Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng việt Lớp Một

- Trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn mới là đi học vào lớp Một vào trường. Bước đầu vào học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn, trẻ phải hiểu và nói lên những yêu cầu cần thiết của bài học, từ đó nhìn vào âm – vần tiếng trẻ đọc đúng âm – vần – tiếng của giáo viên dạy và cũng từ đây trẻ sẽ hiểu thêm được từ - câu –đoạn - khổ thơ - bài văn.

- Với những yêu cầu càng cao đòi hỏi học sinh lớp Một phải nắm bắt kiến thức thật vững vàng để biến những kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt. Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn này, nên việc giúp học sinh tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác, tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp học trên là việc làm khó khăn mà giáo viên dạy lớp Một phải trải qua và khắc phục. Nhìn thấy nhu cầu thực tế về phân môn Học vần ở trường Khối1 đã quyết định tập trung nghiên cứu và xoáy sâu

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 12360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng việt Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng việt Lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng việt Lớp Một
TRƯỜNG TH PHÚ QUỚI C CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 CĐ: 01/ TV LỚP 1 Phú Quới, ngày 24 tháng 11 năm 2020
CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT MỘT
I. Lý do thực hiện chuyên đề
- Trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn mới là đi học vào lớp Một vào trường. Bước đầu vào học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn, trẻ phải hiểu và nói lên những yêu cầu cần thiết của bài học, từ đó nhìn vào âm – vần tiếng trẻ đọc đúng âm – vần – tiếng của giáo viên dạy và cũng từ đây trẻ sẽ hiểu thêm được từ - câu –đoạn - khổ thơ - bài văn. 
- Với những yêu cầu càng cao đòi hỏi học sinh lớp Một phải nắm bắt kiến thức thật vững vàng để biến những kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt. Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn này, nên việc giúp học sinh tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác, tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp học trên là việc làm khó khăn mà giáo viên dạy lớp Một phải trải qua và khắc phục. Nhìn thấy nhu cầu thực tế về phân môn Học vần ở trường Khối1 đã quyết định tập trung nghiên cứu và xoáy sâu
vào chuyên đề: DẠY HỌC TIẾNG VIỆT MỘT
II. Thuận lợi cơ bản và khó khăn 
1. Thuận lợi 
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện và trang bị khá đầy đủ sách và thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Phân công chuyên môn đúng với năng lực của giáo viên;
- Giáo viên có tâm quyết, có tay nghề vững vàng, linh hoạt trong giảng dạy; 
- Giáo viên được tham gia tập huấn, dự giờ. Từ đó giáo viên nắm được mục tiêu chính, các bước lên lớp, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học;
- Giáo viên xác định nội dung trọng tâm bài học. Luôn có tác phong chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi, giọng nói rò ràng, phát âm chuẩn;
- Về học sinh: có vốn từ nhất định, các em còn tích lũy một số từ trong cuộc sống hàng ngày.
2. Khó khăn
 - Đồ dùng dạy học chưa được cấp kịp thời, chủ yếu là đồ dùng do giáo viên tự làm;
 - Các em vừa qua mẫu giáo nên khả năng giao tiếp còn hạn chế, các em còn nhút nhát, ít phát biểu, chưa tự tin khi nói, đa số các em chỉ biết trả lời theo câu hỏi một cách thụ động, khả năng diễn đạt ý kém, thậm chí trả lời chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn một câu;
 - Những hiểu biết về xã hội, và vốn từ của học sinh lớp 1 không đồng đều, còn nhiều khó khăn.
III. Mục tiêu
- Chuyên đề sử dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh lớp Một mở rộng vốn từ thông qua bài học;
 - Thông qua hoạt động dạy học giúp học sinh phát triên vốn từ cho học sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả;
- Bước đầu giúp học sinh biết dùng âm mới học ghép với âm đã học tạo tiếng mới, âm ghép với vần dấu thanh, tiếng ghép tiếng thành từ mới.
IV. Nội dung, biện pháp
1.Nội dung 1: Nhận diện vần mới, phân tích và đọc vần, tiếng, từ:
- Học sinh quan sát tranh mở rộng vốn từ nêu được bức tranh: các bạn đang bắt nhịp để hát, có nhiều búp sen...từ đó tìm ra được vần mới hôm nay ta cần học “vần ip, up”;
- Muốn học sinh tìm ra điểm giống nhau giữa các vần các em phải đọc, phân tích được vần;
Ví dụ: vần ip, up giống nhau có âm p đứng sau, khác nhau có âm i, âm u đứng trước. 
 + Để mở rộng hơn cho học sinh tìm tiếng, từ có vần ip, vần up: nhịp, búp, giúp, kịp,.....
 + Phân tích tiếng có vần mới tìm: nhịp gồm âm nh đứng trước ghép vần ip đứng sau, dấu nặng.
	 + Phân tích được từ có vần mới: bắt nhịp gồm có hai tiếng-tiếng bắt đứng trước-tiếng nhịp đứng sau.
	 + Hướng dẫn học sinh đọc: cá nhân, đôi bạn, dãy bàn, lớp.
2. Nội dung 2: Hướng dẫn viết vần, tiếng vừa học
	+ Cho học sinh so sánh vần ip, up vừa học.
	+ Giáo viên viết mẫu + kết hợp phân tích: vần ip có hai âm ghép lại-âm i viết trước liền nét với âm p viết sau, độ cao âm i 2 ô li, âm p độ dài 4 ô li.
	+ Học sinh quan sát theo dõi + viết bảng con.
	+ Giáo viên nhận xét uốn nắn.
	+ tương tự hướng dẫn viết: up, nhịp, giúp.
	+ Hướng dẫn thực hành viết vào vở tập viết.
	+ Nhắc nhở tư thế ngồi đúng khi viết bài.
	+ Giáo viên nhận xét một số bài.
V. Kết luận
Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở lớp 1 đòi hỏi GV phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học trong một tiết dạy là rất cần thiết. Bởi lẽ: 
+ Có đúng phương pháp dạy học thì mới tăng hiệu quả môn học. Vì vậy khi sử dụng các phương pháp dạy học giáo viên cần phải căn cứ vào đối ượng học sinh mà sử dụng các phương pháp dạy học hợp lí, linh hoạt. 
+ Sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người GV cần đạt tới;
- Để tiết dạy Tiếng Việt thành công, người GV khi thiết kế một bài dạy phải xác định đúng mục tiêu, lập kế hoạch cụ thể, chú trọng đến phương pháp, hình thức tổ chức, phải khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học và sử dụng nó đúng lúc, đúng chỗ trong mỗi tiết dạy;
Ngoài ra cần động viên, khuyến khích HS thường xuyên, sau mỗi hoạt động hoặc mỗi câu trả lời GV khen ngợi động viên các em. Điều này giúp các em tự tin hơn, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới;
Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong quá trình giảng dạy thực tế của tổ chuyên môn khối 1. Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của lãnh đạo cũng như các thầy cô đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. 
VI. Tổ chức thực hiện
1.Thời gian thực hiện: Lúc 14 giờ, ngày 27/11/2020 
2. Địa điểm: Tại Trường Tiểu học Phú Quới C.
VII. Phân công báo cáo chuyên đề và dạy minh họa
+ Người viết chuyên đề: Hồ Thị Bé Hai- Tổ trưởng -GV dạy lớp 1/2.
+ Người báo cáo chuyên đề: Hồ Thị Bé Hai
+ Giáo viên dạy minh họa: Võ Thị Mỹ Hiền – GV dạy lớp 1/1.
+ Tên bài dạy: Tiếng Việt, CHỦ ĐỀ: Lớp em- bài 4: ip-up.
 Nơi nhận: Người viết chuyên đề
- BGH
- GV
- Lưu: TT.	 
 Hồ Thị Bé Hai
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tieng_viet_lop_mot.docx