Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Infographic trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học THPT

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người.

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình GDPT 2018 đã xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, . thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình GDPT 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Các năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ và năng lực thể chất.

Môn Hoá học ngoài việc góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể, còn hình thành và phát triển ở HS năng lực hoá học - một biểu hiện đặc thù của năng lực KHTN với các thành phần:

- Năng lực nhận thức hoá học: Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn

 

docx 53 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Infographic trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Infographic trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Infographic trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học THPT
Së GIÁO Dôc Vµ ®µO t¹O NGhÖ AN TR¦êNG thpt DIÔN ch©u 2
S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
T£N §Ò TµI: Sö DôNG INFOGRAPHIC TRONG D¹Y HäC THEO §ÞNH H¦íNG PHÁT TRIÓN N¡NG LùC HäC SINH M¤N HÓA HäC THPT
LĨNh VùC: HÓA HäC
Hä vµ tên tác gi¶: Lê V¨n Hoµng
Tæ chuyên m«n:	Khoa häc Tù nhiên
Sè ®iÖn tho¹i:	0982470940
NghÖ An, n¨m 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT	3
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	4
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU	4
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	5
TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI	5
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI	5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	6
CƠ SỞ LÝ LUẬN	6
Dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực	6
Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng học liệu số trong dạy học và giáo dục HS THPT môn Hóa học	7
Giới thiệu về infographic	9
CƠ SỞ THỰC TIỄN	10
Đặc điểm bộ môn Hóa học	10
Cơ sở vật chất của nhà trường	11
Đội ngũ giáo viên	11
Thực trạng học sinh	12
THIẾT KẾ INFOGRAPHIC	12
Một số yêu cầu khi thiết kế infographic	12
Quy trình thiết kế infographic	13
Sử dụng các phần mềm thiết kế infographic	14
Một số infographic mà GV và HS đã thiết kế	20
SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HS	20
Yêu cầu khi sử dụng infographic trong dạy học Hóa học	20
Các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học Hóa học	21
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	42
Mục đích thực nghiệm	42
Đối tượng, thời gian thực nghiệm	42
Nội dung, phương pháp thực nghiệm	42
Kết quả thực nghiệm	43
PHẦN III: KẾT LUẬN	45
KẾT LUẬN	45
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT	45
Hướng phát triển của đề tài	45
Với các cấp quản lí giáo dục	46
Với giáo viên	46
Với học sinh	46
TÀI LIỆU THAM KHẢO	47
PHỤ LỤC	48
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT	Công nghệ thông tin
GD&ĐT	Giáo dục và Đào tạo
GDPT	Giáo dục phổ thông
GV	Giáo viên
HS	Học sinh
KHTN	Khoa học tự nhiên
KTDH	Kĩ thuật dạy học
KTĐG	Kiểm tra đánh giá
NXB	Nhà xuất bản
PPDH	Phương pháp dạy học
SGK	Sách giáo khoa
THCS	Trung học cơ sở
THPT	Trung học phổ thông
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, các thông tin đến với chúng ta có thể theo nhiều phương thức truyền tải khác nhau. Trong đó, infographic được các cơ quan báo chí, truyền thông lựa chọn để truyền tải thông tin với tần suất ngày càng cao. Infographic là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp một cách nhanh, rõ ràng và sinh động với những đặc điểm nổi trội như khả năng tổng hợp, khái quát hóa, tính thẩm mĩ. Đối với người đọc, infographic được yêu tích nhờ rất ít chữ nhưng lại đầy đủ nội dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt. Trong giáo dục, việc sử dụng infographic vẫn còn khá mới mẻ, nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng ứng dụng để để đơn giản hóa sự truyền tải kiến thức cho HS.
Chương trình GDPT mới năm 2018 đã từng bước áp dụng vào các cấp học. Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS là một nhiệm vụ cấp thiết và trọng tâm. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc dạy và học cũng đang chuyển mình sâu sắc dựa trên nền tảng CNTT và tăng cường khả năng tự học của HS. Trong KTĐG, các bài kiểm tra viết có thể được thay thế bằng các bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm học tập, Hóa học với đặc thù là một bộ môn khoa học TN, nhưng với lượng kiến thức cần truyền tải lớn, rất cần hình thành kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức và tạo được sự hứng thú trong HS. Infographic hoàn toàn có cơ sở để sử dụng trong môn Hóa học ở tất cả các hoạt động trải nghiệm - kết nối, hình thành kiến thức, luyện tập và vận dụng cũng như các hoạt động KTĐG HS.
Nhằm đưa infographic trở nên gần gũi hơn đối với GV và HS, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài "Sử dụng infographic trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học THPT". Đề tài giới thiệu và sử dụng infographic như một phương tiện mới trong dạy học Hóa học nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, phát huy các phẩm chất và góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và KTĐG sử dụng infographic trong dạy học môn Hóa học THPT.
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình môn Hóa học THPT.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lý luận về sử dụng infographic trong dạy học Hóa học.
Tìm hiểu thực tế việc dạy học Hóa học ở trường THPT.
Thiết kế và đề xuất biện pháp sử dụng infographic trong dạy học và KTĐG môn Hóa học THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm,
TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học, đề tài góp phần nâng cao nhận thức của bản thân về một biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ Hóa học THPT theo ... Dũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung, Trần Thị Hoa Lan, Infographic - phương tiện mới trong dạy học Địa lí. Tạp chí khoa học Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 7 (2017), 164-172.
Adams, D. (2011). What Are Infographics and Why Are They Important?
 important/
Các tài liệu, nội dung trên mạng internet.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh các hoạt động học tập của HS sử dụng infographic
Phụ lục 2: Rubric đánh giá sản phẩm infographic của nhóm HS
Tiêu chí đánh giá

Trọng số
Mô tả mức chất lượng

Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10 - 8,5
8.4 - 7,0
6,9 - 5,0
4,9 - 0,0

Hình thức infographic

20%

- Bố cục hợp lý, đầy đủ tiêu đề, sắp xếp các mục logic
Phối màu hài hòa, phù hợp, hình ảnh chọn lọc, đẹp mắt.
Font chữ, cỡ chữ rõ ràng, không có lỗi chính tả.

- Bố cục tương đối hợp lý, đầy đủ tiêu đề, sắp xếp các mục khá logic.
Phối màu còn gây rối mắt, hình ảnh khá chọn lọc.
Font chữ, cỡ chữ một số còn quá nhỏ hoặc quá to, không có lỗi chính tả.
- Bố cục chưa gọn gàng, đủ tiêu đề, sắp xếp không
logic.
Phối màu còn gây rối mắt, chưa làm nổi bật nội dung, hình ảnh
chưa chọn lọc.
Font chữ, cỡ chữ một số quá nhỏ hoặc quá to, có một số lỗi chính tả.

- Bố cục lộn xộn, không có tiêu đề, sắp xếp các mục không logic.
Phối màu còn gây rối mắt, hình ảnh không phù hợp.
Font chữ không rõ ràng, cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to, nhiều lỗi chính tả.


Nội dung infographic

40%
Đầy đủ các mục theo yêu
cầu.
Thông tin, hình ảnh chính xác, ngắn gọn, đủ ý.
- Đầy đủ các mục theo yêu
cầu.
- Thông tin hình ảnh, chính xác, nhưng một thông tin
chưa ngắn gọn, đủ ý.
Thiếu không quá 1/2 số mục theo yêu cầu.
Một số thông tin, hình ảnh
chưa chính xác, chưa ngắn gọn, đủ ý.
Thiếu hơn 1/2 số mục theo yêu cầu.
Nhiều thông tin, hình ảnh
chưa chính xác, dài dòng, không có tính khái quát.


Báo cáo sản phẩm

20%
- Trình bày rõ ràng, tự tin, thuyết phục, phối hợp nhuần nhuyễn thao tác với lời nói.
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi.
- Trình bày rõ ràng, khá tự tin, một số chỗ còn ấp úng.
- Trả lời đúng trên 2/3 số câu hỏi.
Hoàn thành phần trình bày nhưng
chưa rõ ràng, còn ấp úng.
Trả lời đúng trên 1/2 số câu hỏi
- Trình bày chưa rõ ràng, không tự tin, không thuyết phục.
- Trả lời đúng dưới 1/2 số câu hỏi.

Tham gia hoạt động nhóm

20%
100%
thành viên tham gia
~ 80%
thành viên tham gia
~ 60%
thành viên tham gia
< 40%
thành viên tham gia

Tổng điểm

Phụ lục 3: Minh họa Bài kiểm tra 15 phút KTĐG HS
Cấu trúc: 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Mức độ: 40% nhận biết (NB), 30% thông hiểu (TH), 20% vận dụng (VD), 10% vận dụng cao (VDC).
- Lưu ý: Do HS mới tiếp xúc với hệ thống danh pháp mới khi sử dụng và thiết kế infographic, để thuận lợi cho việc làm bài của HS, các danh pháp hóa học trong bài kiểm tra sử dụng theo chương trình hiện hành.
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT - CHỦ ĐỀ ANCOL
Câu 1: (NB) Chất nào sau đây là ancol (C6H5- là vòng benzen)?
A. CH3-O-CH3.	B. CH3-CH2-CHO. C. C6H5-CH2-OH.	D. C6H5-OH.
Câu 2: (NB) Theo công thức của WHO, một dung dịch dùng để khử khuẩn chứa các thành phần: ancol etylic, hiđro peoxit, glixerol, tinh dầu và nước cất pha theo tỉ lệ nhất định. Công thức của ancol etylic là
A. C2H4(OH)2.	B. C2H5OH.	C. CH3OH.	D. C3H7OH.
Câu 3: (NB) Metanol (cồn gỗ), là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất etanol, thường chiếm một lượng nhỏ trong cồn công nghiệp. Metanol là một chất rất độc, có thể gây tổn thương não thậm chí gây tử vong. Công thức của metanol là
A. C2H5OH.	B. HCHO.	C. CH3OH.	D. HCOOH.
Câu 4: (NB) Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 170oC thu được sản phẩm chính là
A. Etilen.	B. Axetilen.	C. Anđehit axetic.	D. Ete etylic.
Câu 5: (TH) Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Butan.	B. Etilen.	C. Metanol.	D. Etanol.
Câu 6: (TH) Ancol nào không có khả năng hòa tan Cu(OH)2?
A. Propan-1,2-điol. B. Etilen glicol.	C. Propan-1,3-điol. D. Gilxerol.
Câu 7: (TH) Ancol nào sau đây bị oxi hóa bởi CuO cho sản phẩm là xeton?
A. CH3-CH2-OH.	B. CH3-CH(OH)-CH3.
C. HO-CH2-CH2-OH.	D. (CH3)3C-OH.
Câu 8: (VD) Cho 1,85 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư thu được 280 ml khí H2 (đktc). Công thức của X là
A. C2H5OH.	B. C5H11OH.	C. C3H7OH.	D. C4H9OH.
Câu 9: (VD) Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol đơn chức, mạch hở X đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. CTPT của X là
A. C3H8O.	B. CH4O.	C. C2H6O.	D. C4H10O.
Câu 10: (VDC) Thực hiện lên men 1000 kg sắn (chứa 81% tinh bột) để sản xuất etanol phục vụ cho pha chế xăng sinh học E5 RON 92. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90% và khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích xăng E5 RON 92 pha chế được là
A. 14375 lít.	B. 11500 lít.	C. 10350 lít.	D. 8280 lít.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
C
A
D
C
B
D
A
C
Phụ lục 4: Mã QR Code truy cập các infographic đã thiết kế và sử dụng
Từ điện thoại, máy tính bảng, sử dụng phần mềm quét mã QR Code tại đây:
Phụ lục 5: Một số infographic khác mà tác giả cũng như học sinh đã thiết kế và sử dụng
Infographic Xăng sinh học - Vì một hành tinh xanh:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_infographic_trong_day_hoc_theo.docx
  • pdf02 Lê Văn Hoàng - THPT Diễn Châu 2 - Hóa học.pdf