Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp

Chúng ta đều biết rằng, để hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao thì “Sinh hoạt lớp” là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng - một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Mục đích của tiết sinh hoạt lớp đó là chỉ ra những mặt mạnh của học sinh để các em phát huy tố chất của mình, đồng thời làm cho học sinh nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chữa, khắc phục, từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Tuy vậy không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học này.

GVCN dành luôn một tiết để la mắng học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tiết sinh hoạt lớp nặng nề, áp lực. Ai cũng ngao ngán bởi những hành vi "kiểm điểm" của các thầy cô. Nào là tình hình lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài.

Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách

quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là tra tấn cực hình.

Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu, thiếu thực tế,

không sinh động . tạo tâm lí chán nản cho học sinh.

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp
Chuyên đề: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT SINH HOẠT LỚP
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Chúng ta đều biết rằng, để hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao thì “Sinh hoạt lớp” là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng - một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Mục đích của tiết sinh hoạt lớp đó là chỉ ra những mặt mạnh của học sinh để các em phát huy tố chất của mình, đồng thời làm cho học sinh nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chữa, khắc phục, từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực, đáp ứng mục tiêu giáo dục. Tuy vậy không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tiết học này.
GVCN dành luôn một tiết để la mắng học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tiết sinh hoạt lớp nặng nề, áp lực. Ai cũng ngao ngán bởi những hành vi "kiểm điểm" của các thầy cô. Nào là tình hình lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài.
Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách
quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là tra tấn cực hình.
Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu, thiếu thực tế,
không sinh động ... tạo tâm lí chán nản cho học sinh. 
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì nhất thiết phải tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp” để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG:
Trong những năm qua, mặt dù tiết sinh hoạt lớp đã được thực hiện một cách ổn định ở trường, tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hình thức tổ chức. Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm về tiết học này chưa mang tính phổ biến. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn lúng túng chưa có giải pháp hữu hiệu khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp bởi chưa có tài liệu hay giáo án mẫu để vận dụng. Hơn nữa, đối với học sinh các lớp đầu cấp, đầu năm học các em còn rất bỡ ngỡ và rụt rè khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Tinh thần tự giác phát biểu, góp ý kiến giúp nhau cùng tiến bộ của đại đa số học sinh đang còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 10 mà tôi đang chủ nhiệm, đầu năm học các em chưa có thói quen và sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể lớp. 
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:	
- Giáo viên cần xây dựng một đội ngũ cốt cán ngay từ đầu năm học, nắm rõ về năng lực, sở trường, hứng thú, của từng học sinh để giao việc (công việc này do tập thể lớp tín nhiệm bầu ra, giáo viên chỉ định hướng và tổ chức cho cả lớp thực hiện) Tuy nhiên, giáo viên phải rèn luyện cho các em thói quen sử dụng lời nói, hành vi phù hợp với vai trò của mình. 
 - Giáo viên phải tổ chức hướng dẫn các thành viên cốt cán của lớp ghi chép cập nhật hàng ngày vào sổ theo dõi một cách đầy đủ, cụ thể các mặt hoạt động của tổ, lớp (các cá nhân tiêu biểu, những bạn có việc làm chưa đúng,). 
- Giáo viên tổ chức trao đổi, định hướng cho Ban cán sự lớp chuẩn bị đầy đủ nội dung trước giờ sinh hoạt. Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào cho phù hợp.
- Nội dung, hình thức sinh hoạt nên phong phú, đa dạng. Tăng cường những nội dung có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với đặc điểm học sinh; lồng ghép việc thực hiện nội quy trường, lớp và nhiệm vụ của người học sinh, giáo dục kỹ năng sống.
- Tổ chức giao lưu bằng hình thức đối thoại nhằm tạo không khí lớp học thân thiện, đoàn kết, giúp các em tự tin, có hứng thú chia sẻ. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, giáo viên nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng.
- Cuối giờ sinh hoạt, giáo viên nên cho các em nhận xét, góp ý phương pháp làm việc của Ban cán sự lớp (việc điều hành của các bạn hôm nay như thế nào; việc tham gia phát biểu ý kiến của các bạn dưới lớp đã đúng trọng tâm chưa,). Đặc biệt, giáo viên lưu ý đến việc điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc về nhận thức, hành vi,của học sinh. Qua đó các em sẽ tự rút kinh nghiệm cho tiết sinh hoạt lớp tuần tới. Cứ như thế trong vài tuần tiết sinh hoạt sẽ hoàn thiện dần và tạo cho các em có sự hứng thú tham gia sinh hoạt với tinh thần tự giác cao. 
Chẳng hạn, tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp tuần đầu tháng 10 như sau:
1. Ổn định lớp 
2. Các hoạt động 
	* Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá hoạt động tuần 4 
	a) Lớp trưởng lên điều khiển tiết sinh hoạt:
 + Mời lần lượt từng tổ trưởng các tổ lên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của tổ mình trong tuần qua, đề xuất khen thưởng các bạn xuất sắc trong tổ.
	+ Cho các bạn góp ý kiến về các hoạt động của lớp, bình xét thi đua tuần 4.
+ Nhận xét, đánh giá kết quả đạt được và những mặt chưa đạt được của tập thể, cá nhân; đề xuất với giáo viên tuyên dương cá nhân, tổ xuất sắc và có biện pháp cụ thể với các bạn còn mắc khuyết điểm trong tuần.
+ Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 
b) Giáo viên nhận xét chung:
+ Đánh giá những mặt mạnh, mặt còn hạn chế của lớp và mỗi cá nhân; tuyên dương, khen ngợi kịp thời những học sinh đã có sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện trong tuần 4; khuyên nhủ, động viên các em còn mắc khuyết điểm cần cố gắng khắc phục trong tuần 5.
	* Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần 5
- Lớp trưởng nêu dự thảo kế hoạch hoạt động tuần 5 và phong trào thi đua trong tháng 10.
- Cả lớp thảo luận, góp ý kiến bổ sung, giơ tay biểu quyết về kế hoạch tuần 5.
- Lớp trưởng mời giáo viên cho ý kiến
- Giáo viên nêu giải pháp thực hiện thi đua tuần 5 và trong tháng 10 
+ Học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo sĩ số 100%.
+ Phát huy tốt phong trào lớp tự quản (ban cán sự lớp ghi chép cập nhật)
+ Đẩy mạnh nề nếp học tập, xây dựng nhiều giờ dạy tốt, học tốt 
+ Đẩy mạnh tính tổ chức, tự quản trong các giờ hoạt động tập thể, 15 phút đầu giờ.
- Giáo viên gọi một vài học sinh nhắc lại nội dung kế hoạch tuần 5.
* Hoạt động 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, đạo đức
- Kể cho lớp 1 đoạn ngắn trong clip “ thầy Nguyễn Thành Nhân – Cách ứng xử với gia đình, thầy cô”
- Cho lớp thảo luận, nói về gia đình mình, về những việc em đã làm được cho ba mẹ, những việc em không thích ba mẹ làm cho mình. Vì sao?
- Giáo viên phân tích một vài tình huống cụ thể sau đó kết hợp giáo dục các em. 
Nhắc nhở vào ngày 20/10 em sẽ làm gì cho mẹ mình. Từ đó giáo dục các em lòng biết ơn tình yêu gia đình.
	III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả đạt được:
Qua thời gian áp dụng đề tài trên ở lớp tôi đang chủ nhiệm, bản thân thấy rõ sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến và những mong muốn của mình trước tập thể lớp. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Qua đó kích thích tính tích cực, tinh thần trách nhiệm và phát huy được những tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Chính vì vậy, phong trào thi đua học tập của lớp ngày càng sôi nổi, chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để đảm bảo hiệu quả của tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên lưu ý:
- Cần mạnh dạn giao việc cho các em từ cán sự lớp đến các tổ viên nhằm giúp học sinh có điều kiện, cơ hội bộc lộ khả năng tự quản, tham gia sinh hoạt một cách tích cực, tự giác. 
- Tạo điều kiện cho mọi học sinh tự nêu ý kiến của bản thân.
- Giáo viên tránh nhận xét chung chung mà cần có sự nhận xét cụ thể về sự tiến bộ của từng học sinh (dù chỉ là sự tiến bộ khiêm tốn nhất); tuyệt đối tránh nói những lời nhận xét nặng nề, nhắc lại nhiều lần những khuyết điểm của học sinh.
- Tạo bầu không khí vui vẻ, khích lệ, động viên học sinh bằng hình thức khen thưởng nhằm hỗ trợ, kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh. 	
- Phối kết hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức trong nhà trường để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả tối ưu.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân đã áp dụng các giải pháp và hình thức tổ chức giảng dạy, giáo dục nêu trên, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đã có sự thay đổi rõ nét trong tâm thế học tập các môn học cũng như tiết sinh hoạt lớp. Theo đó, chất lượng giảng dạy và giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm hàng năm được nâng lên đáng kể. Với kết quả đã đạt được và những gì tôi mạnh dạn trình bày trong tham luận này, tôi tin chắc rằng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp và nâng cao việc giáo dục toàn diện cho học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt trong việc xây dựng tiết sinh hoạt lớp. Tôi đã áp dụng thường xuyên với lớp mình phụ trách và đã có những thành công nhất định. Tuy có thể chưa nêu hết được các giải pháp, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và tất cả mọi người. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet.docx