Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học Kim Đồng

1. Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề của HS, nghiên cứu Sách giáo khoa Toán 1 để nắm vững mối liên hệ của các tiết học.

 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán bài toán, phân tích và tìm cách giải bài toán.

 3. Giúp học sinh nhận biết và ghi nhớ các việc thường làm khi giải toán có lời văn.

 4. Trình bày bài giải theo mẫu, đọc đồng thanh từng việc, miệng đọc tay viết.

 5. Xây dựng bài toán có lời văn ngay từ những tiết học đầu tiên.

 

docx 4 trang Thảo Ly 17/08/2023 5220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học Kim Đồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học Kim Đồng
SÁNG KIẾN
 VỀ MỘT SỐ KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP MỘT.
Người thực hiện: Vũ Thị Thu.
Chức vụ: Giáo viên.
Sáng kiến "Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1A, trường tiểu học Kim Đồng" nhằm những mục đích sau: Rèn được kỹ năng giải các dạng bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1, kỹ năng giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày cho học sinh lớp 1, giáo dục tính chính xác và thẩm mĩ.
I. Thời điểm áp dụng: Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ ngày 23/10/2019 (Tiết 27: Luyện tập đến ngày 10/6/2020 ,Tiết 107: Phép trừ trong phạm vi 100 - theo phân phối chương trình môn Toán lớp 1).Khi dạy tiết26: Luyện tập (SGK Toán 1, trang 46), tôi đã tiến hành cho học sinh nhìn tranh để làm quen với bài toán có lời văn: 
a. Học sinh nhìn tranh và nêu: Có 1 quả bóng, thêm 2 quả bóng nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu quả bóng?
- GV hỏi: Thêm 2 quả bóng ta viết phép tính gì? (“thêm” ta viết phép tính cộng)
- GV hỏi: Tất cả có bao nhiêu quả bóng? ( tất cả có 3 quả bóng).
b. HS nhìn tranh và nêu bài toán: Có 1 con thỏ, thêm 1 con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
- GV hởi: Để biết có tất cả bao nhiêu con thỏ, em làm thế nào? ( Em lấy 1 + 1 = 2).
- GV hỏi: Vì sao em thực hiện tính cộng? (Vì “thêm” 1 con thỏ).
Tất cả các tiết sau cứ đến bài toán nhìn tranh, viết phép tính thích hợp là học sinh biết dựa vào tình huống trong tranh, nêu bài toán và phép tính. Bao giờ GV cũng yêu cầu các em trả lời, rồi phép tính, rồi kết quả. Đó chính là cấu tạo của bài toán lời văn. 
 II. Các biện pháp áp dụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng học mạch kiến thức Toán lời văn lớp Một: 
 1. Phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề của HS, nghiên cứu Sách giáo khoa Toán 1 để nắm vững mối liên hệ của các tiết học.
 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán bài toán, phân tích và tìm cách giải bài toán.
 3. Giúp học sinh nhận biết và ghi nhớ các việc thường làm khi giải toán có lời văn.
 4. Trình bày bài giải theo mẫu, đọc đồng thanh từng việc, miệng đọc tay viết.
 5. Xây dựng bài toán có lời văn ngay từ những tiết học đầu tiên.
 6. Một số biện pháp khác.
+ Nghiên cứu tài liệu và tổ chức các trò chơi học tập.
+ Đề cao vai trò tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ của Giáo viên, GV nâng cao khả năng quan sát, kiểm tra.
+ Sử dụng thường xuyên đồ dụng dạy học trực quan được cấp phát và tự làm trong giờ học Toán.
+ Tổ chức học tập theo nhóm nhỏ.
+ Đặt đề toán rồi giải bài toán đó.
+ Mở chuyên đề để dạy thể nghiệm, cùng trao đổi kinh nghiệm dạy toán lời văn.
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Học sinh đặt đề toán dựa vào tranh vẽ.
Học theo nhóm đặt đề toán.
Chuyên đề môn toán tại lớp 1A.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.docx