Báo cáo biện pháp Một số kỹ thuật/phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh

 Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin.; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.

doc 18 trang Thảo Ly 18/08/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kỹ thuật/phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kỹ thuật/phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh

Báo cáo biện pháp Một số kỹ thuật/phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của học sinh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS - THPT TRƯNG VƯƠNG
TỔ HÓA
-----˜™------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KỸ THUẬT/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 
CỦA HỌC SINH
Giáo viên : Đinh La Cúc Linh
Mục lục :
I . Lí do chọn đề tài ...................................................................................Trang 3
II . Giải pháp thực hiện.............................................................................Trang 4
III . Kết quả thực hiện............................................................................. Trang 19
IV . Khả năng nhân rộng .........................................................................Trang 19
V . Bài học kinh nghiệm và kiến nghị......................................................Trang 19
Ký hiệu viết tắt trong bài viết:
	-phương pháp dạy học : PPDH
	- giáo viên : GV
	- học sinh : HS
	- chuẩn kiến thức : CKT.
- kĩ năng : KN
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. 
Hoạt động nhóm là phương pháp được áp dụng trong đa số các tiết dạy đổi mới phương pháp, nhưng hoạt động nhóm có những hạn chế của nó như một số học sinh không tham gia nhưng vẫn được cộng điểm do thuộc cùng một nhóm, một số học sinh tích cực nhiệt tình lại phải gánh cả nhóm, một số thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng cả nhóm...
Do đó để khắc phục những hạn chế trên tôi kết hợp hoạt động nhóm với một số kỹ thuật trong dạy học nhằm phát huy ưu điểm hoạt động nhóm, khắc phục các hạn chế nhằm tối ưu hoá hoạt động nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn giúp đỡ học sinh tự lĩnh hội kiến thức đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, của Bộ giáo dục.
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài : MỘT SỐ KỸ THUẬT/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH
II/GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 	 Như chúng ta đã biết , mỗi phương pháp dạy học đều có thế mạnh riêng và có những hạn chế nhất định. Để phát huy được thế mạnh và khắc phục những hạn chế của mỗi phương pháp dạy học mang lại đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và vận dụng mỗi phương pháp dạy học vào từng phần nội dung bài giảng một cách hợp lí.
Phương pháp dạy học nhóm là phương pháp tổ chức hoạt động mang tính chất phối hợp, hợp tác cao. Đây là một PPDH mới có nhiều ưu điểm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS.
 Tuy nhiên trong thực tế không ít GV quan niệm cứ phải hoạt động nhóm mới là đổi mới. Có giáo viên trong một tiết dạy chia tới 4 – 5 lần hoạt động nhóm, bài nào cũng tổ chức hoạt động nhóm, có người chia nhóm nhưng yêu cầu chung chung, không nêu yêu cầu mục đích rõ ràng về nội dung, thời gian, cách làm.nên dẫn đến học sinh không biết cách làm, không biết cách hoạt động nhóm, có em chạy lộn xộn gây mất trật tự trong lớp và thực ra chỉ một vài em khá giỏi làm việc còn những em khác ngồi chới, đứng ngoài cuộc. Có giáo viên chỉ phát lệnh, không giao việc cụ thể, giáo viên thì làm việc riêng hoặc ngồi chấm bài để học sinh tự do thảo luận nhóm gây lộn xộn không có hiệu quả.
 Giáo viên phải hiểu được mục đích dạy theo nhóm là một hoạt động có mục đích rèn cho học sinh tính phối hợp, hợp tác, tính tập thể, kĩ năng làm việc theo nhóm. Khi tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn cách tiến hành và thời gian rõ ràng để học sinh hiểu được nội dung yêu cầu và hoạt động có hiệu quả.
 Ví dụ: Tổ chức học sinh hoạt động nhóm “ tìm hiểu tính chất tính chất hóa học của halogen”
	-Giáo viên chia 4 nhóm tìm hiểu về tính chất hóa học của từng nguyên tố halogen : Flo, Clo, Brôm, Iốt.
	-Sau đó trộn 4 nhóm lại để mỗi nhóm mới điều có học sinh của 4 nhóm cũ, tìm hiểu tính chất hóa học chung của halogen, giải thích và so sánh
 Điều quan trọng giáo viên phải biết chọn lọc ở những bài có nội dung cần phải hoạt động nhóm, giáo viên phải trực tiếp điều hành, học sinh phải được làm việc đồng bộ , hài hòa. Giáo viên cần quan tâm tới mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém để tất cả học sinh đều được làm việc, đều được trình bày ý kiến của mình và chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên phải tạo không khí học tập cởi mở thân thiện, khuyến khích học sinh tính mạnh dạn khi trình bày trước tập thể. Giáo viên cần yêu cầu nhóm thay đổi nhóm trưởng để ai cũng được làm nhóm trưởng, học sinh yếu, kém, trung bình cũng được làm nhóm trưởng, không để học sinh yếu, kém, trung bình đứng ngoài nhóm. Giáo viên thường xuyên thay đổi cách chia nhóm, cách tổ chức hoạt động nhóm sao cho phù hợp với nội dung bài dạy
 	 Giáo viên phải đặt học sinh trong môi trường hoạt động tích cực trong lớp, tạo hứng thú kích thích tính mạnh dạn cho học sinh. Trong khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên cần theo dõi giúp đỡ các em làm việc liên tục thường xuyên.
 Tóm lại tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức dạy học mới và khó. Nếu giáo viên tổ chức tốt thì sẽ rèn được cho học sinh nhiều kĩ năng, tạo không khí học tập nhẹ nhàng vui vẻ. Tuy nhiên để giờ học đạt hiệu quả cao giáo viên phải biết phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, tổ chức cách thức phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh.
-Một số kỹ thuật được dùng trong dạy học nhằm mục đích khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm của hoạt động nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn giúp đỡ học sinh tự lĩnh hội kiến thức
Kỹ thuật “khăn trải bàn”.
-Kỹ thuật "khăn trải bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
- Cách tiến hành kỹ thuật "khăn trải bàn"
Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
-Một vài ý kiến cá nhân với kỹ thuật "Khăn trải bàn"
Kỹ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
Kỹ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể HS cùng nghiên cứu một chủ đề.
Sau khi các nhóm hoàn tất công việc GV có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
Có thể thay số bằng tên của HS để sau đó GV có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng HS về chủ đề được nêu.
VD: nhóm 1(8 HS) tìm hiểu về tính chất hóa học của Flo
-Gv chia ra 4 nhóm nhỏ : 
2 bạn tìm hiểu về tính chất chung của Flo dựa vào số electron lớp ngoài cùng và độ âm điện.
2 bạn tìm hiểu về Flo tác dụng với kim loại.
2 bạn tìm hiểu về Flo tác dụng với phi kim.
2 bạn tìm hiểu về Flo tác dụng với nước.
 -Lưu ý: công việc này cũng có thể là của nhóm trưởng.
Kỹ thuật “ các mảnh ghép”.
-Kỹ thuật "Các mảnh ghép" là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
+Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
+Kích thích sự tham gia tích cực của HS.
+Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
-Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"
* VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, n ... hữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm; tạo sự yên tĩnh trong lớp học; động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng; các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt; những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ.
VD: để vào bài hidrocacbon no(chương trình 11 cơ bản) giáo viên yêu cầu học sinh trong 3 phút viết ra những gì mình biết về hidro cacbon.
	Sẽ có rất nhiều vấn đề được các em nêu vì các em đã học ở chương trình lớp 9 và một số em đã tham khảo sách giáo khoa trước. Giáo viên dựa vào suy nghĩ của các em mà vào bài
Kỹ thuật XYZ.
Kĩ thuật "XYZ" là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
* Thông thường khi áp dụng kỹ thuật này tôi dùng 835 hay 825 vì đa số tôi chia mỗi nhóm là 8 HS
VD: khi dạy bài dãy điện hóa của kim loại: tôi dùng kỹ thuật 835 như sau:
	-Viết phương trình ( nếu có) khi cho Fe vào dung dịch CuSO4, Cu vào dung dịch AgNO3 và Ag vào dung dịch CuCl2.
	-Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng trên?
	-So sánh tính khử của các kim loại Ag, Cu và Fe
 HS sẽ thảo luận và ghi ý kiến trong 5 phút, và sau đó chuyển cho người bên cạnh. 
Kỹ thuật “bể cá”.
Kỹ thuật "Bể cá" là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi dành cho những người quan sát
Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
Họ có nói một cách dễ hiểu không?
Họ có để những người khác nói hay không?
Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
Kỹ thuật “ổ bi”.
Kỹ thuật "Ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách thực hiện
Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
Kỹ thuật “tia chớp”.
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
Kỹ thuật “lược đồ tư duy”.
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Cách làm
Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
Trình bày tổng quan một chủ đề;
Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
Ghi chép khi nghe bài giảng.
Ưu điểm
Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi.
Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) là một kỹ thuật do giáo sư Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Kỹ thuật này giới thiệu hoạt động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải quyết vấn đề.
Thực hiện
Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian để HS suy nghĩ.
Sau đó HS thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại.
Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp.
Lưu ý
Điều quan trọng là người học chia sẻ được cả ý tưởng mà mình đã nhận được, thay vì chỉ chia sẻ ý kiến cá nhân.
Giáo viên cần làm mẫu hoặc giải thích.
Ưu điểm: thời gian suy nghĩ cho phép HS phát triển câu trả lời, có thời gian suy nghĩ tốt, HS sẽ phát triển được những câu trả lời tốt, biết lắng nghe, tóm tắt ý của bạn cùng nhóm.
Hạn chế:HS dễ dàng trao đổi những nội dung không liên quan đến bài học do giáo viên không thể bao quát hết hoạt động của cả lớp.
Kỹ thuật kippling.
Rudyard Kipling (1865 – 1936) là nhà thơ, nhà văn Anh nổi tiếng, tác giả quyển sách “Cậu bé rừng xanh” và rất nhiều bài thơ hay. 
Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới, hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển.
Thực hiện: các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.
Ví dụ:
Vấn đề là gì?
Vấn đề xảy ra ở đâu?
Vấn đề xảy ra khi nào?
Tại sao vấn đề lại xảy ra?
Làm thế nào để giải quyết vấn đề?
Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề?
Khi nào thì vấn đề giải quyết xong?
Lưu ý
Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.
Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when, who, why, how).
Ưu điểm
Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.
Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
Có thể áp dụng cho cá nhân.
Hạn chế
Ít có sự phối hợp của các thành viên.
Dễ dẫn đến tình trạng "9 người 10 ý".
Dễ tạo cảm giác "Bị điều tra".
III . Kết quả thực hiện.
-Trước khi áp dụng đề tài: các giáo viên trong tổ cảm thấy không hài lòng khi cho học sinh hoạt động nhóm, vì sẽ có một số học sinh hoạt động. 
-Trong năm 2016-2017 tổ hóa có 6 tiết dạy theo chủ đề và phát triển năng lực học sinh.Các tiết này nội dung còn rời rạc, phương pháp chưa rõ ràng nên hiệu quả chưa cao, học sinh chưa có tập trung nhiều vào giờ học nên giáo viên chưa mặn mà với thay đổi phương pháp giảng dạy.
-Khi áp dụng đề tài năm 2017-2018 và nhân rộng trong phạm vi tổ Hóa trường THCS-THPT Trưng Vương, số tiết dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tăng lên 8 tiết, giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp, học sinh tập trung và hiểu bài hơn, hiệu quả tiết dạy cao hơn rõ rệt. 
IV . Khả năng nhân rộng.
- Với các kỹ thuật này có thể áp dụng cho tất cả các môn.
V . Kết luận và kiến nghị.
	1/Kết luận: Với MỘT SỐ KỸ THUẬT/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH đã :
-Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT.
 -Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT.
 -Phát huy tối đa vai trò của học sinh trong hoạt động nhóm.
	-Khắc phục hạn chế của hoạt động nhóm, học sinh lười,yếu không còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
	-Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT.
	2/Kiến nghị:
	-Tôi kiến nghị tổ chuyên môn cần thảo luận để có thể đưa ra nhiều chủ đề và phương pháp phù hợp thì môn Hoá sẽ không còn gì khô khan, khó khăn đối với học sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy thật nhẹ nhàng với giáo viên. 
	NGƯỜI THỰC HIỆN 
 ĐINH LA CÚC LINH

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_ky_thuatphuong_phap_day_hoc_nang_ca.doc