Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học vẽ paint

 - Vào lớp với thái độ vui vẻ, thân thiện. Có thể cho học sinh hát vui hoặc kể chuyện để tạo bầu không khí cho buổi học.

 - Kiểm tra kiến thức cũ bằng trò chơi để không gây áp lực cho học sinh.

Ví dụ: Trong bài sao chép hình ta có thể kiểm tra kiến thức cũ bằng cách sử dụng trình chiếu Power point kết hợp với Netop School cho học sinh chơi trò chơi vượt chướng ngại vật. Chú thỏ đang chạy xe trên đường thì gặp những chướng ngại vật như sư tử, lạc đà, hổ.mỗi chướng ngại vật học sinh sẽ đọc câu hỏi và trả lời sau đó mời học sinh khác nhận xét, mời cả lớp nhận xét, tuyên dương.

 - Dẫn nhập vào bài mới nhẹ nhàng nhưng cuốn hút học sinh.

Ví dụ: Trong kiểm tra bài cũ, với chướng ngại vật cuối cùng ta nhẹ nhàng đặt câu hỏi: “ Bạn hãy quan sát và cho biết 2 chú thỏ có hoàn toàn giống nhau không”. Từ đó dẫn nhập vào bài “Sao chép hình”.

 

doc 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học vẽ paint", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học vẽ paint

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học vẽ paint
 PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH CHÁNH HỘI A	 Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN THỨC KHI HỌC VẼ PAINT
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
- Trường có phòng tin học.
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tin học của con.
- Đa số học sinh yêu thích môn Tin học.
Khó khăn:
- Số lượng máy còn hạn chế.
- Đa số học sinh ở vùng sâu, gia đình còn khó khăn nên các em chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính.
II. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
 Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội loài người. Đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
 Nhưng hiện nay học sinh tiểu học, chuyển tiếp từ nhà trẻ sang tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này học sinh thường hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa sâu, dễ bị phân tán. Tuy vậy những gì để lại cho các em những ấn tượng, những rung động mạnh mẽ sẽ tạo nên chú ý của trẻ khắc sâu kiến thức.
    Hoạt động tư duy của các em phụ thuộc rất lớn vào biểu tượng trực quan, nội dung trực quan sẽ để lại cho trẻ ấn tượng nhiều hơn là các nội dung trừu tượng.
 Các em chưa có ý thức về việc học tập của mình để làm gì, mà chỉ thích chơi hơn là thích học. Vì vậy khi đến trường để các em học tập tốt thì phương pháp dạy học của người giáo viên phải linh hoạt, giáo viên phải hiểu và nắm bắt được tâm lý của các em, làm sao cho các em cảm thấy hứng thú, thích học tập và tự giác học tập. 
 Từ những đặc điểm tâm, sinh lý đó tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng trong giảng dạy Tin tiểu học cần phải có một số giải pháp phù hợp để tạo sự hứng thú, say mê học tập từ đó giúp cho các em có thể chiếm lĩnh, khắc sâu kiến thức một cách nhanh chống và hiệu quả. 
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Đối với giáo viên:
 - Phải luôn trao dồi kinh nghiệm, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy từ bạn bè đồng nghiệp.
 - Tận dụng nguồn tài nguyên của máy tính phục phụ cho công tác giảng dạy.
 - Giáo viên cần chuẩn bị tốt ĐDDH, hình thức dạy sinh động linh hoạt để gây sự chú ý phấn khởi khi tham gia học tập.
- Luôn có tâm lí thoải mái, gần gũi, vui vẻ với các em. Hướng dẫn, trả lời mọi thắc mắc của các em một cách ân cần thân thiện.
 - Bảo quản tốt chất lượng phòng máy.
Đối với học sinh:
- Luôn có thái độ yêu thích môn học.
- Có sự chuẩn bị tốt những yêu cầu của giáo viên trong từng tiết học.
Giải pháp thực hiện:
 a. Tạo không khí sôi động, hứng thú cho học sinh trước khi bắt dầu tiết học, đặc biệt phần dẫn nhập vào bài mới phải thật sự cuốn hút học sinh.
 - Vào lớp với thái độ vui vẻ, thân thiện. Có thể cho học sinh hát vui hoặc kể chuyện để tạo bầu không khí cho buổi học.
 - Kiểm tra kiến thức cũ bằng trò chơi để không gây áp lực cho học sinh.
Ví dụ: Trong bài sao chép hình ta có thể kiểm tra kiến thức cũ bằng cách sử dụng trình chiếu Power point kết hợp với Netop School cho học sinh chơi trò chơi vượt chướng ngại vật. Chú thỏ đang chạy xe trên đường thì gặp những chướng ngại vật như sư tử, lạc đà, hổ...mỗi chướng ngại vật học sinh sẽ đọc câu hỏi và trả lời sau đó mời học sinh khác nhận xét, mời cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
 - Dẫn nhập vào bài mới nhẹ nhàng nhưng cuốn hút học sinh. 
Ví dụ: Trong kiểm tra bài cũ, với chướng ngại vật cuối cùng ta nhẹ nhàng đặt câu hỏi: “ Bạn hãy quan sát và cho biết 2 chú thỏ có hoàn toàn giống nhau không”. Từ đó dẫn nhập vào bài “Sao chép hình”.
 b. Chuyển tải lý thuyết ngắn gọn, nhẹ nhàng đúng trọng tâm.
 - Việc chuyển tải lý thuyết ngắn gọn, nhẹ nhàng sẽ giúp học sinh bớt nhàm chán nhưng phải đảm bảo học sinh hiểu và ghi nhớ được trọng tâm bài học. 
Ví dụ: Cho học sinh quan sát các bước, ghi nhớ các bước sao chép hình
 - Đặt câu hỏi ngắn gọn kết hợp cho học sinh quan sát tìm hiểu, trả lời ghi nhớ bài.
 Ví dụ: Sao chép hình có mấy bước?
 Bước 1 là gì?...
 Cho biết sự khác nhau giữa biểu tượng trong suốt và không trong suốt?
 c. Giải pháp giúp học sinh thực hành, tự giải quyết vấn đề của bài học.
 - Thực hành để củng cố khắc sâu kiến thức vừa học. Chính vì lẽ đó phải tổ chức thật sinh động thời gian thực hành. Tận dụng tối đa thời gian, không nên bỏ thời gian chết. Giáo viên phải thực hành mẫu cho học sinh quan sát.
Ví dụ: Thực hành sao chép con bướm, giáo viên thực hành mẫu, học sinh xác định yêu cầu đề bài: sao chép mấy con bướm? Ở vị trí nào?
 - Kết hợp giữa chơi và thực hành để khắc sâu hơn kiến thức của các em. Trong khi tổ chức trò chơi phải các địch rõ mục đích thi đua. Phải công bằng, lạc quan.
Ví dụ: Trong bài sao chép hình, trong thực hành có thể kết hơp với trò chơi: “Ai nhanh hơn”. Tìm ra máy sao chép nhanh nhất với tiêu chí đánh giá sản phẩm là thời gian nhanh cùng với sao chép đúng số thỏ theo yêu cầu.
Thông qua sự tranh đua của trò chơi làm cho học sinh hứng thú hơn, khắc sâu kiến thức vừa học.
 d. Giải pháp tập cho học sinh có thói quen tự củng cố kiến thức dánh, giá thành quả của mình sau giờ học.
 - Phần củng cố củng rất quan trọng, có thể khắc sâu hơn kiến thức vừa học, đối với một số học sinh còn mơ hồ thì qua phần này em có thể bổ sung vào lỗ hỏng của mình. Ở phần này ta cũng có thể tổ chức trò chơi, hay kể chuyện cho học sinh chiếm lĩnh một lần nữa kiến thức của mình.
Ví dụ: Trong bài sao chép hình chúng ta cho học sinh sấm vai kể chuyện. Chú thỏ đi chơi quên đường về nhà, được cô tiên giúp đỡ nhưng phải trả lời các câu hỏi do cô tiên đặt ra. 
Vừa học vừa vừa hòa mình vào cổ tích làm cho học sinh khắc sâu hơn kiến thức vừa học. Thông qua đó có thể giáo dục ý thức cho học sinh không nên ham chơi mà quên đường về, phải chăm chỉ học hành đừng như chú thỏ.
è CHÚ Ý: - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành.
IV. KẾT QUẢ
 Sau khi thực hiện chuyên đề này tôi thấy học sinh thích thú học tập, chủ động, tích cực xây dựng bài, thu kiến thức nhanh hơn, khắc sâu được nội dung bài học.
Cụ thể: 
Kiến thức, kĩ năng
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỷ lệ tăng,giảm
Số học sinh
Tỷ lệ
Số học sinh
Tỷ lệ
Lý thuyết
40/87
46%
80/87
92%
46%
Thực hành
45/87
51%
85/87
98%
47%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 - Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu cho đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi, học để mà vui - vui để mà học, tránh gò ép đối với học sinh.
 - Tổ chức trò chơi tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tập.
 - Khi dạy phải lấy học sinh làm trung tâm, phải vận dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học để tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh, khắc sâu được kiến thức một cách nhanh chống và hiệu quả.
 - Giáo viên cần có kế hoạch bài học cụ thể trong từng bài dạy.Nắm vững nội dung dạy để lên lớp hướng dẫn học sinh một cách mạch lạc không lúng túng gây hứng thú đối với các em.
 - Tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp thông qua các buổi tập huấn, thao giảng...
 - Nên mạnh dạng khắc phục những mặt còn tồn tại hạn chế của bản thân và phát huy những mặt tích cực. Để mang đến những giờ dạy hiệu quả,tươi vui cho cả thầy và trò.
Nhận xét của tổ chuyên môn Chánh Hội, ngày 19 tháng 04 năm 2017
 Người viết
 Bùi Thanh Sang
Nhận xét của Ban Giám Hiệu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_giup_hoc_si.doc