Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp một

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng gần gũi với trẻ thơ: như những lời ru à ơi của bà, của mẹ mỗi buổi trưa hè oi ả hay những đêm khuya lạnh giá ru con say giấc nồng. Những hình tượng âm thanh qua lời ca tiếng hát tác động vào cảm xúc giúp các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, tính khoa học, bồi dưỡng tình cảm trong sáng hướng tới cái tốt, cái đẹp, làm thư giãn đầu óc trẻ, làm cân bằng các nội dung khác ở tiểu học.

Chính vì thế, trong công tác trồng người để đào tạo những trẻ thơ toàn diện, thì Âm nhạc được xem là một trong những môn học giữ vai trò hết sức quan trọng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tình cảm trong sáng, biết yêu mọi người, yêu cái đẹp và biết sống cuộc sống ý nghĩa.

Để thực sự chuyển tải những điều kỳ diệu đó đến học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 1. Cần dạy cho các em biết hát, hát đúng và thuộc lời bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm và mạnh dạn biểu diễn trước lớp. Để làm được điều này, quan trọng nhất là các em phải nắm được nội dung bài hát. Khi đó, các em sẽ dễ dàng thuộc lời và nắm bắt giai điệu. Điều này sẽ giúp các em tự tin thể hiện tốt bài hát mới và sẽ nhớ bài thật lâu.

 

docx 11 trang Thảo Ly 18/08/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp một

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp một
Tên sáng kiến kinh nghiệm : GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HÁT NHẠC CHO HỌC SINH LỚP MỘT.
o0o
LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Lý do:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng gần gũi với trẻ thơ: như những lời ru à ơi của bà, của mẹ mỗi buổi trưa hè oi ả hay những đêm khuya lạnh giá ru con say giấc nồng. Những hình tượng âm thanh qua lời ca tiếng hát tác động vào cảm xúc giúp các em phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, tính khoa học, bồi dưỡng tình cảm trong sáng hướng tới cái tốt, cái đẹp, làm thư giãn đầu óc trẻ, làm cân bằng các nội dung khác ở tiểu học.
Chính vì thế, trong công tác trồng người để đào tạo những trẻ thơ toàn diện, thì Âm nhạc được xem là một trong những môn học giữ vai trò hết sức quan trọng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tình cảm trong sáng, biết yêu mọi người, yêu cái đẹp và biết sống cuộc sống ý nghĩa.
Để thực sự chuyển tải những điều kỳ diệu đó đến học sinh tiểu học, cụ thể là học sinh lớp 1. Cần dạy cho các em biết hát, hát đúng và thuộc lời bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm và mạnh dạn biểu diễn trước lớp. Để làm được điều này, quan trọng nhất là các em phải nắm được nội dung bài hát. Khi đó, các em sẽ dễ dàng thuộc lời và nắm bắt giai điệu. Điều này sẽ giúp các em tự tin thể hiện tốt bài hát mới và sẽ nhớ bài thật lâu.
Việc đưa những hình ảnh và clip minh họa cho nội dung bài hát là cách tốt nhất để kích thích hứng thú học tập và hỗ trợ các em học sinh khối 1 nắm được nội dung bài hát, từ đó các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn và thuộc bài dễ dàng hơn.
Qua điều này, tôi nghĩ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bài hát mới để nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh khối l là điều rất quan trọng, cần thiết đối với giáo viên phụ trách bộ môn Âm Nhạc.
Thực trạng
Những năm trước bộ môn âm nhạc được giao cho giáo viên chủ nhiệm dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Với những phương pháp dạy truyền thống và sự thiếu hụt các phương tiện dạy học đặc biệt là nhạc cụ, nên đa phần dạy hát cho học sinh theo phương pháp truyền miệng. Vì vậy, kết quả đạt được chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho các em.
Là một giáo viên chuyên trách về môn âm nhạc bậc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy cần phải tìm ra giải pháp để dạy hát cho học sinh đạt hiệu quả cao và tạo cho các em học sinh phấn khởi khi học hát, nắm kỹ nội dung bài hát và dạn dĩ hơn khi hát một mình trước lớp.
Dựa vào cơ sở lý luận đã nói ở trên, cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Chánh Hội A, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh khối lớp 1, gồm hai lớp: 1/1 và 1/2. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học Âm nhạc, tôi nhận thấy việc tiếp thu bài hát mới và sự yêu thích học tập chỉ rơi vào một số em năng khiếu. Còn lại, các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên việc tiếp thu bài hát mới, nhất là việc thuộc lời bài hát mới vẫn còn hạn chế.
Qua khảo sát khả năng thuộc lời bài hát mới của học sinh khối 1, trong thời gian đầu năm học 2017 – 2018, kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Khối 1
Học sinh HTT
Học sinh HT
HS chưa HT
47 HS
13 HS
16 HS
18 HS
Tỉ lệ
27,7 %
34 %
38,3 %
Từ những lý do nói trên, là giáo viên chuyên nhạc tôi đã tìm ra giải pháp hữu hiệu là “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp 1” và tôi đã thử áp dụng cho hai lớp của khối 1 trường tiểu học Chánh Hội A.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Như đã từng đề cập ở trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, và ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học hát là giải pháp hiệu quả nhất.
Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học:
Giáo viên có thể cho cho học sinh nghe một đoạn nhạc hay một clip hình ảnh liên quan đến nội dung bài học để mở đầu cho một tiết học. Từ việc nghe nhạc hay xem clip hình ảnh sẽ thuận lợi cho việc dẫn dắt vào bài học.
Bên cạnh đó để tránh sự căng thẳng thường gặp khi bắt đầu một tiết học giáo viên cần có thái độ vui vẻ, nét mặt rạng ngời, cử chỉ thân mật đối với học sinh sẽ tạo ra không khí lớp vui,...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để bước vào bài học mới hiệu quả hơn.
Ví dụ: Tôi đã thử nghiệm với lớp 1 ở trường trong tiết học hát bài “Đàn gà con” (nhạc: Phi-lip-pen-cô) ( Lời: Việt Anh)
- Để giới thiệu bài mới, tôi sẽ chiếu một đoạn clip về đàn gà gồm gà mẹ và gà con,..cho học sinh theo dõi, quan sát. Qua đó, các em sẽ thấy được hoạt động của đàn gà trên sân. Các em sẽ hứng thú tham gia trả lời một số câu hỏi giáo viên khai thác trong đoạn Clip liên quan đến bài hát.
Clip hình ảnh hoạt động “Đàn gà mẹ và gà con”.
Thay đổi nhận thức của học sinh:
Người giáo viên phải sáng tạo làm thay đổi cách nghĩ, cách học của học sinh không còn ĩ lại, lệ thuộc vào giáo viên.
Tập cho học sinh biết quan sát và chọn lọc những hình ảnh trên màn hình có liên quan đến bài học để ghi nhớ và vận dụng vào bài học.
Ví dụ:
Sau khi cho xem đoạn Clip: giáo viên gợi ý cho học sinh ghi nhận lại những hoạt động của đàn gà trên sân theo nhóm ( Nhóm nào tìm được nhiều ý phù hợp nhất sẽ là
nhóm được tuyên dương).Làm như thế sẽ thu hút sự tò mò khám phá của học sinh, nhờ những hình ảnh trực quan sinh động các em sẽ tiếp thu bài hiệu quả hơn rất nhiều.
Dùng hiệu ứng, hình ảnh sinh động vào dạy hát:
Khi hướng dẫn hát từng câu, tôi sẽ dùng những hình ảnh cụ thể minh họa để học sinh dễ nhớ, xâu chuỗi những bức hình ẩn dụ cho từng câu hát nối tiếp nhau đến hết bài về các hoạt động của đàn gà trên sân.Sẽ giúp các em nhỏ hứng thú hiểu được nội dung bài, từ đó khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.
Song song đó là phần hiệu ứng chạy chữ lời ca từng câu móc xích nhau phía dưới từng hình ảnh minh họa.
=> Giúp học sinh phấn khích cuốn hút theo từng sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó các em sẽ hát nhịp nhàng chính xác hơn cả về lời ca và giai điệu.
Ví dụ: Lời 1:
à Tôi sẽ cho xuất hiện hình ảnh (1) đàn gà tìm ăn trong vườn.
Và hiệu ứng chạy chữ:
+Câu 1+ câu 2 :	“Trông kia đàn gà con lông vàng
Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn”
Kết hợp với đàn dạy các em hát theo hiệu ứng chữ trên màn hình.
Tiếp theo:
à Tôi sẽ đưa hình ảnh (2) đàn gà ăn ngon đi lon ton.
Và hiệu ứng chạy chữ:
+ Câu 3+ câu 4:	“Cùng tìm mồi ăn ngon ngon
Đàn gà con đi lon ton"
Kết hợp với đàn dạy các em hát theo hiệu ứng chữ trên màn hình.
Sau đó hướng dẫn học sinh ghép móc xích các câu lời 1 lại với nhau qua hai hình ảnh (1 và 2)
Kế tiếp giới thiệu lời 2:
Tôi sẽ đưa hình ảnh (3) gà nhặt thóc ăn uống no.
Và hiệu ứng chạy chữ:
+Câu 1+ câu 2: “ Thóc vãi rồi nhặt ăn cho nhiều
Uống nước vào là no căng diều”
Kết hợp với đàn dạy các em hát theo hiệu ứng chữ trên màn hình. Kế tiếp là hình ảnh (4) vui chơi của đàn gà:
Và hiệu ứng chạy chữ:
+ Câu 3+ câu 4: “ Rồi cùng nhau ta đi chơi
Đàn gà con xinh kia ơi”
Kết hợp với đàn dạy các em hát theo hiệu ứng chữ trên màn hình.
Sau đó hướng dẫn học sinh ghép móc xích các câu lời 2 lại với nhau qua hai hình ảnh (3 và 4)
Kết thúc bài hát, giáo viên sẽ tổng hợp lại nội dung bài qua 4 hình ảnh trên theo đúng trình tự lời ca bài hát và hiệu ứng chạy chữ cả bài. Nhờ hình ảnh trực quan học sinh sẽ tiếp thu lời ca bài hát một cách thích thú và hiệu quả và hát nhịp nhàng hơn khi kết hợp tốt hiệu ứng chạy chữ. Khi học sinh đã thuộc lời bài hát và hát nhịp nhàng với nhạc thì việc gõ đệm hay múa minh họa sẽ dễ dàng hơn. Học sinh sẽ hát tự tin và giữ nhịp chính xác hơn. Bài hát sẽ trở nên hay và sinh động hơn.
Tôi còn ứng dụng hiệu ứng và hình ảnh khác cho những bài hát khác như: bài hát Lý cây xanh, bài hát Quả, bài Bầu trời xanh,..với những hình ảnh sinh động và đẹp mắt khác. Học sinh nhớ bài và khắc sâu kiến thức nắm chắc giai điệu bài hát rất tốt.
Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập, hình thức học tập cho học sinh:
Kết hợp linh hoạt các hoạt động “ học mà chơi- chơi mà học” giúp học sinh có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng không căng thẳng trong giờ học.
Ví dụ:
Để kiểm tra việc nắm bài học của các em, giáo viên có thể cho các nhóm chơi trò chơi củng cố, bằng cách sắp xếp những bức tranh được sắp xáo trộn về đúng vị trí như lúc giáo viên đã tổng hợp trước đó. Cũng có thể cho học sinh kể lại nội dung bài hát dựa các hình ảnh trên. Điều này sẽ giúp tiết học thêm sinh động và các em sẽ chú ý học mà không căng thẳng. Hay cho các em tham gia trò chơi “ Tuyệt đỉnh song ca nhí”, “ Thần tượng âm nhạc nhí”,.giúp các em có thêm phấn khích và hát tốt khi trình bày trước các bạn.
Qua việc học tốt các bài hát góp phần giáo dục cho các em tình: Yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, thầy cô, yêu trường lớp, bạn bè, yêu dân ca, Đây sẽ là những vốn liếng cần thiết để bước đầu hướng các em đến sự hoàn thiện trong nhân cách, để trở thành người có ích cho xã hội sau này.
KẾT QUẢ
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em ham thích học hát nhiều hơn và không còn thấy khó khăn, lo lắng mỗi khi giáo viên gọi đứng lên trình bày bài hát. Việc đưa hình ảnh và video clip minh họa vào bài dạy cũng hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc giới thiệu bài, hướng dẫn từng câu hát khi mà cách dạy truyền thống không thể nào làm được mỗi khi gặp bài hát có nội dung và lời hát khó nhớ đối với học sinh. Giáo viên không còn bị áp lực khi truyền thụ kiến thức mới đến với các đối tượng học sinh có trình độ không đồng đều.
Với cách làm trên, trong quá trình dạy bài hát mới cho học sinh lớp 1, sau khi ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách dùng hình ảnh: tĩnh, động, hiệu ứng và video clip
minh họa, kết hợp với phương pháp truyền thống dạy móc xích các câu hát. Sau khi kiểm tra đối chiếu với kết quả ban đầu vượt hơn cả mong đợi của tôi:
_Bảng thống kê chất lượng:
* Kết quả ban đầu khi chưa ứng dụng CNTT:
Tổng số học sinh
Khối 1
Học sinh HTT
Học sinh HT
HS chưa HT
47 HS
13 HS
16 HS
18 HS
Tỉ lệ
27,7 %
34 %
38,3 %
* Kết quả sau khi ứng dụng CNTT:
Tổng số học sinh
Khối 1
Học sinh HTT
Học sinh HT
HS chưa HT
47 HS
28 HS
19 HS
0 HS
Tỉ lệ
59,6 %
40,4 %
0 %
KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Đề tài này không chỉ áp dụng hiệu quả cho học sinh khối 1 mà còn áp dụng cho các khối 2-3-4-5 của trường Tiểu học Chánh Hội A.
Tôi cũng thông qua kinh nghiệm này cho các anh chị trong khối. Kinh nghiệm này được BGH, khối trưởng và các anh chị đồng nghiệp thống nhất áp dụng thực hiện toàn trường.
Kinh nghiệm này tôi cũng đã giới thiệu đến một số giáo viên tổ chuyên nhạc và được quý thầy cô đồng tình, hưởng ứng như:
+ Cô: Võ Thanh Nguyễn Thị Thu Ngân - Dạy Trường TH Chánh An A
+ Thầy: Nguyễn Phúc Ân - Dạy Trường TH Tân Long Hội B
+ Cô: Nguyễn Thị Bích Huyền - Dạy Trường TH Chánh Hội B
+ Thầy: Đặng Nguyễn Hải Trung - Dạy Trường TH Nhơn Phú A
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Kết luận:
Tóm lại: Việc ứng dụng công nghệ thông tin mà cụ thể là đưa hình ảnh và video clip vào trong quá trình giảng dạy là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp học sinh định hướng được nội dung bài hát, từ đó sẽ dễ thuộc bài thật lâu và hát chính xác hơn.
Kinh nghiệm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học bài hát mới của học sinh khối 1 nói riêng, và chất lượng học môn Âm nhạc của học sinh trường tiểu học Chánh Hội A nói chung. Bản thân học sinh khối 1 không còn thấy học thuộc lời bài hát là một điều quá khó.Qua các giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin,. Từ đó, các em sẽ thích học hát hơn, dạn dĩ hơn khi hát một mình trước lớp, các em cũng sẽ rèn luyện được tinh thần tập thể khi cùng chơi trò chơi, khi hát nhóm, hát đôi, Đặc biệt, khi đã nắm được nội dung bài hát, các em sẽ rút ra được những bài học, những kĩ năng sống cho bản thân mình.
Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy bài hát mới cho học sinh lớp 1, ngoài sự tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, cùng với sự cố gắng trau dồi kĩ năng hát của bản thân học sinh, thì tôi cũng mong các bậc cha mẹ học sinh quan tâm hơn đến việc học của con em mình, cũng như có cái nhìn đúng đắn hơn về vị trí của môn Âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện về “ Đức - Trí – Thể - Mỹ “ của các em học sinh.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tôi nghĩ rằng, giáo dục toàn diện cho học sinh - những mầm non - những chủ nhân tương lai của đất nước, không chỉ ở những kiến thức học đường mà còn cả những môn nghệ thuật. Chính những môn nghệ thuật như Âm nhạc, Mĩ thuật, góp phần hình thành yếu tố thẫm mỹ cho tâm hồn của các em, cho tinh thần các em, cho tuổi thơ trong sáng của các em.
Trên đây là kinh nghiệm tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy “ Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy hát nhạc cho học sinh lớp 1” tại trường Tiểu học Chánh Hội A. Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn rất vô tận, do đó tôi sẽ cố gắng hết sức mình để trau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức của mình để phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một hiệu quả hơn. Tôi kính mong sự đầu tư về cơ sở vật chất, phòng chức năng để giúp học sinh có môi trường học nhạc tốt hơn. Tạo điều kiện cho bản thân tôi và đồng nghiệp đi tập huấn nhiều hơn để tích lũy được nhiều kinh nghiệm phục vụ vào công tác giảng dạy. Nhằm góp phần vào việc phát triển nền giáo dục nước ta ngày một hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Chánh Hội, ngày 12 tháng 10 năm 2017.
DUYỆT CỦA BGH	NGƯỜI THỰC HIỆN
HỨA THỊ NGỌC TUYỀN
DUYỆT TỔ KHẢO SÁT

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.docx
  • pdfSKKN-NGoC_TUYeN_17-18_7beb4569b4.pdf