp.
Với quyết tâm và phương pháp vừa sửa sai vừa động viên khen thưởng. Giờ đây, tôi rất phấn khởi khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ đạt được kết quả này cũng chính là nhờ sự cố gắng rèn luyện không ngừng của học sinh, và các em đã nhận thấy tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vì thế mà các em càng chăm học hơn, đó cũng là niềm mong ước của tôi.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những kết quả đã gặt hái được, giờ đây, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải thật sự yêu nghề, có trách nhiệm trong giảng dạy, chịu khó kiên nhẫn trong việc uốn nắn học sinh.
Phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi từ đó đưa ra hướng khắc phục là không thể thiếu trong quá trình giảng dạy.
Muốn dạy tốt phân môn chính tả, giáo viên cần phải rèn luyện cho mình giọng đọc to rõ ràng và diễn cảm đễ thu hút sự chú ý của học sinh. Khi đọc, giáo viên phải đọc chính xác, đọc chậm rãi, thong thả. Đó là điều quan trọng để khi học sinh nghe được rõ ràng và viết đúng chính tả.
Bên cạnh đó giáo viên cần quan tâm đến các em học sinh trong giờ dạy học và đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên phải rèn luyện, hướng dẫn khéo léo, mềm mỏng với những học sinh cá biệt. Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên các em kịp thời. Để kết quả phân môn Chính tả đạt hiệu quả cao, giáo viên luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi hình thức phù hợp để dạy, luôn đưa được những điều đã được tìm hiểu kỹ vào bài giảng. Phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức học tập, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng thu hút học sinh.
Giáo viên phải luôn tích cực tự bồi dưỡng, sưu tầm, trau dồi ở đồng nghiệp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, tạo điều kiện nhắc nhở, kiểm tra học sinh rèn thêm ở nhà, có như vậy các em sẽ nhanh tiến bộ trong học tập.
Người giáo viên không nên bằng lòng với kết quả đã đạt được, nên tìm tòi khám phá, cập nhật thông tin để làm phong phú phương pháp và hình thức dạy học cho mỗi tiết học luôn là những điều mới mẻ tạo cho học sinh hứng thú, say mê môn học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 
VII. KẾT LUẬN
Nhìn chung, để giúp học sinh học tốt, một trong những điều kiện quan trọng là giáo viên chính là yếu tố cốt lõi, phải nắm vững phương pháp dạy học, nắm vững nội dung chương trình, lựa chọn và phối hợp hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức, phương tiện dạy học để truyền tải nội dung đã xác định.
Bên cạnh đó, tổ chức và thay đổi các hoạt động tạo hưng phấn cho học sinh học tập và yêu thích môn học.
Cũng như ở phân môn Chính tả, muốn học sinh viết đúng chính tả đòi hỏi giáo viên phải có óc sáng tạo phong phú để hướng dẫn giảng dạy cho các em nắm vững một số quy tắc chính tả và thuộc lòng bảng chữ cái để các em viết được một văn bản hoàn chỉnh đều và đẹp. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho phần bài tập sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa. Luôn luôn lấy học sinh làm trung tâm, tạo mọi điều kiện để học sinh tích cực chủ động học tập.
Qua thực tế giảng dạy với những kinh nghiệm của bản thân đã nghiên cứu, “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Tuy vậy, đó cũng chỉ là những kinh nghiệm rất nhỏ mà bản thân áp dụng. 
Rất mong được sự đóng góp, xây dựng của Ban lãnh đạo, Ban giám hiệu, cùng các quý thầy cô để đề tài này được hoàn chỉnh hơn giúp tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.
	 Xin chân thành cảm ơn./. 
 Minh Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2012
 Người viết
MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
01
Lời nói đầu
1
02
I
Lý do chọn đề tài
2 - 3
03
II
Mục đích nghiên cứu
4 - 8
04
III
Biện pháp thực hiện
9 – 13 
05
IV
Các bước thực hiện
14 – 28
06
V
Kết quả
29 – 30 
07
VI
Bài học kinh nghiệm
31 – 32 
08
VII
Kết luận
33
09
Mục lục
34
10
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
35 - 36
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docgiai_phap_phap_ren_ky_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc_sinh_l.doc