Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm chương cacbohyđrat hóa học 12

Với việc vận dụng các phương pháp đã nêu trên vào công tác giảng dạy tôi thấy học sinh nhanh chóng nắm vững và giải quyết được những bài toán mà trước đây các em vẫn cho là rất khó khăn để giải một cách nhanh chóng, qua đó giúp học sinh hứng thú hơn với môn Hóa Học góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Hóa Học ở trường THPT.

Giải pháp cốt lõi trong đề tài này là áp dụng hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng quy ra đơn vị khối lượng để tính theo qui tắc tam suất.

 

doc 8 trang Thảo Ly 17/08/2023 1860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm chương cacbohyđrat hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm chương cacbohyđrat hóa học 12

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm chương cacbohyđrat hóa học 12
PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG CACBOHYĐRAT HÓA HỌC 12
Qua những năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khả năng giải toán Hóa học của các em học sinh còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giải các bài tập trắc nghiệm. Trong đó dạng bài tập về cacbohyđrat là một ví dụ. Khi giải các bài tập trắc nghiệm dạng này học sinh thường gặp những khó khăn khi viết phương trình phản ứng dẫn đến thường giải rất dài dòng, nặng nề về mặt hóa học không cần thiết và mắt nhiều thời gian cho một bài. Nguyên nhân là học sinh chưa tìm hiểu rõ, vững các định luật hoá học và các hệ số cân bằng trong một bài thi trắc nghiệm. 
Xuất phát từ suy nghĩ muốn giúp học sinh giải nhanh các bài tập trắc nghiệm liên quan đến kiến thức chương Cacbohyđrat. Tôi xin giới thiệu đến quí thầy cô cách hướng dẫn cho học sinh «  Phương pháp giải nhanh bài tập Cacbohyđrat » như sau :
I. CƠ SỞ HÓA HỌC :
Tinh bột
162 (đvkl)
Glucozơ
180(đvkl)
2C2H5OH
(92 đvkl)
2Ag
216 (đvkl)
2CO2 (đktc)
88đvkl
44,8 đvtt
2CaCO3 
200 (đvkl)
Sobitol
182 (đvkl)
1. Hệ thống sơ đồ tương quan giữa các chất trong phản ứng hóa học của chương Cacbohyđrat.
(2)
(1)
(4)
(3)
(5)
Saccarozơ
342 (đvkl)
Glucozơ
180(đvkl)
4Ag
432 (đvkl)
Frutozơ
180(đvkl)
(6)
(2)
Xenlulozơ 
162 (đvkl)
Xenlulozơ tri nitrat
297(đvkl)
(7)
enzim
Phản ứng (1)
(C6H10O5)n + nH2O nC6 H12O6
162n ( đvkl) 180n ( đvkl)
Hay 162 ( đvkl) 180(đvkl)
Phản ứng (2)
HOCH2[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+2H2O HOCH2[CHOH]4COONH4+2Ag+ 2NH4NO3
 180 (đvkl) 216 (đvkl)
Hoặc 1 mol 2 mol
Phản ứng 3
HOCH2[CHOH]4CHO + H2 HOCH2[CHOH]4CH2OH
 180( đvkl) 182(đvkl)
 Phản ứng 4
C6H12O6 2C2H5OH + 2 CO2
 180(đvkl) 92(đvkl) 88 (đvkl) ( hoặc 44,8 đvtt ở đktc)
Phản ứng 5
2CO2 + 2Ca(OH)2 2 CaCO3 + 2H2O ( 5)
88(đvkl) 200 (đvkl)
CO2 + Ca(OH)2 CaH(CO3)2 ( 5.1)
Ca(HCO3)2+ CaCO3 + CO2 + H2O (5.2)
Dựa vào phương trình 5.1 và 5.2 ta có thể suy ra rằng: nếu bài toán cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được m1 gam kết tủa, dung dịch thu được đem đun nóng thì thu thêm m2 gam kết tủa nữa. Như vậy ta quy về tổng khối lượng kết tủa thu được là (m1 + 2m2 ) rồi chỉ tính theo phương trình (5).
Phương trình 6
C12H22O11+H2O C6H12O6 (Glucozơ)+ C6H12O6 (Fructozơ)
342 (đvkl) 180 (đvkl) 180 ( đvkl)
Phương trình 7
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
	 162 ( đvkl) 	 189 (đvkl) 297( đvkl)
II – MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CACBOHYĐRAT
DẠNG 1: Phản ứng tráng gương của glucozơ (C6H12O6)
C6H12O6 2Ag 
Hiệu suất x%
 180 (đvkl) 216 ( đvkl).
	 a (đvkl) b (đvkl)
Nếu gặp bài tập trắc nghiệm dạng này thì hướng dẫn học sinh làm theo qui tắc tam suất theo sơ đồ trên. 
+ Nếu đã biết a, yêu cầu tính b với hiệu suất x% thì
+ Nếu cho biết b, yêu cầu tính a với hiệu suất x% thì
+ Nếu cho trước a và b, yêu cầu tính hiệu suất thì
VD1: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3 /dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam kết tủa bạc.Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
	A. 11,4 %	B. 14,4 %	 C. 13,4 %	 D. 12,4 %
HD: Đầu tiên tính khôí lượng glucozơ ( ở đây hiệu suất 100%)
 Nồng độ % của dung dịch glucozơ
	Chọn đáp án B
VD 2: Cho 27 gam glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì thu được 25,92 gam kết tủa bạc. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là:
A. 70%	B. 50%	C. 80%	D.75%
HD: Hiệu suất phản ứng 
Áp dụng công thức 
Chọn đáp án C
DẠNG 2: Phản ứng lên men của glucozơ (C6H12O6) 
+ dd Ca(OH)2
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 2CaCO3
180 92 88 200 ( đvkl)
mglucozo mancoletylic mcacbonic mkết tủa
Tương tự dạng 1, hướng dẫn cho học sinh thực hiện theo qui tắc tam suất
Chú ý: nếu bài toán cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được m1 gam kết tủa, dung dịch thu được đem đun nóng thì thu thêm m2 gam kết tủa nữa. Như vậy ta quy về tổng khối lượng kết tủa thu được là (m1 + 2m2 ) rồi chỉ tính theo sơ đồ trên.
VD1: Lên men hoàn toàn m gam glucozo, thu được ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ khí thu được qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 10 gam kết tủa. Dung dịch sau phản ứng đem đun nóng thì thu thêm 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:
A.27 gam	B. 36 gam	C . 21,6 gam	D. 18 gam
HD: Ta quy về khối lượng kết tủa thu được = (10 + 2x5)= 20 gam.
Áp dụng quy tắc tam suất theo sơ đồ trên.( HS = 100%)
Chọn đáp án D.
VD2 Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%. Thu được 9,2 gam ancol etylic. Khối lượng glucozơ đã dùng là:
A. 18	B.27	C.20,5	D. 21,5
HD: Bài toán ở đây yêu cầu tính khối lượng chất tham gia, cho biết khối lượng chất tạo thành và hiệu suất. Liên hệ cách tính của dạng 1 để áp dụng
Ta có 
Chọn đáp án C
Dạng 3: Phản ứng thủy phân saccarozơ (C12H22O11)
C12H22O11 (saccarozơ) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
342 180 180 ( đvkl)
+ AgNO3/NH3
432(đvkl)
4Ag
Bài toán dạng này thường gặp đề bài cho thủy phân rồi lấy sản phẩm đem thực hiện phản ứng tráng bạc. Cách làm cũng tương tự dạng 1,2 nhưng cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững mối tương quan khối lượng các chất trong sơ đồ phản ứng.
VD1: Muốn có 162 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
	A. 307,8 gam.	B. 412,2gam.	 C. 421,4 gam.	 D. 370,8 gam.
HD: 	C12H22O11(Saccarozơ) C6H12O6 (glucozơ) 
msacazơ ?
162g
 342 g	 180 g
 msacazơ = ==307,8(g). Chọn đáp án A.
VD2. Thủy phân 171 gam saccarozơ trong môi trường axit thì thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A rồi cho phản ứng với AgNO3/NH3 ( dư) thì thu được m gam kim loại Ag. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. Giá trị của m là.
A. 172,8 gam B. 216 gam C. 270 gam	D. 180 gam
HD. Dạng bài này cho hiệu suất của quá trình nên ta hướng dẫn cho học sinh áp dụng cách tính dực theo mối liên hệ giữa saccarozơ và kim loại Ag, không bận tâm đến giai đoạn tạo glucozơ và Fructozơ.
C12H22O11(Saccarozơ) 4Ag
432 ( gam)
HS: 80%
mAg ?
Khối lượng kim loại Ag
 Chọn đáp án A
DẠNG 4: Xenlulozơ + axitnitrit xenlulozơ trinitrat
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
	m: 162 189 297
Đối với dạng này ta cũng hướng dẫn cho học sinh cách làm tương tự như những dạng ở trên.
VD : Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
HD: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 à [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
HS: 90%
 	 162 189 297
 16,2 m=? 
tấn
 Chọn đáp án A
Từ 4 dạng trên giáo viên có thể hướng dẫn thêm cho học sinh nhiều dạng nữa dựa vào cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên.
	Với việc vận dụng các phương pháp đã nêu trên vào công tác giảng dạy tôi thấy học sinh nhanh chóng nắm vững và giải quyết được những bài toán mà trước đây các em vẫn cho là rất khó khăn để giải một cách nhanh chóng, qua đó giúp học sinh hứng thú hơn với môn Hóa Học góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn Hóa Học ở trường THPT.
Giải pháp cốt lõi trong đề tài này là áp dụng hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng quy ra đơn vị khối lượng để tính theo qui tắc tam suất.
Quí thầy cô có thể tham khảo và đóng góp ý kiến cho bài viết này, góp phần giúp cho bài viết hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
Người viết :  Trương Văn Bùi- GV môn Hóa Học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS Nguyễn Thanh Khuyến: Phương pháp giải bài tập Hoá học Hữu cơ, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2006 
TS. Cao Cự Giác: Phương pháp giải bài tập Hoá học 12, Tập 2, NXB ĐHQG Hà Nội 2008. 
Nguyễn Đình Độ: Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 12, NXB Đà Nẳng 2006. 
Sách bài tập Hoá học lớp 12, NXBGD – 2010. 
Sách giáo khoa Hoá học lớp 12, NXBGD - 2010

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_nhanh_bai_tap_trac_ng.doc