Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong quản lí trường hợp

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xã hội phát triển, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay cần phải quan tâm đến phát triển nguồn lực con người. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm một vị trị hết sức quan trọng chiến lược xây dựng con người. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà trường là lực lượng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên Tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc Tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Người thầy không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho học sinh mà chính người thầy giáo còn có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh ở bậc tiểu học, người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Với học sinh Tiểu học, giáo viên luôn là thần tượng, trí tuệ và là lý tưởng của các em. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương đối với các em. Giáo viên Tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúng hướng của các em.

doc 22 trang Thảo Ly 18/08/2023 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong quản lí trường hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong quản lí trường hợp

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong quản lí trường hợp
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MANG THÍT
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG MỸ
-----š›&š›-----
BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG HỌC
Môn: QUẢN LÝ
Người thực hiện: Lưu Trí Dũng
Điện thoại: 0908216494 
Email: tridunghta@gmail .com
 Năm 2016 
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 	2
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 	3
1. Lý do chọn đề tài	3
2. Mục đích nghiên cứu 	4
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 	4
4. Phương pháp nghiên cứu 	4
PHẦN II. NỘI DUNG 	5
I. Cơ sở lí luận về giáo dục và đội ngũ giáo viên 	5
II. Thực trang đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Long Mỹ trong 
những năm qua 	6
1. Số lượng, trình độ đội ngũ (tính đến tháng 4/2016) 	6
2. Cơ cấu chung 	6
3. Tuổi đời, tuổi nghề 	7
4. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần kỉ luật, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và kết quả công tác 	7
III. Những giải pháp đã và đang làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ 
giáo viên ở trường Tiểu học Long Mỹ trong giai đoạn hiện nay 	8
A. Phương hướng chung 	8
B. Các giải pháp cụ thể 	9
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên 	9
2. Rà soát, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý 	 10
3. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học đào tạo và bồi dưỡng 	 10
3.1. Tạo điều kiện cho giáo viên học các khóa đào tạo nâng cao trình độ 
chuẩn 	 11
3.2. Tổ chức cho giáo viên tham gia các nội dung, chương trình bồi dưỡng 	 11
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên	 13
5. Tổ chức tốt phong trào thi đua – khen thưởng và ký kết giao ước thi đua 	 13
6. Tổ chức tốt cho giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp triển 
khai 	 14
IV. Kết quả 	 14
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 	 16
1. Kết luận 	 16
2. Kiến nghị 	 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO	 21
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa của chữ viết tắt
CSTĐCS
Chiến sĩ thi đua cơ sở
CSTĐ cấp Tỉnh
Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh
LĐTT
Lao động tiên tiến
UBND
Ủy ban nhân dân 
GVDG
Giáo viên dạy giỏi
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC
	PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xã hội phát triển, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay cần phải quan tâm đến phát triển nguồn lực con người. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm một vị trị hết sức quan trọng chiến lược xây dựng con người. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà trường là lực lượng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên Tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc Tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Người thầy không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho học sinh mà chính người thầy giáo còn có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh ở bậc tiểu học, người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Với học sinh Tiểu học, giáo viên luôn là thần tượng, trí tuệ và là lý tưởng của các em. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương đối với các em. Giáo viên Tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúng hướng của các em. Ấn tượng về người thầy Tiểu học giữ mãi trong kí ức của mỗi người. Trong thực tế cho thấy nhiều trường hợp học sinh tin lời giáo viên hơn những điều in trong sách, hơn cả lời cha mẹ dặn dò, nhắc nhở. Đối với vùng sâu vùng xa giáo viên Tiểu học là tri thức địa phương.
	Trong sắc lệnh ngành sư phạm do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 8/10/1946 Bác Hồ đã khẳng định: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì là đột xuất nhưng rất vẻ vang, không có tượng đồng, bia đá, không có gì là oanh liệt nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng.”
	Thực hiện lời dạy của Bác, trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, ưu tiên cho mục tiêu nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng được mục tiêu đó, nước ta đặc biệt là ngành Giáo dục – Đào tạo cần có một đội ngũ nhà giáo đủ đức, đủ tài để đào tạo ra lớp người – chủ nhân tương lai của đất nước xứng với tâm thời đại. Tiểu học là bậc học nền móng của phổ thông. Giáo viên tiểu học phải thực sự là người chuẩn về đào đức và trình độ. Nhưng trên thực tế qua giảng dạy, nhiều giáo viên được đào tạo chuẩn nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế, vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, kiến thức thực tế nghèo nàn, tiếp cận sử dụng phương pháp dạy học hiện đại còn chậm nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
	Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mình nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục ngày càng cao và yêu cầu chung của ngành, là một cán bộ quản lý của một nhà trường, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm mọi giải pháp, trong một vài năm học gần đây, chất lượng đội ngũ giáo viên trường tôi đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng đây là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài. Song tôi cũng mạnh dạn trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đồng nghiệp tham khảo cũng như bổ sung góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
	Đề xuất một số những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Long Mỹ – huyện Mang Thít – Vĩnh Long.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.1. Điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học. 
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Long Mỹ – Mang Thít – Vĩnh Long.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
	Đề tài được nghiên cứu ở đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Long Mỹ – Mang Thít– Vĩnh Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng hợp vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu về văn kiện Trung ương 2 khóa VIII, luật giáo dục, điều lệ trường Tiểu học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, nghị quyết đại hội Đảng khóa IX, nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ.
4.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Khảo sát trực tiếp giáo viên đang giảng dạy tại trường Tiểu học Long Mỹ.
4.3. Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát chất lượng học sinh ở các lớp để đối chứng.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về giáo dục và đội ngũ giáo viên
	Quan điểm về giáo dục và đội ngũ nhà giáo ngay từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là để khẳng định vai trò của giáo dục nói chung và của người thầy nói riêng. Cũng như Bác Hồ đã từng dạy: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, như vậy giáo dục có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của con người. Người thầy giáo không chỉ dạy chữ, mà là dạy cho học trò đạo lý làm người. Thiên chức của người thầy giáo là phát huy và chuyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa của nhân loại, dân tộc mình. Vì vậy nghề dạy học góp phần hun đúc nên tâm hồn người Việt Nam qua các thời đại, cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc.
	Truyền thống của dân tộc, tư tưởng của Bác Hồ được bồi đắp qua các thế hệ người dân Việt Nam được Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng thành đường lối chủ trương cách mạng Việt Nam dần biến thành thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam, thực tế đã chứng minh vai trò rất quan trọng của giáo dục, vai trò của đội ngũ giáo viên.
	Một trong những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đưa ra là: '' Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học: giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài..."
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa nhấn mạnh: Để đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ...
Trong luật Giáo dục đã quy định: Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức khoẻ, lý lịch... Các nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo...
Các Điều lệ trườngTiểu học, Trung học cơ sở... cũng được ban hành để cụ thể hoá các nội dung trên.
Căn cứ vào luật Giáo dục, Điều lệ các nhà trường, Bộ giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông tư hướng dẫn, các quyết định đánh giá giáo viên của bậc Tiểu học và các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên...
Cũng trong chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Chính phủ đã phê duyệt dự án "phát triển giáo viên Tiểu học" của Bộ giáo dục và đào tạo. Dự án đã xây dựng, áp dụng thí điểm việc đánh giá giáo viên chuẩn nghề  ... á xếp loại, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nội dung “tư vấn thúc đẩy” để tư vấn cho giáo viên được kiểm tra cần phải phát huy những gì, khắc phục những gì, cũng như học tập bồi dưỡng những nội dung gì?
5. Tổ chức tốt phong trào thi đua – khen thưởng và ký kết giao ước thi đua
	Bác Hồ kính yêu đã căn dặn và nhắc nhở: “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất.”
	Đối với ngành Giáo dục và đào tạo, tháng 10 năm 1961 Bác Hồ đã dạy: “Thi đua xã hội chủ nghĩa trong ngành giáo dục là thi đua dạy thật tốt, học thật tốt.”
	Thi đua khen thưởng vừa là động lực thúc đẩy phát triển, vừa là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Ý nghĩa cụ thể của công tác thi đua “hai tốt” ở thời kỳ mới là:
	- Thi đua là đoàn kết: Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao trong nhà trường. Đoàn kết trong công tác, đoàn kết trong học tập, trong sinh hoạt, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thi đua là tăng cường đoàn kết, đoàn kết là đẩy mạnh thi đua.
	- Thi đua là cải tạo con người: phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học đúc kết kinh nghiệm biết vượt khó, sửa chữa những thiếu sót, những khuyết điểm của mình.
	- Thi đua là hội nhập quốc tế: Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt để đào tạo các thế hệ con người mới có đủ đức đủ tài tiếp cận các tinh hoa của thế giới, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, giàu mạnh. Đó là tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết thế giới trong xu thế hội nhập.
	Xác định vị trí, ý nghĩa quan trọng của phong trào thi đua trong nhà trường. Nên hàng năm vào đầu năm học chúng tôi đã tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các cá nhân giáo viên với nhà trường, giữa các tổ khối với nhau và tổ chức triển khai tốt phong trào thi đua trong nhà trường. Đồng thời thi đua thì khen thưởng cũng được quan tâm, đầu tư đúng mức, kết hợp khen thưởng vật chất với tinh thần một cách hài hòa thỏa đáng, danh hiệu thi đua. Chính vì vậy, đây cũng là động lực cho mỗi giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho mình để thực hiện tốt việc “thi đua dạy tốt”.
6. Tổ chức tốt cho giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp triển khai
	Các cuộc thi tìm hiểu về các ngày lễ lớn của đất nước, tìm hiểu về pháp luật, an toàn giao thông, thi kể chuyện về tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh là dịp để giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng thêm về nhận thức, về lý luận cũng như truyền thống dân tộc, quê hương đồng thời làm giàu vốn kiên thức văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý cho bản thân cũng như góp phần trong công tác giảng dạy học sinh.
	Vì vậy trong các cuộc thi như trên, chúng tôi đã vận động giáo viên tích cực hưởng ứng tham gia và đã có giáo viên đạt giải trong các cuộc thi. Ví dụ: giáo viên Đinh Thị Hiên đạt giải nhì cấp huyện, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cô giáo Nguyễn Thị Tuyên đạt giải khuyến khích cấp quốc gia cuộc thi An toàn giao thông do công ty Hon Đa Việt Nam tổ chức.
	Tóm lại, sau biện pháp nêu trên đã, đang và sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh Tân về cả ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chình trị, kiến thức văn hóa và kĩ năng sư phạm trong giai đoạn hiện nay.
IV. Kết quả
	Với phương hướng và giải pháp đã nêu trên sau những năm thực hiện chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định. Chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường được nâng lên rõ rệt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Cụ thể như sau:
	Tính đến tháng 4 năm 2013, tổng số cán bộ giáo viên 40 đồng chí (trong đó 35 nữ, hợp đồng: 03, đảng viên: 23 đồng chí, đoàn viên: 23 đồng chí).
	Trong tổng số biên chế:
	+ Ban giám hiệu: 03 đồng chí, nữ: 02 đồng chí.
	+ Phục vụ: 03 đồng chí.
	+ Giáo viên: 34 đồng chí.
	Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn trở lên: 100%.
	Kết quả đạt được:
Năm học
Danh hiệu các năm
LĐTT
GVDG Huyện
GVDG Tỉnh
CSTĐCS
CSTĐ Tỉnh
UBND Tỉnh khen
2009-2010
35/35
5
1
2010-2011
37/37
4
2
7
1
2011-2012
38/38
5
1
1
	Không có cán bộ, giáo viên bị kỷ luật.
	Cho đến thời điểm này cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Minh Tân là một tập thể sư phạm đoàn kết, nhiệt tình có trách nhiệm, tâm huyết với nghề, với học sinh. Tích cực học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngày càng vững vàng về tư tưởng chính trị, chắc về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Người thầy giáo giữ  một vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, thuộc lực lượng có "chức năng đặc biệt" chi phối và  định hướng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Với tính mô phạm, sự tận tuỵ, lòng yêu người, yêu nghề và năng lực sư phạm của nhà giáo có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu bảovệ tổ quốc" (luật giáo dục) không thể có phương tiện nào có thể thay thế được nhà giáo để làm được điều đó.
Thế giới đang bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới Giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ. Vì vậy đất nước, xã hội và  ngành Giáo dục và đào tạo cần những nhà giáo nói chung và người giáo viên bậc Tiểu học nói riêng cũng phải đủ đức, đủ tài, đủ tầm với thời đại, phù hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương chuẩn hoá - hiện đại hoá nền giáo dục nước nhà theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX .
Để có được đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng được yêu cầu trên thì việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục của mỗi nhà giáo là việc làm rất quan trọng. Song như vậy chưa đủ, mà đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cần quan tâm, vào cuộc và cần có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ trong việc đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên.
2. Kiến nghị
Để thực hiện mục tiêu chung của giáo dục đồng thời đưa giáo dục nước nhà sang một trang mới đáp ứng được xu thế phát triển chung của thời đại, góp phần để non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, theo chủ quan của cá nhân, tôi xin mạnh dạn nêu một số đề xuất một số kiến nghị sau đây:
- Nhà nước cần có chính sách để thu hút học sinh giỏi vào học ở ngành Sư phạm để có được đội ngũ giáo viên thực sự có chất lượng cao. Có thầy giỏi thì mới có trò giỏi, mới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Mặc dù ngày nay không còn tình trạng “Nhất y nhì dược tạm được bách khoa, qua loa mới vào sư phạm” song rất ít học sinh phổ thông xuất sắc tự nguyện vào học các trường sư phạm mà chủ yếu tập chung vào học các trường kinh tế, kĩ thuật. Đây là một câu hỏi cần được các cấp quản lý suy nghĩ và giải đáp. Phải chăng chế độ lương bổng của giáo viên còn thấp, thu nhập hàng tháng không đảm bảo được đời sống, áp lực công việc, áp lực của xã hội lớn
- Bộ Giáo dục và đào tạo cần nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cho phù hợp với thời kỳ đổi mới.
- Phải có sự cân đối chặt chẽ, đồng bộ giữa nhu cầu sử dụng và nhu cầu đào tạo cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên. Tránh tình trạng coi trọng số lượng mà không chú ý đến chất lượng đào tạo hoặc "cung" nhiều hơn "cầu" nên để xảy ra tình trạng giáo viên ra trường không có việc làm hoặc dạy không đảm bảo chất lượng gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến ngành Giáo dục nói riêng và xã hội nói chung, đồng thời còn tạo cơ hội nảy sinh các tiêu cực trong xã hội.
- Thống nhất tỉ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên cho các bộ môn ở các cấp - bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng để có kế hoạch đào tạo, bổ sung cho các nhà trường cho phù hợp - đặc biệt là giáo viên dạy các môn Nghệ thuật, Thể dục, cán bộ chuyên trách về đội...
- Nhà nước nói chung, tỉnh nói riêng cần có hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đầu tư nhiều vào việc xây dựng cơ sở vật chất như phòng học văn hóa, phòng học bộ môn cho học sinh (hiện nay nhiều trường còn thiếu phòng học).
- Cần thực hiện đồng bộ việc đổi mới nội dung chương trình với trang thiết bị dạy học để giáo viên có thể thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Hiện nay các nhà trường đánh giá giáo viên theo "Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học” nhưng nên lấy kết quả đánh giá giáo viên đó để xếp lương cho GV nhằm khuyến khích những người dạy tốt, có chất lượng đồng thời là động lực cho những người yếu kếm, còn hạn chế vươn lên.
- Có chế độ đãi ngộ và khen thưởng thoả đáng với những giáo viên có thành tích xuất sắc - đặc biệt là giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh và cấp quốc gia.
- Rất mong các cấp, các ngành có liên quan, quan tâm các kiến nghị đề xuất của cá nhân để ngành Giáo dục và đào tạo Việt Nam sớm sang một trang mới tiếp cận với nền giáo dục hiện đại của các nước trên toàn thế giới và khu vực.
- Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh Tân, rất mong sự bổ sung, đóng góp của đồng nghiệp.
Long Mỹ, ngày 06 tháng 6 năm 2017
Người viết 
 Lưu Trí Dũng
Tôi xin chân thành cảm ơn !
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CẤP TỈNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục.
2. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX.
3. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII.
4. Điều lệ trường Tiểu học.
5. Chuẩn giáo viên Tiểu học – Các yêu cầu và mức độ của chuẩn giáo viên Tiểu học (Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học).
6. Nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_quan_li_truong_ho.doc