Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chương trình Tiếng Anh 10 thí điểm

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:

Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Phương pháp dạy học dự án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859 – 1952) khởi xướng. Với học thuyết “learning by doing” (học thông qua hành động), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Ngày nay, phương pháp dạy học theo dự án lại được vận dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển và gần đây là ở Việt Nam. Trong dạy học tiếng Anh thì phương pháp này được đánh giá là hiệu quả vì thông qua việc thực hiện dự án (Project), học sinh được nắm bắt kĩ năng ngôn ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.

 

doc 35 trang Thảo Phương 15/05/2023 52523
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chương trình Tiếng Anh 10 thí điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chương trình Tiếng Anh 10 thí điểm

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học dự án vào chương trình Tiếng Anh 10 thí điểm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục đào tạo thực hiện Nghị quyết 29-BCHTW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cùng với việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng là một yếu tố quan trọng.Việc vận dụng phương pháp dạy học dự án để đánh giá học sinh là một trong những phương pháp tích cực đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Ở Việt Nam, việc vận dụng phương pháp dạy học dự án để đánh giá học sinh trong môn Tiếng Anh đã được triển khai, được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận và đạt được những kết quả bước đầu tích cực. Tuy nhiên, dạy học dự án vẫn còn bộc lộ những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện để việc triển khai có hiệu quả sâu rộng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này. Bản thân tôi và các đồng nghiệp trong năm vừa qua đã vận dụng phương pháp dạy học dự án và thấy rằng nó có nhiều ưu điểm đồng thời vẫn còn những băn khoăn trăn trở. Giáo viên cần chuẩn bị những gì cho một giờ dạy học dự án? Làm thế nào để các em học sinh thực hiện được một dự án thực sự có hiệu quả? Những tiêu chí đánh giá một dự án học tập của học sinh là gì? Đó là lý do tôi chọn đề tài: 
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 10 THÍ ĐIỂM” để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn tiếng Anh trong trường trung học phổ thông, đặc biệt với học sinh lớp 10 học chương trình Tiếng Anh thí điểm .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống lý thuyết phương pháp dạy học dự án, tìm hiểu, sáng tạo và sưu tầm các hình thức thực hiện dự án (Project) để giúp học sinh lớp 10 học chương trình tiếng Anh thí điểm phát huy tính tích cực, tự giác hơn trong học tập theo đúng tinh thần đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá, đó là: học sinh đóng vai trò chủ động, tư duy, sáng tạo, giáo viên gợi mở kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Từ đó đánh giá, rút ra các bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo cũng như làm tư liệu trao đổi giữa các đồng nghiệp.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp dạy học dự án.
- Mô tả, đánh giá, phân tích thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dự án đối với môn tiếng Anh trung học phổ thông.
- Đề xuất cách hướng dẫn học sinh làm đề cương dự án và cách đưa ra các tiêu chí, mẫu đánh giá dự án.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
         - Giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức môn học, tài liệu dạy học, thử nghiệm, trao đổi rút kinh nghiệm với đồng nghiệp.
         - Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phần “Project” - từ Unit 1 đến Unit 10 Sách giáo khoa Tiếng Anh 10 thí điểm của Nhà Xuất bản Giáo dục - 2013.
Học sinh lớp 10A1, 10A11 trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 1 học chương trình tiếng Anh lớp 10 thí điểm năm học 2013-2014. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
	Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm thông qua các giáo trình hoặc website học tập.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra.
	- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý làm dự án phù hợp với các mức độ của trình độ phát triển tư duy của học sinh. Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống câu hỏi, quy trình hướng dẫn làm dự án và bài tập tình huống theo chủ điểm bài học để học sinh tiến hành làm dự án.
	- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng làm dự án và hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh.
	- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình làm dự án.
	- Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
	1. Đã lựa chọn, hình thành được một hệ thống hướng dẫn và câu hỏi gợi ý làm dự án ở các chủ điểm bài học trong chương trình tiếng Anh 10 thí điểm đạt mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
	2. Bước đầu nghiên cứu sử dụng phương pháp dạy học dự án để đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh lớp 10 thí điểm. Ngoài ra các dự án học tập còn được sử dụng trong các mục đích.
	3. Đề tài có thể được xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thi cử theo định hướng phát triển năng lực người học.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Phương pháp dạy học dự án được xem là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859 – 1952) khởi xướng. Với học thuyết “learning by doing” (học thông qua hành động), Dewey chủ trương dạy cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công. Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.  Ngày nay, phương pháp dạy học theo dự án lại được vận dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển và gần đây là ở Việt Nam.  Trong dạy học tiếng Anh thì phương pháp này được đánh giá là hiệu quả vì thông qua việc thực hiện dự án (Project), học sinh được nắm bắt kĩ năng ngôn ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình.
	II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong thực tiễn dạy học, người giáo viên thường xuyên phải đối diện với câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả ? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:
- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.
 Hiện nay, rất cần thiết phải cho giáo viên và học sinh trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Trên thực tế, sách giáo khoa Tiếng Anh 10 thí điểm đã có một hệ thống các chủ đề rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên chính điều này lại khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nội dung và truyền đạt lại cho học sinh. Việc giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp cận các chủ đề chủ điểm sao cho thật sự hiệu quả, từ đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức phát triển tốt các kĩ năng là một vấn đề cấp thiết. Phương pháp dạy học dự án được đánh giá là một trong những hình thức dạy học vừa có tính hợp tác, vừa có tính thực tiễn cao đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.
Chương II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
I. Khái niệm phương pháp dạy học dự án 
Dạy học dự án ( Project based - learning) là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, hướng học sinh đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc giải quyết vấn đề, mô phỏng những hoạt động có thật của đời sống xã hội.
II. Ý nghĩa của phương pháp dạy học dự án 
Dạy học dự án giúp phát triển năng lực người học, cụ thể là giúp cho học sinh:
Chuyển từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.
Chuyển từ thụ động ghi nhớ, lặp lại sang khám phá, tích hợp và trình bày.
Chuyển từ nghe và đáp ứng sang truyền đạt và dám chịu trách nhiệm.
Chuyển từ kiến thức đơn thuần về sự kiên, thuật ngữ, nội dung sang hiểu rõ quá trình.
Chuyển từ lý thuyết sang vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
Chuyển từ phụ thuộc vào giáo viên sang chủ động tổ chức hoạt động nhóm.
III. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
1. Giáo viên: Đóng vai trò là người hướng dẫn, lập ra các mục tiêu, thời hạn chung, hướng dẫn lựa chọn chủ đề, theo dõi và đánh giá các giai đoạn thực hiện dự án; đồng thời là người xây dựng các tiêu chí đánh giá. 
2. Học sinh: Hình thành nhóm, thảo luận với giáo viên để chọn dự án phù hợp và phương pháp thực hiện, dự trù kinh phí, trang thiết bị cần thiết, lập kế hoạch cho dự án, phân chia công việc để triển khai dự án, thuyết trình dự án
IV. Quy trình dạy học dự án
Quy trình dạy học dự án gồm bốn bước sau: 
1. Bước 1: Lập dự án
Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh (chủ yếu là của giáo viên) trước khi học sinh bắt tay ... he role of the mother? 
Who plays the role of the son/ daughter?...)
- discuss what will happen in the role play and what they have learned.
3. Step 3: Reporing to the class (22/9/2013)
- listen and observe.
- role-play and receive feedbacks
4. Step 4:
Assessing the project
(22/9/2013)
- give comments and mark. ( using samples)
- self – evaluate.
- peer- evaluate.
- evaluate the experience.
II. Samples of Rubric
Sample of Role-play Rubric
Role-play Rubric
Topic:   ________________________________________ 
Group_________Class: _________
CATEGORY 
Content
(.../3)
Presentation of characters (...../3)
Use of Non-verbal cues (gestures, costumes...) (..../2)
Imagination 
and 
creativity
(..../2)
Total 
points
(.../10)
Group 1:
Ss 1:
Ss 2:.............
Group 2: 
Ss 1:
Ss 2:.............
Group 3: 
Ss 1:
Ss 2:.............
SAMPLE OF EVALUATION SHEET
COOPERATIVE WORKING SELF-EVALUATION SHEET
Class: ..............
Topic: ..............	Project:.........................
Group
Members
Individuals’ participation
1.
2.
3.
4.
-Your grade for yourself: . 	Teacher’s grade:.........................
Teacher’s comments: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PEER-EVALUATION SHEET
Name........................... Class................................
Group
(Project)
Criteria
Total point
(10 points)
Comments
(strengths/ drawbacks)
Content
(.../3)
Presentation of characters– (...../3)
Use of
Non-verbal cues (..../2)
Imagination and Creativity
(..../2)
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
Với những hướng giải quyết và những phương pháp mà tôi đã áp dụng kết hợp với sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự trao đổi giữa các thành viên trong tổ chuyên môn về việc áp dụng những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh, sau một năm học áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kỹ năng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Nhiều em trước đây rất nhút nhát không dám nói trước lớp thì giờ đây đã tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh. Khi tham gia thực hiện và báo cáo dự án, học sinh rất hào hứng và sôi nổi. Kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt. Kết quả học tập của học sinh lớp thí điểm trong năm học 2013- 2014 như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kì I
10A1
10A11
45
45
8
6
33
37
4
2
0
0
Kì II
10A1
10A11
45
45
14
10
31
35
0
0
0
0
Ngoài ra :
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Kĩ năng nói của các em được cải thiện rõ rệt.
- Các em học sinh trung bình - khá có thể tự tin trình bày dự án trước lớp.
Sau 1 năm thực hiện các dự án, học sinh tự đánh giá:
Không chỉ nắm rõ nội dung các chủ điểm trong chương trình mà còn hiểu rộng hơn , sâu hơn nhiều vấn đề. Học cách tự phát hiện vấn đề và giải quyết các vấn đề trong phạm vi kiến thức.
Có thái độ và động cơ học tập đúng đắn.
Học và rèn luyện được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức.
Học và làm quen với với công tác nghiên cứu khoa học như các phương pháp nghiên cứu: điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm, khảo sát so sánh, bảng biểu...., cách tạo lập đề cương, kế hoạch dự án... 
Học tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao.
Biết làm việc hợp tác theo nhóm, hiểu được vai trò của cá nhân và tập thể nhóm.
Thông thường những dự án của học sinh thực hiện thường được đánh giá 
(bằng điểm số) cao hơn kết quả đánh giá bằng một bài kiểm tra (viết) kiến thức thông thường.
Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp dạy học dự án vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
Nếu sự quản lý và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện dự án sẽ phân chia không đều giữa các thành viên, chỉ tập trung vào 1, 2 cá nhân thực hiện còn lại có một số thành viên “ăn theo” dẫn đến kết quả của dự án không cao, việc đánh giá các thành viên trong nhóm sẽ không được đồng đều.
Việc thực hiện một số dự án ( làm phim, quay video clip, diễn kịch, làm poster,...) thường tốn kém về chi phí.
Thời lượng cho phần “Looking back and project” trong phân phối chương trình chỉ là 1 tiết nên không đủ thời gian cho các nhóm báo cáo dự án.
	II. Phương hướng 
Tiếp tục xây dựng, lựa chọn các hình thức triển khai hướng dẫn học sinh làm dự án hiệu quả với từng chủ điểm, chủ đề chương trình sách Tiếng Anh thí điểm lớp 11, 12.
Sử dụng hệ thống tài liệu dạy học dự án để kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng năng lực, phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
	III. Khả năng áp dụng và phát triển của đề tài
Đề tài có thể áp dụng trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 10, 11, 12 chương trình sách giáo khoa thí điểm hệ 10 năm và chương trình sách giáo khoa hệ 7 năm.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc ứng dụng phương pháp dạy học dự án.
IV. Đề xuất
Sách giáo khoa Tiếng Anh 10 thí điểm có một hệ thống các chủ đề rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên chính điều này lại khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận nội dung và truyền đạt lại cho học sinh. Cụ thể như: Ở Unit 2 Chủ đề “Your body and you” có nhiều từ vựng khá khó (ví dụ: allergies, flaxseeds trang 21,22 ) mà giáo viên cũng khó hình dung. Ở phần Project chủ đề“ Music” Unit 3- sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10 thí điểm khi so sánh nhạc dân ca Việt Nam và dân ca Indonesia học sinh sẽ không có các tài liệu để sử dụng cho bài thuyết trình ( mà hiểu biết thực tế về nhạc dân ca Indonesia của học sinh là gần như không có....) .Việc phải tiếp cận nội dung ở rất nhiều chủ điểm và lĩnh vực khác nhau cũng khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình. Người giáo viên Tiếng Anh phải đóng vai trò ở nhiều lĩnh vực khác nhau:Âm nhạc, Thể thao, Địa lý, Lịch sử, Thông tin liên lạc, Công nghệ,...do vậy khó lòng giải đáp trọn vẹn những điều học sinh cần hỏi hay thắc mắc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tiến hành nghiên cứu và biên soạn sách tham khảo có nội dung là những tài liệu bổ trợ cho các chủ đề trong sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình thí điểm để các thầy,cô giáo có thêm những thông tin và số liệu cung cấp cho học sinh trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh làm dự án học tập.
Tóm lại, áp dụng phương pháp dạy học dự án là hoàn toàn khả thi và phù hợp với học sinh tham gia chương trình tiếng Anh 10 thí điểm vì đây là phương pháp kích thích sự chủ động sáng tạo của người học, coi người học là trung tâm của quá trình dạy học, tạo sự hứng thú cho người học. Vấn đề còn lại là giáo viên phải đánh giá được tính khả thi của các dự án, xây dựng được những tiêu chí đánh giá thỏa đáng để đánh giá đúng thực chất quá trình học tập của học sinh. Tuy mới chỉ là bước đầu trong kế hoạch dài hạn thực hiện chương trình thí điểm môn tiếng Anh cấp Trung học phổ thông song việc áp dụng phương pháp dạy học dự án vào kiểm tra đánh giá học sinh lớp 10 thí điểm đã nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ phía các em học sinh và phụ huynh học sinh. Tôi tin rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục vận dụng có hiệu quả hơn những kinh nghiệm dạy học dự án với các khối lớp còn lại. 
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để xây dựng đề tài nghiên cứu thành tư liệu dạy học môn tiếng Anh trung học phổ thông bổ ích góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng năng lực.
Xin chân thành cảm ơn!
	Lạng Giang, ngày 25 tháng 10 năm 2014
	Người viết
 	Ngô Thị Thu Trang
Xét duyệt của đơn vị 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 tập 1 chương trình thí điểm- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.
2. Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 tập 2 chương trình thí điểm- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.
3. Sách giáo viên tiếng Anh lớp 10 tập 1 chương trình thí điểm- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.
4. Sách giáo viên tiếng Anh lớp 10 tập 2 chương trình thí điểm- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.
5. Bianca Hewes – “Assessment and Project- Based learning” (2011).
6. Boston, MA: Heinle & Heinle- “Language learning strategies: What every teacher should know” - Oxford, R. (1990)”. 
7. Thom Markham, John Larmer, Jason Ravitz – “Project Based Learning Handbook: A Guide to Standards-Focused Project Based Learning for Middle and High School Teachers” – (2003)
8. Todd Stanley  - “Project-Based Learning for Gifted Students: A Handbook for the 21st-Century Classroom” ( 2011)
9. William N. Bender  - “Project-Based Learning: Differentiating Instruction for the 21st Century”( 2012).

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao.doc
  • docBia SANG KIEN- tRANG.docx.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC KEM THEO SKKN.doc