SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh

Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:

Bước vào ngưỡng cửa lớp Một của bậc Tiểu học là bước ngoặc lớn trong đời sống của trẻ, các em tiến hành hoạt động học mang tính chất lớp-bài hơn. Trong giai đoạn này, nhân cách của trẻ nhìn chung mang tính chất “phẳng lặng”, “êm đềm”, tuy nhiên sự hình thành nhân cách của các em lại diễn ra khá rõ nét. Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững để thuận lợi cho việc rèn luyện, giáo dục học sinh lớp Một.

Theo tâm lí học lứa tuổi, nhân cách của trẻ lứa tuổi 6-7 tuổi có những đặc điểm sau:

- Về tính cách:

+ Nhìn chung các em ở lứa tuổi có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, hồn nhiên, chân thật, rất cả tin vào người khác, đặc biệt là tin vào thầy cô giáo. Song, những tính cách có thể được bộc lô khác nhau, chưa ổn định, như: có em thì nhút nhát, có em lại mạnh dạn, .

+ Hành vi của các em đa số mang tính tự phát, nguyên nhân là do sự điều chỉnh ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu. Dẫn đến một số em thường bướng bỉnh và thất thường. Chính vì vậy, có đôi lúc người giáo viên lại cho rằng hành vi của các em là “vô kỉ luật”.

+ Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này. Các em có thể bắt chước cái tốt nhưng cũng dễ bắt chước cái xấu, . Cho nên người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt đặc điểm này để uốn nắn, giáo dục các em trở nên tốt hơn.

+ Trẻ em trong giai đoạn này còn rất ham thích lao động, muốn giúp đỡ người lớn làm những công việc. Tính ham muốn lao động nếu người giáo viên chủ nhiệm biết khai thác sẽ rèn luyện cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, khả năng sáng tạo, .

- Về nhu cầu nhận thức:

+ Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu về tinh thần. Đối với học sinh tiểu học, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của trí tuệ. Vào học lớp Một, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt, chẳng hạn như: “cái đó là cái gì?”, .

+ Có những trường hợp trẻ không có nhu cầu nhận thức, gặp trường hợp này, người giáo viên có trách móc, bắt buộc, dọa nạt, . đều không làm cho trẻ chăm học được. Mà sẽ tìm hiểu xem trẻ có nhu cầu học tập ở trong hoạt động nào khác.

Nắm được những đặc điểm trên, ngay từ đầu bậc học, người giáo viên chủ nhiệm phải hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh.

- Về tình cảm:

Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lí, có vị trí đặc biệt gắn liền nhận thức với hành động. Tình cảm của các em có nhữg đặc điểm sau:

+ Xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Do đó, những bài giảng có minh họa tranh ảnh, . đều làm cho các em hứng thú, tích cực.

+ Các em rất dễ xúc động, khó kìm hãm xúc cảm và khó kìm chế tình cảm của mình.

+ Tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững.

+ Tình cảm của các em ở cấp Tiểu học phải luôn được củng cố trong những hoạt động cụ thể.

Dựa trên những hiểu biết về đặc điểm tình cảm của các em, người giáo viên chủ nhiệm có thể có những phương pháp trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em tốt hơn.

Tóm lại, trên cơ sở những lí luận về tâm lí học, người giáo viên chủ nhiệm sẽ có những kiến thức cơ bản để giải quyết được mọi vấn đề, nhằm giáo dục học sinh, đồng thời rèn luyện nề nếp học tập tốt nhất.

 

doc 19 trang Thảo Phương 15/05/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh

SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1
SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1A, TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 BẰNG VIỆC XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH
Tác giả: Phạm Thị Lệ Hà
 Năm học 2018 - 2019
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
 	Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản của học sinh. Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng, về hành vi và nhân tính được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Trong đó, lớp Một là lớp đầu cấp của bậc Tiểu học. Từ hoạt động vui chơi là chính của lớp Mẫu giáo, các em chuyển sang hoạt động học tập là chủ đạo của lớp Một. Đây là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của các em. Các em phải làm quen với một môi trường có sự thay đổi hoàn toàn cả về sinh hoạt cũng như hình thức học tập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho các em rất nhiều khó khăn, đòi hỏi các em phải có những kiến thức, kĩ năng cơ bản và thái độ nhất định mới vượt qua được. 
Để hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp, thì không chỉ có bản thân học sinh nỗ lực là đủ mà quan trọng nhất là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Việc từng bước rèn luyện nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội... rất nhiều điều cần có sự tận tâm của người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Nề nếp học tập của học sinh lớp Một là một trong những vấn đề quan trọng hơn hết. Muốn các em có nề nếp trong học tập, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
Chính vì vậy, việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên tiểu học cấp Tiểu học. 
 Bản thân tôi công tác trong ngành sư phạm đã được 10 năm, và cũng 10 năm là một giáo viên chủ nhiệm lớp Một. Qua quá trình công tác và sự tích cực tự bồi dưỡng, học tập các bạn đồng nghiệp, tôi đã có một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kinh nghiệm rèn nề nếp cho học sinh lớp Một.
Xuất phát từ những yếu tố trên, tôi xin chia sẻ sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh”.
2. Lịch sử đề tài:
Đề tài được hình thành dựa trên những biện pháp rèn nề nếp học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một. Sau đó, qua quá trình học hỏi, bản thân tôi tích góp và học hỏi thêm nhiều biện pháp khác nhau để rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp Một nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
- Giới thiệu một số giải pháp của bản thân và đồng nghiệp đã làm nhằm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 
- Giúp học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 có những nề nếp và thói quen tốt trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh cũng là nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. 
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề các biện pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
- Khảo sát đánh giá thực trạng nề nếp học tập ban đầu của học sinh lớp 1A.
- Đề xuất những giải nhằm xây dựng nề nếp học tập tốt cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh lớp Một.
- Phương pháp điều tra quan sát: qua phương pháp này, điều tra quan sát được thực tiễn việc xây dựng nề nếp cho học sinh lớp Một có những thuận lợi và khó khăn gì để tiến hành lựa chọn giải pháp thay thế.
- Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng những giải pháp của bản thân vào thực tế, qua đó khắc phục hạn chế trong các lần ứng dụng.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: tổng hợp, ghi chép các kinh nghiệm đã được đồng nghiệp thực hiện và kinh nghiệm qua các lần thực nghiệm.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu:
- Nội dung: giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
- Thời gian: từ tháng 9 năm học 2017-2018 đến tháng 11, năm học 2018-2019
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
 	6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh” là một trong những sáng kiến nói riêng về công tác chủ nhiệm lớp được tích góp những kinh nghiệm có sẵn từ rất lâu. Nội dung sáng kiến chưa được công khai dưới nhiều hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác; không trùng với nội dung và giải pháp trước đó.
Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong những năm vừa qua. 	
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
1.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:
Bước vào ngưỡng cửa lớp Một của bậc Tiểu học là bước ngoặc lớn trong đời sống của trẻ, các em tiến hành hoạt động học mang tính chất lớp-bài hơn. Trong giai đoạn này, nhân cách của trẻ nhìn chung mang tính chất “phẳng lặng”, “êm đềm”, tuy nhiên sự hình thành nhân cách của các em lại diễn ra khá rõ nét. Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững để thuận lợi cho việc rèn luyện, giáo dục học sinh lớp Một.
Theo tâm lí học lứa tuổi, nhân cách của trẻ lứa tuổi 6-7 tuổi có những đặc điểm sau:
- Về tính cách: 
+ Nhìn chung các em ở lứa tuổi có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, hồn nhiên, chân thật, rất cả tin vào người khác, đặc biệt là tin vào thầy cô giáo. Song, những tính cách có thể được bộc lô khác nhau, chưa ổn định, như: có em thì nhút nhát, có em lại mạnh dạn, ...
+ Hành vi của các em đa số mang tính tự phát, nguyên nhân là do sự điều chỉnh ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn yếu. Dẫn đến một số em thường bướng bỉnh và thất thường. Chính vì vậy, có đôi lúc người giáo viên lại cho rằng hành vi của các em là “vô kỉ luật”.
+ Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này. Các em có thể bắt chước cái tốt nhưng cũng dễ bắt chước cái xấu, ... Cho nên người giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt đặc điểm này để uốn nắn, giáo dục các em trở nên tốt hơn.
+ Trẻ em trong giai đoạn này còn rất ham thích lao động, muốn giúp đỡ người lớn làm những công việc. Tính ham muốn lao động nếu người giáo viên chủ nhiệm biết khai thác sẽ rèn luyện cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính kỉ luật, sự cần cù, khả năng sáng tạo, ...
- Về nhu cầu nhận thức:
+ Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu về tinh thần. Đối với học sinh tiểu học, nhu cầu này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của trí tuệ. Vào học lớp Một, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt, chẳng hạn như: “cái đó là cái gì?”, ...
+ Có những trường hợp trẻ không có nhu cầu nhận thức, gặp trường hợp này, người giáo viên có trách móc, bắt buộc, dọa nạt, ... đều không làm cho trẻ chăm học được. Mà sẽ tìm hiểu xem trẻ có nhu cầu học tập ở trong hoạt động nào khác.
Nắm được những đặc điểm trên, ngay từ đầu bậc học, người giáo viên chủ nhiệm phải hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh.
- Về tình cảm:
Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lí, có vị trí đặc biệt gắn liền nhận thức với hành động. Tình cảm của các em có nhữg đặc điểm sau:
+ Xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể. Do đó, những bài giảng có minh họa tranh ảnh, ... đều làm cho các em hứng thú, tích cực.
+ Các em rất dễ xúc động, khó kìm hãm xúc cảm và khó kìm chế tình cảm của mình.
+ Tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững.
+ Tình cảm của các em ở cấp Tiểu học phải luôn được củng cố trong những hoạt động cụ thể.
Dựa trên những hiểu biết về đặc điểm tình cảm của các em, người giáo viên chủ nhiệm có thể có những phương pháp trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em tốt hơn.
Tóm lại, trên cơ sở những lí luận về tâm lí học, người giáo viên chủ nhiệm sẽ có những kiến thức cơ bản để giải quyết được mọi vấn đề, nhằm giáo dục học sinh, đồng thời rèn luyện nề nếp học tập tốt nhất.
1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp ban đầu cho học sinh lớp Một:
- Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm mục tiêu hình thành ở trẻ các giá trị đạo đức ứng với các nguyên tắt đạo đức, xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định, giúp cho các em có nhận thức khoa học và hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với mọi người xung quanh, với cộng đồng và với chính mình. 
- Việc xây dựng nề nếp cho học sinh cũng là việc giáo dục đạo đức cho các em. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách của một con người. Trong trường học, giáo dục nề nếp, đạo đức là phạm trù giáo dục được đặt lên hàng đầu. Riêng, đối với học sinh tiểu học, giáo dục nề nếp tác phong, các em luôn được người thầy quan tâm. Bởi, bậc học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Chính vì vậy ... ên chủ nhiệm có thể làm được mà đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, sự tận tụy và tình yêu trẻ mới có thể đạt kết quả tốt.
	4. Hiệu quả của đề tài:
* Năm học 2017-2018: (Tổng số học sinh: 24 em)
 Qua sự áp dụng các giải pháp hỗ trợ trên, đến cuối năm học, lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả đáng kể:
 	- Về hình thành các thói quen cho học sinh, dựa vào bảng khảo sát ban đầu, nay thu lại được kết quả:
STT
Nhóm đối tượng học sinh
Số lượng
1
Nhóm học sinh biết cách đưa tay phát biểu
24/24 HS
2
Nhóm học sinh mang sách vở, đồ dùng học tâp theo đúng thời khóa biểu.
24/24 HS
3
Nhóm học sinh biết sắp xếp sách vở đồ dùng học tập ngăn nắp, khoa học, biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng.
22/24 HS
4
Nhóm học sinh thường xuyên chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
22/24 HS
5
Nhóm học sinh có thói quen làm theo hiệu lệnh của giáo viên. 
24/24 HS
6
Nhóm học sinh biết cách đưa bảng con, đưa đồ dùng
 24/24 HS
	- Về kết quả môn học và các hoạt động giáo dục khác:
T. Việt
Toán
Đạo đức
TNXH
Âm nhạc
Mĩ thuật
Thủ công
Thể dục
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HT Tốt
13
56,2
14
58,3
14
58,3
14
58,3
13
56,2
14
58,3
14
58,3
13
56,2
H Thành
11
43,8
10
41,7
10
41,7
10
41,7
11
43,8
10
41,7
10
41,7
11
43,8
CHT
0
0
0
0
0
0
0
0
+ Học sinh lên lớp thẳng: 24/24 em, tỉ lệ: 100%
+ Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 13 em, tỉ lệ: 56,2%
+ Học sinh được khen thưởng vượt trội: 4 em, tỉ lệ: 16,7%
- Về mặt rèn luyện về năng lực và phẩm chất:
RÈN LUYỆN
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
Năng lực
Tự phục vụ, tự quản
12
50
12
50
0
Hợp tác
12
50
12
50
0
Tự học, GQVĐ
12
50
12
50
0
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
12
50
12
50
0
Tự tin, trách nhiệm
12
50
12
50
0
Trung thực, kỉ luật
12
50
12
50
0
Đoàn kết, yêu thương
12
50
12
50
0
- Về phong trào vở sạch-chữ đẹp: 
Loại A: 19 HS – Tỉ lệ: 79,2%
Loại B: 5 HS – Tỉ lệ: 20,8%
- Về kết quả các hoạt động khác:
 	+ Giải Nhất thi Lồng đèn trong “Hội vui trăng rằm”
+ Giải Nhì Văn nghệ trong “Hội vui trăng rằm”
+ Giải Ba cuộc thi Vẽ tranh chủ đề “Thầy, cô giáo”
+ Giải Nhì cuộc thi “Hát về Bác Hồ”
+ Nhất thi đua đợt 1, 2, 4 và cả năm
	Cùng với những thành tích đáng kể của các em học sinh, bản thân tôi cũng có một thành tích cho riêng mình trong suốt những năm làm công tác chủ nhiệm đó là được Sở giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa công nhận là Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh.
* Năm học 2018-2019: (Tổng số học sinh: 24 em)
Tuy chỉ mới áp dụng trong 3 tháng đầu của năm học này nhưng lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả như sau:
- Về hình thành các thói quen cho học sinh, dựa vào bảng khảo sát ban đầu, nay thu lại được kết quả:
STT
Nhóm đối tượng học sinh
Số lượng
1
Nhóm học sinh biết cách đưa tay phát biểu
20/24 HS
2
Nhóm học sinh mang sách vở, đồ dùng học tâp theo đúng thời khóa biểu.
20/24 HS
3
Nhóm học sinh biết sắp xếp sách vở đồ dùng học tập ngăn nắp, khoa học, biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng.
19/24 HS
4
Nhóm học sinh thường xuyên chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
20/24 HS
5
Nhóm học sinh có thói quen làm theo hiệu lệnh của giáo viên. 
23/24 HS
6
Nhóm học sinh biết cách đưa bảng con, đưa đồ dùng
 20/24 HS
- Về kết quả môn học và các hoạt động giáo dục khác:
T. Việt
Toán
Đạo đức
TNXH
Âm nhạc
Mĩ thuật
Thủ công
Thể dục
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HT Tốt
10
41,7
10
41,7
12
50
12
50
10
41,7
12
50
12
50
10
41,7
H Thành
14
58,3
14
58,3
12
50
12
50
14
58,3
12
50
12
50
14
58,3
CHT
0
0
0
0
0
0
0
0
- Về mặt rèn luyện về năng lực và phẩm chất:
+ Về mặt năng lực: các em biết làm theo yêu cầu của giáo viên, biết thực hiện theo sự phân công của nhóm. Một số em lúc đầu còn hạn chế trong giao tiếp nhưng sau đó các em có thêm sự tự tin, mạnh dạn hơn khi thực hiện các hoạt động. 
+ Về mặt phẩm chất: dễ dàng thấy nhất đó là các em có sự hứng thú, tích cực tham gia hoạt động hơn trước, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện các hoạt động.
Kết quả:
RÈN LUYỆN
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
SL
%
SL
%
SL
%
Năng lực
Tự phục vụ, tự quản
12
50
12
50
0
Hợp tác
12
50
12
50
0
Tự học, GQVĐ
12
50
12
50
0
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
12
50
12
50
0
Tự tin, trách nhiệm
12
50
12
50
0
Trung thực, kỉ luật
12
50
12
50
0
Đòan kết, yêu thương
12
50
12
50
0
- Về phong trào vở sạch-chữ đẹp: 
Loại A: 16 HS – Tỉ lệ: 66,7%
Loại B: 08 HS – Tỉ lệ: 33,3%
- Về kết quả các hoạt động khác:
 	+ Giải nhất Hội thi vẽ tranh chào mừng ngày 20/11.
+ Giải nhì thi đua đợt 1, đợt 2
Với những thành công rực rỡ trong năm học 2017-2018 và những thành công bước đầu của năm học 2018-2019, tin rằng với việc áp dụng sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh” này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong cả năm học này và các năm học về sau.
III. KẾT LUẬN:
1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày:
 Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm. nó đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự nhiệt huyết của người giáo viên. Để có được hiệu quả trong công tác chủ nhiệm như ngày hôm nay, bản thân tôi đã dựa trên những kinh nghiệm có được viết nên sáng kiến về “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh” với những nội dung chính sau đây:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, thực trạng nề nếp của học sinh lớp Một, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp nhằm rèn nề nếp cho học sinh lớp Một như:
+ Tạo các mối quan hệ tốt ngay từ ngày đầu
+ Xây dựng trật tự và các quy định chung của lớp học
+ Xây dựng nề nếp học tập ở các môn học tại lớp
+ Xây dựng nề nếp học tập ở nhà
+ Các nhóm giải pháp hỗ trợ cho việc rèn luyện nề nếp học tập
- Cuối cùng là những minh chứng cho hiệu quả của sáng kiến khi được áp dụng trong năm học 2017-2018 và 03 tháng đầu của năm học 2018-2019.
2. Đề ra biện pháp triển khai áp dụng đề tài vào thực tiễn 
Qua một quá trình thực hiện theo những biện pháp trên để hình thành nề nếp học tập cho học sinh, tôi thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em luôn chủ động trong việc học tập.
Chính sự chuyển biến về chất lượng học tập của các em, càng làm cho bản thân tôi niềm vui và sự hăng say hơn trong công việc chủ nhiệm của mình. Từ đó, tạo thêm động lực cho tôi trong công việc, tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em học sinh trong lớp, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục Tiểu học và nâng cao chất lượng học tập.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, bản thân tôi còn rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn nữa việc rèn luyện nề nếp cho học sinh:
- Việc rèn luyện cần được tiến hành thường xuyên, không gián đoạn để học sinh tạo thói quen hàng ngày, hàng giờ lên lớp.
- Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra về nề nếp học tập, tránh sự chủ quan khi học sinh đã làm được, vì các em rất dễ thay đổi thói quen theo chiều hướng xấu.
- Có sự kết hợp thường xuyên, nhịp nhàng giữa các giáo viên với nhau, giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, giữa các lớp cùng khối, giữa học sinh với học sinh, ... Có như vậy, nề nếp học tập mới được xây dựng bền vững và lâu dài.
3. Kiến nghị, đề xuất: 
Qua bài viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, tôi xin có một vài khuyến nghị sau:
- Đối với các bộ phận trong trường như: Đội TNTP, Đoàn TNCSHCM và các giáo viên bộ môn cần có sự chung tay hơn nữa trong việc rèn luyện nề nếp cho các em trong nhà trường, có những hình thức khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích các em rèn luyện tốt hơn.
- Đối với phụ huynh học sinh: cần quan tâm sâu sắc và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện nề nếp học tập cho con em.
- Đối với địa phương, các lực lượng xã hội khác, cũng cần có sự quan tâm hơn nữa đến nề nếp của con trẻ, luôn là tấm gương tốt về nề nếp cho các em noi theo ở mọi lúc, mọi nơi. 	 . 
4. Hướng phát triển của đề tài	:	
	Trên cơ sở đã áp dụng thành công trong công tác chủ nhiệm lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1, năm học 2017	-2018 và 03 tháng đầu của năm học 2018-2019, bản thân tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong học sinh lớp Một không chỉ trong đơn vị trường mà còn cho cả các đơn vị trường Tiểu học huyện Vạn Ninh và cả tỉnh Khánh Hòa.
Trên đây là bài viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh”
Rất mong sự góp ý đánh giá của Hội đồng sáng kiến nhà trường để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đưa vào thực tiễn công tác chủ nhiệm.
 HIỆU TRƯỞNG Người viết
 Phạm Thị Lệ Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình về Tâm lí học Tiểu học – GS.TS Bùi Văn Huệ, Tài liệu của Trường Đại học Huế, xuất bản năm 2012.
2. Giáo trình về Giáo dục học Tiểu học – GS.TS Phó Đức Hòa, Tài liệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xuất bản năm 2010.
3. Tạp chí giáo dục Tiểu học (Tập 43) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2010.
 4. Điều 4, thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Một số sáng kiến:
5.1. Một số kinh nghiệm của giáo viên khối 1 trường TH Quang Trung trong việc xây dựng nề nếp cho học sinh, năm học 2014-2015.
5.2. Chia sẽ kinh nghiệm rèn nề nếp của GV Phạm Thị Hồng Lĩnh – Trường Tiểu học Đông Đô (Hà Nội), năm học 2012-2013
5.3. Một số biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 1 của GV Lê Thị Hà – trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình, năm học 2012-2013
5.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học của GV Nguyễn Văn Nhớ – trường Tiểu học TH Đông Thới I, tỉnh Cà Mau, năm học 2014-2015

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_lop_1a_truong_tieu.doc