SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học phần hóa học hữu cơ chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp có10 nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB đã được đề xuất.

- Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng.

- Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học.

- Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.

- Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập.

- Mỗi HS có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình.

- Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kỹ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em.

- Phụ huynh HS và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà HS, lớp học cần để thực nghiệm.

- Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu ) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.

- Ở địa phương, các Viện đào tạo giáo viên (Trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm) giúp các giáo viên về kinh nghiệm và phương pháp dạy học.

- Giáo viên có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những modul kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc.

Giáo viên cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.

 

docx 62 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học phần hóa học hữu cơ chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học phần hóa học hữu cơ chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh

SKKN Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học phần hóa học hữu cơ chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2
----------–&—----------
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
Người thực hiện	: TRẦN THỊ THU HÀ
: PHẠM THỊ HƯƠNG
Tổ	: Tự Nhiên. Nhóm: Hóa Học Địa chỉ gmail	: hahdc2@gmail.com
Số điện thoại	: 0972833334 – 0979255589
Năm học: 2021-2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT	4
PHẦN I. MỞ ĐẦU	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Tính mới của đề tài	2
PHẦN II. NỘI DUNG	3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH	3
Cơ sở lý luận	3
Khái quát về phương pháp Bàn tay nặn bột	3
Cơ sở khoa học của phương pháp Bàn tay nặn bột	3
Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB	5
Những đặc điểm của phương pháp BTNB.	6
Các kỹ thuật dạy học và các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh trong phương pháp BTNB	6
Vai trò của thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB.	12
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo	12
Cơ sở thực tiễn	14
Thuận lợi	14
Khó khăn	14
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀN TAY NẶN BỘT TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH	16
Tổ chức lớp học	16
Bố trí vật dụng trong lớp học	16
Không khí làm việc trong lớp học	16
Một số biện pháp áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong dạy học phần hóa hữu cơ chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS	17
Lựa chọn nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học BTNB để giải quyết vấn đề	17
Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB	18
Xây dựng bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.20
Vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ trong phương pháp bàn tay nặn bột để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh	22
Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp BTNB	23
Các bước thực hiện khi giảng dạy môn Hóa học vận dụng phương pháp BTNB nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo	24
Mục tiêu	24
Cách thực hiện	24
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	26
Mục đích thực nghiệm	26
Đối tượng và địa bàn thực nghiệm	26
Nội dung thực nghiệm	27
Phương pháp	27
Giáo án đối chứng	27
Giáo án thực nghiệm	38
Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm	46
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm	46
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm	46
PHẦN III. KẾT LUẬN	48
Kết luận	48
Kiến nghị	48
TÀI LIỆU THAM KHẢO	50
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
THPT
Trung học phổ thông
2
GV
Giáo viên
3
HS
Học sinh
4
BTNB
Bàn tay nặn bột
5
ĐC
Đối chứng
6
GQVD
Giải quyết vấn đề
7
THCS
Trung học cơ sở
8
PPDH
Phương pháp dạy học
9
TN
Thực nghiệm
10
GDPT
Giáo dục phổ thông
11
TBDH
Thiết bị dạy học
12
GD
Giáo dục
13
ĐT
Đào tạo

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Đổi mới để phát triển – Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học (PPDH) thì đổi mới về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là minh chứng cho sự đổi mới nền giáo dục của nước nhà trong thời gian sắp tới.
Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình GDPT 2018 đang hướng tới.
Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới PPDH là tích cực hóa nhận thức và hoạt động học tập ở HS, là phát huy ở các em tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Trong chương trình THPT, Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên, thực nghiệm, liên quan đến những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn có vai trò quan trọng, môn hóa học cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản.Vì vậy GV bộ môn hóa học cần hình thành cho các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động.
Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của HS, giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Đồng thời, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giúp HS có thể vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, giải quyết được các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Mặt khác, nhằm khắc phục những hạn chế và đặc biệt tạo được hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; đồng thời, để tạo cho mình có được tâm thế tốt ...  but-1-en.
Câu 15: Một chai đựng alcohol ethylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
cứ 100 ml nước thì có 25 ml alcohol nguyên chất.
cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml alcohol nguyên chất.
cứ 100 gam dd thì có 25 gam alcohol nguyên chất.
cứ 75 ml nước thì có 25 ml alcohol nguyên chất.
Câu 16: Pha a gam alcohol ethylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml alcohol 25o. Giá trị a là
A. 16.	B. 25,6.	C. 32.	D. 40.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam alcohol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam.	B. 2 gam.	C. 2,8 gam.	D. 3 gam.
Câu 18: Dẫn m gam hơi alcohol đơn chức A qua ống đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Alcohol A có tên là
A. methanol.	B. ethanol.	C. propan-1-ol. D. propan-2-ol.
Câu 19: 13,8 gam alcohol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H6(OH)2.	D. C3H5(OH)3.
Câu 20: Cho 11gam hỗn hợp gồm hai alcohol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na đã thu được 3,36 lít H2(đkc). CTPT 2 alcohol là
A.CH3OH và C2H5OH.	B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C2H5OH.
Lớp 12
Kiểm tra: LIPID (Chất béo)
Câu 1: chất béo là:
A. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N.	B. trieste của acid béo và glicerol.
C. là este của acidt béo và alcohol đa chức.	D. trieste của acid hữu cơ và glicerol.
Câu 1: Chất béo tripanmitin có công thức là
A. (C17H35COO)3C3H5.	B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)2C2H4.
C. (CH3COO)3C3H5.	D. (C3H5COO)3C3H5.
Câu 3: Tristearin có phản ứng với chất nào sau đây?
A. FeO .	B. NaOH .	C. Na.	D. Cu(OH)2.
Câu 4: Chất béo lỏng có thành phần gốc acid béo:
A. chủ yếu là các acid béo chưa no.	B. chủ yếu là các acid béo no.
C. chỉ chứa duy nhất các acid béo chưa no.	D. Không xác định được.
Câu 5: Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glicerol. Công thức của X là A
A. (C17H33COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C17H33OOC)3C3H5.	D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 6: Chất béo X là triester của glixerol với acid carboxylic Y. Acid Y có thể là
A. C2H5COOH.	B. C17H35COOH.	C. CH3COOH.	D. C6H5COOH.
Câu 7: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và ethanol.	B. C17H35COOH và glicerol.
C. C15H31COOH và glicerol.	D. C17H35COONa và glicerol.
Câu 8: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein.	B. tristearin.	C. tri panmitin. D. acid oleic
Câu 9: Khi dầu mỡ để lâu thì có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do chất béo phân hủy thành
A. Axit .	B. Ancol.	C. Andehit.	D. Xeton.
Câu 10: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glicerol.	B. C15H31COONa và glicerol.
C. C15H31COONa và ethanol.	D. C17H35COONa và glicerol.
Câu 11: Hãy cho biết loại hợp chất nào sau đây không có trong lipid?
A. Chất béo.	B. Sáp.	C. Glicerol.	D. Photpholipid.
Câu 12: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glicerol.	B. xà phòng và glicerol.
C. xà phòng và alcohol ethylic.	D. glucozơ và alcohol ethylic.
Câu 13: Axit nào sau đây không phải là acid tạo ra chất béo?
A. Acid oleic. B. Acid acrylic. C. Acid stearic. D. Acid panmitic.
Câu 14: Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng
A. phân hủy mỡ.	B. đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
C. axit béo tác dụng với kim loại.	D. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm. Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glicerol và chất hữu cơ X. Chất X là :
A. C17H33COONa B. C17H35COONa C. C17H33COOH D. C17H35COOH
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Chất béo không tan trong nước.
Chất béo là trieste của glixerol và acid carboxylic mạch carbon dài, không phân nhánh.
Câu 17: Cho các phát biểu sau :
Triolein có khả năng cộng hidrogen khi có xúc tác Ni.
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5 Số phát biểu đúng là
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 18: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2) và glicerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là:
A. 0,20.	B. 0,30.	C. 0,18.	D. 0,15.
Câu 20: Xà phòng hoá hoàn toàn 500 kg một loại chất béo cần m (kg) dung dịch NaOH 16%, sau phản ứng thu được 506,625 kg xà phòng và 17,25 kg glicerol. Tính m?
A. 400.	B. 140,625.	C. 149,219. D. 156,25.

File đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_trong_day_hoc_phan.docx
  • pdf03-TRẦN THỊ THU HÀ-PHẠM THỊ HƯƠNG -THPT DIỄN CHÂU 2- HÓA HỌC.pdf