Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giảng dạy môn Bóng chuyền Nhằm phát huy, phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

Do nội dung còn quá mới nên ít nhiều cũng gây khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của hs . Do vậy để đáp ứng với sự đổi mới ngày nay, cùng với nhiệm vụ mới trong gió dục thể chất (GDTC) thì vai trò của người giáo viên GDTC hiện nay phải hết sức nổ lực để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đáp ứng với tình hình thực tế .

Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

 

doc 15 trang Thảo Ly 18/08/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giảng dạy môn Bóng chuyền Nhằm phát huy, phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giảng dạy môn Bóng chuyền Nhằm phát huy, phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giảng dạy môn Bóng chuyền Nhằm phát huy, phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
MỤC LỤC
Trang 
Phần I
Lí do chọn đề tài
1
Phần II
Nội dung nghiên cứu
4
A.Nhiệm vụ nghiên cứu
4
B.Tính mới
4
Phần III
Giải quyết các nhiệm vụ và một số giải pháp
5
I.giải quyết nhiệm vụ
5
 1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng một số bài tập và nâng cao hiệu quả các kỹ thuật bóng chuyền trong chương trình thể dục THPT 
5
 2. Thực trạng và những yêu cầu đối với hs khi học kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (bước 1) hay các kỹ thuật môn bóng chuyền 
9
 3. Một số giải pháp 
11
II.Vận dụng các phương pháp vào thực tiễn 
13
1/Họp tổ nhóm chuyên môn
13
2/Vận dụng vào tiết học
13
III.Hiệu quả mang lại 
14
IV. Khả năng nhân rộng :
14
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Nhìn lại lịch sử nước nhà từ buổi khai sinh tới nay, thể thao Việt Nam đã trải qua bao bước thăng trầm và từ đây thể thao Việt Nam đã xác định được những bước đi đúng và xác định được vai trò của nó trong thời kỳ đổi mới. Dù muộn màng so với bạn bè năm châu do nhiều nguyên nhân: Chiến tranh liên miên, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu v.v...Song nhiều thế hệ đàn anh trước đây và thế hệ trẻ bây giờ cũng đã góp sức làm rạng danh cho Đất nước, làm rạng danh cho nền Thể thao nước nhà dù là ít ỏi nhưng cũng đủ khẳng định nền thể dục thể thao (TDTT) của chúng ta đang có nhiều bước đi lên. Để hoàn thành được sứ mệnh của mình, toàn nghành TDTT không ngừng phấn đấu về mọi mặt: Từ xây dựng cơ sở vật chất đến nâng cao thành tích ở các môn thê thao như: Điền kinh, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, võ thuật và đặc biệt là môn bóng chuyền.
Hơn 30 năm qua, môn bóng chuyền nước ta đã đạt được một số kết qủa cả hai phương diện: Bóng chuyền quần chúng và bóng chuyền thành tích cao.
Những năm gần đây, môn bóng chuyền không ngừng phát triên và được coi là môn thể thao mũi nhọn. Được đầu tư và phát triển nâng cao thành tích thi đấu. Trong mấy năm qua, đội bóng chuyền nước ta đã tham gia giải bóng chuyền Đông Nam Á cùng giải bóng chuyền Châu Á và đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là chiếc huy chương đồng đầu tiên của đội bóng chuyền nữ nước ta tại Đại hội TDTT Đông Nam Á (Segames) 19 tổ chức tại Inđônêxia. Đã góp phần vào tiếng nói chung bóng chuyền Việt Nam trên đấu trường Đông Nam Á.
Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi tập luyện nó có tác dụng củng cố và nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con người những phẩm chất quí giá như: Tính tập thể, tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho họ có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bóng chuyền hiện đại phát triển cao đòi hỏi phải có trình độ kỹ, chiến thuật cao, có trình độ thể lực tốt, tâm lý vững vàng.
Bóng chuyền là môn thể thao có tính hấp dẫn cao, dễ tập, thích hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra bóng chuyền còn được coi như một phương tiện hồi phục sức khỏe sau ngày làm việc mệt nhọc. Trong bóng chuyền, sự hoàn hảo của vận động viên phải hội đủ các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo, kết hợp với kỹ thuật điêu luyện.
Phong trào lụyện tập TDTT nói chung và phong trào tập luyện môn bóng chuyền nói riêng ở nước ta, cũng như môn bóng chuyền được giảng dạy ở trường phổ thông nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên, vận động viên là vấn đề được coi trọng. Mỗi kỹ thuật động tác thể thao khi thực hiện đều là một tổ hợp những thành phần hoạt động khác nhau. Đê hoàn thành nhiệm vụ nội dung động tác, chất lượng và hiệu quả động tác biểu hiện sự phối hợp nhịp nhàng, ổn định, hợp lý đã vận dụng trong thi đấu có hiệu qủa cao. Hoạt động thi đấu bóng chuyền là tổ hợp của mọi tư thê kỹ thụât cơ bản như: Phát bóng, đệm bóng, đập bóng, chuyền bóng, chắn bóng tạo nên hệ thống chiến thuật. Trong đó chuyền bóng thấp tay là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng trong bóng chuyền. Nó là khâu đầu tiên tạo tiền đề cho kỹ thuật tấn công tiếp theo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt hơn, kỹ thuật chuyền bóng thấp tay còn là kỹ thuật phòng thủ chắc chắn nhất khi đối phương tấn công.
Do nội dung còn quá mới nên ít nhiều cũng gây khó khăn cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của hs . Do vậy để đáp ứng với sự đổi mới ngày nay, cùng với nhiệm vụ mới trong gió dục thể chất (GDTC) thì vai trò của người giáo viên GDTC hiện nay phải hết sức nổ lực để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đáp ứng với tình hình thực tế .
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
	Đặc trưng của việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh là:
	1.Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn, . . .
	2. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,  Các tri thức phương pháp thường là những qui tắc, qui trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,)Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, tương tự, quy lạ về quen  để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
	3. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”, Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy- trò và trò- trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
	4. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/ đáp án mẫu/ theo định hướng, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sữa chữa các sai sót.
	Đi sâu vào phân tích các nội dung của bộ môn Thể dục mà đặc biệt là nội dung chương trình thể dục các khối lớp THPT thì có thể nói nội dung các môn bóng là môn Thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và đam mê tập luyện đa phần chiếm thời lượng học tập nhiều nhất trên tổng thể cả chương trình học 
 Đây không phải là vấn đề mới nhưng có lẽ còn ít giáo viên quan tâm đến. Vẫn còn có người coi việc học sinh thi các môn thể dục chủ yếu là do năng khiếu của các em, không tập luyện cũng có thể thi đấu và có thành tích cao được vì vậy đã không coi trọng việc giảng dạy cũng như huấn luyện nhất là các môn bóng . Vì nó không chỉ là niềm đam mê của các tầng lớp trong xã hội, mà còn là niềm đam mê của học sinh vì nó dễ chơi, dễ tập luyện và mang tính chất đồng đội, tinh thần đoàn kết, hiểu nhau v.v. Để chuẩn bị tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và môn GDTC nói riêng , việc vận dụng phương pháp giảng dạy phát huy phẩm chất, năng lực học sinh là rất quan trọng vì vậy trong thời gian năm học 2017-2018 và 2018-2019 tôi đã tiến hành vận dụng vào giảng dạy môn GDTC lớp 11 và 12 mà tôi được phân công , đây là cơ sở và lý do tôi lựa chọn đề tài: "Một số phương pháp giảng dạy môn Bóng chuyền Nhằm phát huy, phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông "
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy hs mới học môn bóng chuyền, thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay còn nhiều hạn chế. Phần lớn hs chưa đạt được kỹ thuật hoàn thiện. Các hs mắc sai lầm khi thực hiện động tác còn khá phổ biến. Chính từ thực tế đó trong qúa trình giảng dạy tôi đã đúc kết, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu và hình thành kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (bước 1) chưa cao. Từ đó tôi tìm ra một số bài tập, vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng luyện tập của học sinh. Cũng như vận dụng các phương pháp giảng dạy tối ưu hóa nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh trong qu1a trình học tập, cũng như tập luyện thể thao ngoại khóa
Trong phạm vi đề tài này, tôi bước đầu đề xuất ứng dụng một sô bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả kỹ thuật môn bóng chuyền nói chung và kỹ thuật chuyền bóng thấp tay nói riêng ... án tốc độ bay của bóng đến mình hạn chế thì không có khả năng thực hiện kỹ thuật chuyền bóng chính xác được. Nguyên nhân xảy ra hạn chế đó là:
 	- Không xác định rõ tính năng của đường bóng đi.
 	- Chưa có khả năng định hình trong không gian.
 	- Ít nhạy cảm với kỹ thuật.
1.2.4 - Góc độ và hình tay đón đỡ, chuyền bóng đi không hợp lý:
Do khả năng phán đoán tính năng đường bóng trong không gian chưa tốt nên ảnh hưởng đến độ chuẩn xác khi tiếp xúc với bóng. Nguyên nhân đó là:
 	- Động tác di chuyển đến vị trí chuyền bóng thích hợp để tiếp xúc bóng không chính xác: sớm quá hoặc muộn qúa.
 	- Chưa nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật, khái niệm động tác còn sai.
1.2.5 - Do kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện:
Bất kỳ một VĐV thể thao nào nếu kỹ thuật động tác chưa đạt tới mức hoàn thiện thì hiệu quả thi đấu không thể đạt kết quả cao. Vì vậy, việc nắm vững và hoàn thiện kỹ thuật là điều thiêt yếu.
 	- Cần nắm vững then chốt kỹ thuật động tác.
 	- Thực hiện kỹ thuật phải hợp lý, điêu luyện phù hợp với trình độ của VĐV.
Trong qúa trình giảng dạy việc truyền đạt kỹ thuật là yếu tố quan trọng giữa giáo viên với hs. Khả năng hoàn thiện kỹ thuật còn phụ thuộc vào thời gian giảng dạy và trình độ tiếp thu của hs. Song song với các yếu tố trên còn phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân, giới tính. Theo chương trình đào tạo môn bóng chuyền cho hs mới học ở giai đoạn đầu nên nắm vững và hoàn thiện các kỹ thuật, do đó các nội dung ở bước đầu khi tiếp thu kỹ thuật mắc phải sai lầm là điều không tránh khỏi.
 3. Một số giải pháp : 
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay ( bước 1) .
3.1 - Cơ sở lý luận chung về phương pháp tập luyện kỹ thuật.
Hoạt động của các môn thể thao có tính chu kỳ nói chung, việc tiếp thu kỹ thuật được lặp đi, lặp lại nhiều lần vì việc tiếp thu kỹ thuật tương đối đơn giản. Nhưng kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động không có chu kỳ, luôn luôn thay đổi theo tình huống. Kỹ thuật xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn chỉnh kỹ thuật ngay từ những lần tập đầu tiên. Thông thường là phụ thuộc vào khả năng tích lũy kinh nghiệm, sử dụng phối hợp vận động, do đó trên cơ sở lý luận chung, dựa vào phương pháp tập luyện. Thường sử dụng các phương pháp sau:
 	- Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật.
 	- Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho hs quan sát trực tiếp hoặc cho hs xem băng hình kỹ thuật.
 	- Phương pháp phân chia (phân đoạn).
 	- Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp.
Các phương pháp này luôn được vận dụng cùng một lúc như phương pháp sử dụng lời nói ( thuyết trình) với phương pháp phân chia các khâu cơ bản của kỹ thuật.
Trong quá trình luyện tập muốn đạt được trình độ kỹ thuật cao, người tập phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện : trước hết trong qúa trình luyện tập phải tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Tự giác, tích cực trong học tập rèn luyện giúp người học chủ động, nghiên cứu kỹ thuật kỹ càng trong khi học và sau khi học để áp dụng vào thực tế cho thành thạo.
Luyện tập phải thường xuyên có hệ thống, phải tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp cho người tập nâng cao được hiệu quả cao trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho việc đi sâu vào kỹ thuật phức tạp hơn, tạo tự tin cho sự sáng tạo chiến thuật trong thi đấu. Việc củng cố, nâng cao luyện tập các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ở giai đoạn đầu luyện tập dễ mắc những sai lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật. Chính vì vậy mà khi tập luyện, giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền ở giai đoạn đầu giáo viên, huấn luyện viên cần sử dụng nhiều phương pháp, sáng tạo, tận tình giúp học sinh khắc phục những sai lầm mắc phải trong khi thực hiện động tác.
3.2 - Xác định một số bài tập ứng dụng nhằm nâng cao hiệu qủa kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (bước 1).
Dựa trên cơ sở lý luận chung, chuyên môn về phương pháp huấn luyện, giảng dạy môn bóng chuyền. Kết hợp quan sát, trao đổi với các giáo viên, huấn luyện viên tôi lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho hs 
* Bài tập bổ trợ.
1 - Chạy rẻ quạt.
2 - Các tư thế chuẩn bị. 
3 - Nhảy dây nhanh.
4 - Thực hiện kỹ thuật không bóng.
5 - Chạy tốc độ 30m. Chạy 9-3-6-9 hoặc 9-3-6-9-18
6 - Tập mô phỏng hình tay đón đỡ bóng hợp lý.
7 - Nhồi bóng bằng 2 tay.
8 – các bài tập khởi động với bóng (đậm bóng xuống sân bằng 1 nay, 2 tay)
* Bài tập kỹ thuật động tác.
1 - Tập phán đóan đường bóng và di chuyển đón đỡ bóng chuyền bóng thấp tay.
2 - Tập góc độ ra tay thích hợp.
3 - Tập kết hợp dùng sức toàn thân.
4 - Di chuyển đón đỡ bóng vào tường.
5 - Tự đệm bóng nhiều lần. Nhóm 2 bạn đệm bóng, chuyền bóng cao tay
6 - Tập đỡ phát bóng qua lưới.
7 - Tập đỡ gõ bóng nhẹ, mạnh.
8 - Tập đỡ đập bóng.
9 - Tập đỡ bóng phòng thủ cá nhân, nhóm.
Để xác định cơ sở thực tiễn và khách quan, khi đưa ra những bài tập để tôi phỏng vấn kết hợp trao đổi trực tiếp với các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá lựa chọn các bài tập để nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng).
Qua kết quả phỏng vấn trên tôi nhận thấy các bài tập được các nhà chuyên môn quan tâm sử dụng nhiều hơn ở các phần trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật bóng chuyền đó là:
* Bài tập 1: Chạy rẻ quạt.
* Bài tập 2: Các tư thế chuẩn bị
* Bài tập 3: Tập hình tay đón đỡ bóng hợp lý
3.3 - Yêu cầu đối với bài tập kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (bước 1).
 	* Bài tập 1:Tập phán đoán đường bóng đi và di chuyển chuyền bóng.
*Bài tập 2:Di chuyển đón đệm bóng vào tường.
Tác dụng của bài tập: vừa sửa hình tay, góc độ, cách dùng lực, phối hợp sức và độ chuẩn của bóng theo ý muốn của nguời tập.
* Bài tập 3: Tập đỡ phát bóng.
* Bài tập 4: Tự đệm bóng nhiều lần.
* Bài tập 5:Tập đỡ bóng phòng thủ cá nhân, nhóm.
* Phương pháp tập luyện cho nhóm thực nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy vì thời gian có hạn, tôi chỉ thực hiện 10 giáo án. Nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu tôi phân tích từng yêu cầu yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật nguyên vẹn để áp dụng cho nhóm thực nghiệm.
Đầu tiên tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về góc độ ra tay khi tiếp xúc bóng. Định hình được tính năng của đường bóng trong không gian. Đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác. Tôi áp dụng những bài tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để hs ổn định động tác những đường bóng cơ bản khi thực hiện.
Để tránh sự nhàm chán trong tập luyện, tôi thay đổi bài tập bằng cách ứng dụng các bài tập kỹ thuật vào buổi học trong các bài tập mà tôi đưa ra với sự thay đổi hợp lý trong từng giáo án nhằm tăng cường tính hưng phấn cho hs.
II.Vận dụng các phương pháp vào thực tiễn 
Để nâng cao năng lực và phát huy phẩm chất của học sinh, tôi đã vận dụng một số biện pháp, phương pháp dạy học (Sinh hoạt chuyên môn)
1/Họp tổ nhóm chuyên môn:
-Họp nhóm chuyên môn dạy theo khối lớp để thống nhất phương pháp dạy:
	+Tiến trình dạy học
	+Phương pháp dạy cho từng đối tượng học sinh (Kết hợp phân công ghi hình), nhằm mục đích rút kinh nghiệm và là tư liệu
	+Tranh ảnh, minh họa cho từng nội dung và cả việc thị phạm
	+Nội dung các bài tập bổ trợ
	+Nội dung các bài tập kỹ thuật, chiến thuật
	+Phương pháp làm trọng tài
	+Nội dung kiểm tra
	+Kế hoạch dự giờ rút kinh nghiệm
+Dự báo các tình huống có thể xảy ra để phòng tránh chấn thương cho học sinhv.v
2/Vận dụng vào tiết học:
-Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
-Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
-Học sinh báo cáo kết qủa học tập.
-Giáo viên nhận xét đánh giá kết qủa học tập.
Sau mỗi tiết dạy và học bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức lớp tốt hơn nhằm phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em phát huy hết khả năng, năng lực và phẩm chất cần đạt
III.Hiệu quả mang lại 
Được phân công giảng dạy lớp 11/8 và 11/9, tôi đã vận dung phương pháp dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh vào giảng dạy môn bóng chuyền. Học sinh đã từng bước biết vận dụng đúng theo yêu cầu của giáo viên đề ra, ý thức tổ chức kỷ luật và thái độ học tập của các em ngày một tích cực và tiến bộ về tính tực giác tích cực, năng lực tập luyện, phẩm chất của các em ngày được rèn luyện với chiều hướng tích cực.
Cho đến nay môn bóng chuyền được giảng dạy chính khóa tại trường THCS-THPT Trưng Vương, học sinh tiếp thu và tập luyện một cách thuần thục về kỹ thuật, chiến thuật, các bài tập cơ bản và các em biết vận dung vào việc tập luyện theo tổ, nhóm v.v . Ngoài ra môn bóng chuyền đã từng bước được các em tham gia tập luyện ngoại khóa rất đông với tinh thần tự giác, tích cực, đoàn kết, thân ái. Phần lớn các em vận dụng tốt các kỹ thuật, chiến thuật, biết vận dụng luật bóng chuyền vào thi đấu.
IV. Khả năng nhân rộng :
Áp dụng tốt trong đơn vị và tôi đã được sở giáo dục phân công báo cáo tập huấn cho giáo viên môn GDTC THPT toàn tỉnh để áp dụng trong giảng dạy. (Xem phim tư liệu một tiết dạy do tôi phụ trách) để nhận xét rút kinh nghiệm , các cách làm này để nâng cao chất lượng giảng dạy đối giáo viên GDTC và năng cao năng lực vận động, rèn luyện thể chất, kỷ năng đối với học sinh. 
Với các kỹ thuật động tác trong chương trình giảng dạy môn bóng chuyền , 11,12 và huấn luyện tham dự thi đấu các giải thể thao . Đối với đồng nghiệp qua trao đổi, có nhiều giáo viên tiếp nhận các phương pháp trên và vận dụng vào tiết dạy của mình bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn . Nhằm từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.
 __Hết__
	 TPVL, ngày 02 tháng 05 năm 2019	 
 Người viết	
	 Nguyễn Đình Tuân 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_phuong_phap_giang_day_mon_bong_chuy.doc