Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách

CHƯƠNG TRÌNH 2 10/10/2015

A. Vòng 1: 10 câu hỏi/ 2 phút/ 4 thí sinh

I. Thí sinh số 1:

1. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu? Đáp án: Bằng 70

2. Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?

 Đáp án: Tương lai

3. Tổng Bí thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay là ai?

 Đáp án : Nguyễn Phú Trọng

4. Đàn bầu còn có tên gọi khác là gì ? Đáp án : Độc huyền cầm.

5. Tác giả bài thơ “ Bánh trôi nước” là ai? Đáp án: Hồ Xuân Hương

6. Ca sĩ nào hát bài “ Say you do”? Đáp án: Tóc Tiên

7. Hoàn thành câu ca dao: “Đến đây mận mới hỏi đào.

 .đã có ai vào hay chưa?”

Đáp án: Vườn hồng.

8. Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Liên đoàn bóng đá châu Á? Đáp án: AFF

9. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? Đáp án: 12 ngày đêm

10. Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào? Đáp án: Hà Giang

II Thí sinh số 2:

1. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn có bao nhiêu quả táo?

Đáp án: 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì)

2. Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay là ai? Đáp án: Trương Tấn Sang

3. Đàn tam thập lục có bao nhiêu dây? Đáp án: 36 dây

4. Tác giả bài thơ “ Nghe thầy đọc thơ” là ai? Đáp án: Trần Đăng Khoa

5. Lớp học có số nam bằng 50% số nữ . Vậy số nữ bằng bao nhiêu phần trăm số nam? Đáp án: 200%

6. Bài hát “Hahaha” do nam ca sĩ nào thể hiện? Đáp án: Thanh Duy

7. Hoàn thành câu thành ngữ: “ Nhất nước, nhì phân, ., tứ giống”.

Đáp án: tam cần

8. Tên viết tắt Tiếng Anh của tổ chức Y tế thế giới? Đáp án: WHO

9. Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào? Đáp án: 1995

10. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào? Đáp án: Đà Nẵng

III. Thí sinh số 3:

1. Tại sao sư tử ăn thịt sống? Đáp án:Vì sư tử làm sao biết nấu

2. Ai là thủ tướng chính phủ Việt nam hiện nay? Đáp án: Nguyễn Tấn Dũng

3. Đàn piano còn có tên khác là gì? Đáp án: Đàn dương cầm

4. Ai là tác giả bài thơ “Tiếng chổi tre”? Đáp án: Tố Hữu

5. Khoảng cách giữa hai cột điện cao thế liên tiếp là 100m. Hỏi trong khoảng 2km người ta trồng được nhiều nhất bao nhiêu cột? Đáp án : 21

6. Ca khúc “ Âm thầm bên em “ do ca sĩ nào thể hiện? Đáp án: Sơn Tùng MTP

7. Hoàn thành câu ca dao: “ Thân em như dải lụa đào.

 .giữa chợ biết vào tay ai”

Đáp án: Phất phơ

8. Tên viết tắt Tiếng Anh của ngân hàng thế giới? Đáp án: WB

9. Cuộc tổng tiến công Mậu Thân diễn ra vào năm bao nhiêu? Đáp án: 1968

10. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm chủ yếu ở tỉnh nào? Đáp án: Ninh Bình

IV Thí sinh số 4:

1. Cái gì chỉ tăng mà không bao giờ giảm? Đáp án: tuổi của bạn

2. Ai là chủ tịch quốc hội Việt Nam hiện nay? Đáp án: Nguyễn Sinh Hùng

3. Ai là tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà)?

Đáp án: Lý Thường Kiệt

4. Tổng các chữ số từ 1 đến 12 trên mặt đồng hồ bằng bao nhiêu? Đáp án: 78

 

doc 41 trang camtu 07/10/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
 I. Lý do chọn đề tài
2
1. Cơ sở lý luận
2
2. Cơ sở thực tiễn
2
3. Tính cấp thiết của vấn đề
3
4. Năng lực nghiên cứu của tác giả
4
 II. Mục đích nghiên cứu 
4
 III. Đối tượng nghiên cứu
4
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
4
 V. Phương pháp nghiên cứu
4
 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
4
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
 I. Nội dung lý luận
5
 1. Chức năng của một giờ sinh hoạt lớp
5
 2. Đặc điểm của một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả
5
 3. Vai trò của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp
5
 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
6
 1. Những khó khăn thường gặp trong việc thiết kế một giờ sinh hoạt hiệu quả
6
 2. Thực trạng chung của các giờ sinh hoạt lớp
6
 3. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp
7
 III. Những biện pháp đã thực hiện
7
Xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện cuộc thi
7
Thiết kế cấu trúc cuộc thi Vượt qua thử thách
8
Xây dựng ngân hàng câu hỏi cho cuộc thi
9
Quy trình thực hiện cuộc thi
9
Nội dung câu hỏi của cuộc thi
11
 IV. Kết quả thực hiện 
36
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
38
I. Những đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm
38
II. Các đề xuất và khuyến nghị
38
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
40
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận: 
Người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy mà còn gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng đó là giáo dục học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh để giúp các em trở thành người có tài và đức. Công tác giáo dục học sinh được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp là một trong những cách hữu hiệu giúp người giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.
Trong nền giáo dục hiện đại, giáo dục bậc trung học phổ thông đóng vai trò quan trọng vì đây là bậc học có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai học sinh sau này. Chính vì vậy việc học tập ở bậc học này tạo ra một áp lực không nhỏ với học sinh. Hầu hết thời gian trong ngày của các em được dành cho việc học: học chính, học thêm, tự học ở nhà, học nhóm với bạn bè. Các em không có nhiều thời gian cho các hoạt động giải trí và thư giãn hay các hoạt động tập thể với bạn bè. Hơn nữa, nhiều em có thể học rất giỏi nhưng lại thiếu vốn sống, không biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống. 
Có nhà giáo dục đã nói: “ Giáo dục một người chính là đào luyện cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”. Khổng Tử cũng nói: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. William Arthur Ward, một nhà văn lớn người Mỹ đã viết: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi”. Qua những câu nói trên có thể thấy vai trò quan trọng của việc tạo hứng thú cho học sinh cũng như rèn luyện các kĩ năng xử lý tình huống cho học sinh là rất quan trọng. Việc tạo cho học sinh một khoảng thời gian để giúp các em vừa thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa giúp các em nâng cao vốn sống là điều rất cần thiết. Giờ sinh hoạt lớp chính là một trong những khoảng thời gian có thể được tận dụng cho mục đích này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua tìm hiểu thực tế ở trường tôi và một số trường lân cận, có thể thấy các giờ sinh hoạt lớp thường bao gồm một số hoạt động sau: giáo viên chủ nhiệm gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua của tổ mình, lớp trưởng nhận xét tình hình chung cả lớp; giáo viên phê bình những học sinh mắc khuyết điểm, đưa ra các hình thức xử lý, dặn dò học sinh phải cố gắng sửa chữa khuyết điểm; lớp trưởng trình bày kế hoạch tuần tiếp theo; giáo viên thông báo kế hoạch của nhà trường. Có thể kèm theo các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp hoặc dạy tài liệu nếp sống văn minh thanh lịch. 
Ta có thể thấy là nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh và hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp thường đơn điệu, nhàm chán. Chính vì vậy nhiều học sinh thường không thích giờ sinh hoạt lớp. Học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện đạo đức thì rất sợ giờ sinh hoạt lớp bởi đây là lúc các em bị phê bình và trách phạt. Học sinh có ý thức thì thấy nhàm chán vì không có gì bổ ích trong các giờ sinh hoạt.
Như vậy, để cho một giờ sinh hoạt lớp thực sự có ý nghĩa và bổ ích với học sinh, ngoài việc đánh giá nhận xét tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh trong tuần thì giáo viên cần chú ý tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh theo hướng vừa học vừa chơi. Những câu hỏi vui, những câu đố thú vị, các câu hỏi ứng xử nhẹ nhàng là những thứ rất đơn giản giúp cho giáo viên làm sống động tiết sinh hoạt lớp và giúp các em có những phút giây thư giãn hữu ích. Ngoài ra các em còn được phát triển tư duy, khả năng ứng xử và mở mang kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau.
3. Tính cấp thiết của vấn đề: 
Làm sao để có được những giờ sinh hoạt lớp hiệu quả chắc chắn không chỉ là trăn trở của riêng tôi mà còn là suy nghĩ của nhiều thầy cô giáo làm gáo viên chủ nhiệm khác. Trong xã hội hiện đại, học sinh bị lôi cuốn và cám dỗ bởi nhiều điều thú vị khác như công nghệ, các game show trên truyền hình, phim ảnh, các trò chơi trên mạng,.. Một số giáo viên chủ nhiệm thì ngại đầu tư cho một giờ sinh hoạt lớp thú vị, có thể do không có thời gian hoặc do khả năng tổ chức hạn chế. 
 	Nếu chỉ dùng giờ sinh hoạt để nhắc nhở hay phê bình không thì chưa đủ và quá lãng phí. Phải làm thế nào, triển khai giờ sinh hoạt ra sao để khoảng thời gian đó trở thành khoảng thời gian mang lại cho học sinh những phút giây thư giãn nhất sau các giờ học tập căng thẳng, để học sinh không còn cái cảm giác sợ mỗi khi đến tiết sinh hoạt?
 Với suy nghĩ này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp bằng cuộc thi Vượt qua thử thách”. 
4. Năng lực nghiên cứu của tác giả:
Là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm qua 5 khóa học sinh, tôi tự thấy mình có đủ khả năng để thực hiện đề tài này. Các khóa học sinh do tôi chủ nhiệm đều có những thành tích cao trong học tập và các hoạt động thi đua của nhà trường và Đoàn trường. Các em đều rất năng nổ, sáng tạo, có khả năng tự lập tốt. Nhiều em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã thi đỗ vào những trường đại học danh tiếng hoặc đi làm và trở thành những công dân có ích cho xã hội, có được những thành công nhất định. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu này nhằm hướng tới những mục tiêu sau:
- Làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và hữu ích hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy và kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
- Nâng cao kiến thức cho học sinh về nhiều lĩnh vực khác nhau.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	- Đề tài này nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp và biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt bằng việc tổ chức trò chơi có kèm theo xử lý tình huống.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:
	- Đề tài này được thực hiện ở các giờ sinh hoạt ở lớp 10A1 do tôi chủ nhiệm gồm 40 học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	- Phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập thông tin.
	- Thực nghiệm các hoạt động.
	- Rút ra kết luận sau khi thực nghiệm.	
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2015-2016.
- Phạm vi áp dụng: đề tài được thực hiện trong 25 phút của 10 giờ sinh hoạt lớp 10A1.
- Kế hoạch nghiên cứu:
+ Tìm hiểu thực trạng và xây dựng kế hoạch: tháng 8 năm 2015.
+ Thiết kế và áp dụng trò chơi: từ tháng 9/ 2015 đến tháng 4/ 2016.
+ Đánh giá kết quả thực hiện đề tài: tháng 5/2016
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN:
1. Chức năng của một giờ sinh hoạt lớp:
	Sinh hoạt lớp là một hoạt động có tính tập thể cao, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Thông qua các hoạt động của giờ sinh hoạt lớp, học sinh tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình để tuân thủ đúng nội quy của trường và lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng thông qua giờ sinh hoạt lớp để nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như tình cảm của học sinh để có những biện pháp uốn nắn phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Các hoạt động bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp còn giúp bồi đắp kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
2. Đặc điểm của một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả:
Một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả phải đạt được những yêu cầu sau:
Thứ nhất, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải đa dạng, cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Thứ hai hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp phải sáng tạo, giúp nâng cao khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm của học sinh. 
Thứ ba, phải thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. 
	Nhìn chung, một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả phải thực sự là một sân chơi bổ ích để giúp học sinh bộc lộ khả năng của mình cũng như giúp các em mở mang tri thức, tạo ra sự phấn chấn và mong chờ các tiết sinh hoạt tiếp theo.
3. Vai trò của việc tổ chức trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp:
	Trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, giúp các em không cảm thấy buồn chán với các hình thức sinh hoạt lớp quen thuộc. Khác với các hoạt động trò chơi học tập trong các giờ học, trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp không đi sâu vào một môn học cụ thể nào mà thường chứa những kiến thức tổng quát. Những câu hỏi vui, các kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực, các tình huống ứng xử thú vị không chỉ cung cấp cho các em thêm nhiều tri thức mà còn giúp các em có thêm kĩ năng xử lý tình huống, nâng cao vốn sống và vốn kiến thức thực tế. Các trò chơi được thiết kế kho ... ái sinh, ( tự sao, tái bản)
3. Bộ vi xử lí trong máy tính viết tắt bằng Tiếng Anh là gì?	Đáp án: CPU
4. Lễ hội Đền Trần nằm ở tỉnh nào?	Đáp án: Nam Định
5. Mỗi con cá rán mất 2 phút (rán 1 mặt mất 1 phút), chảo nhỏ nên chỉ rán một lần được 2 con. Hỏi muốn rán 3 con cá thì mất thời gian ít nhất bao nhiêu?
Đáp án: 3 phút ( rán 2 con một phút rồi lật một con và gắp một con ra, cho con khác vào. Rán xong một con mất thêm một phút, gắp ra, cho con đã rán một mặt vào và lật con kia lên. Mất thêm một phút nữa là 3 phút)
6. Chủ tịch nước ta hiện nay là ai?	Đáp án: Trần Đại Quang
7. Ôxit tác dụng được cả với dung dịch axit và dung dịch bazơ gọi là gì?
Đáp án: Ôxit lưỡng tính.
8. Cơ quan nào có chức năng vị giác?	 Đáp án: Lưỡi
9. Củ su hào là do bộ phận nào của cây tạo thành?	
Đáp án: Thân cây phình to thành củ.
10. Tác phẩm “Những người khốn khổ” là của nhà văn nào? Đáp án: Victor Huygo
II. Thí sinh số 2:
1. Ngày giải phóng Miền Nam là ngày nào? 	Đáp án: 30/4/1975
2. Tập hợp các cơ quan, bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là gì?	Đáp án: Hệ cơ quan
3. Máy ảnh kĩ thuật số trong Tiếng Anh là gì?	Đáp án: Digital camera
4. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thuộc tỉnh hay thành phố nào?	Đáp án: Hải Phòng
5. Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số?	Đáp án: 90
6. Chủ tịch Quốc hội hiện nay của nước ta là ai? Đáp án: Nguyễn Thị Kim Ngân
7. Cần ăn đầy đủ thứ gì để phòng bệnh bướu cổ? Đáp án: Muối Iôt
8. Cơ quan nào có chức năng thính giác?	 Đáp án: Tai
9. Mũi của voi còn được gọi là gì?	Đáp án: Vòi voi
10. Tác phẩm Chiến tranh và hòa bình là của nhà văn nào? Đáp án: Leo Tolstoy
III. Thí sinh số 3:
1. Ngày 19/8/1945 là ngày gì?	Đáp án: Ngày tổng khởi nghĩa.
2. Tập hợp các sinh vật và hệ sinh thái trên trái đất được gọi là gì?
 Đáp án: Sinh quyển
3. Bàn phím máy tính trong Tiếng Anh là gì?	Đáp án: Keyboard
4. Phú Thọ nổi tiếng với loại hình nghệ thuật truyền thống gì?	Đáp án: Hát xoan
5. Khối hình học có 4 đỉnh và 6 cạnh gọi là gì?	Đáp án: Tứ diện
6. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai?	
Đáp án: Nguyễn Phú Trọng
7. Cùng sinh từ sắt, cacbon.
 Cacbon nhiều ít dẻo giòn khác nhau.
 Hai ta ý hợp tâm đầu
 Trong lò tu luyện mai sau giúp đời.
Hai ta đây là những gì?	Đáp án: Gang và thép
8. Cơ quan nào có chức năng thị giác?	 	Đáp án: Mắt
9. Răng nanh của con voi còn được gọi là gì?	Đáp án: Ngà voi
10. Tác phẩm Ba người lính ngự lâm là của ai?	Đáp án: Alexandre Dumas
IV. Thí sinh số 4:
1. Ngày 19/12/1946 ở nước ta là ngày gì? Đáp án: Ngày Toàn quốc kháng chiến
2. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành gì?	Đáp án: Mô
3. Điều khiển từ xa trong Tiếng Anh gọi là gì?	Đáp án: remote control
4. Hội Gióng diễn ra ở tỉnh thành phố nào?	Đáp án: Hà Nội
5. Số tự nhiên nào chia hết cho các số tự nhiên còn lại?	Đáp án: Số 0
6. Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam hiện nay là ai?	
Đáp án: Nguyễn Xuân Phúc
7. “Ta vui chăm bón mùa màng.
 Thoạt nghe tưởng một tiểu bang Hoa Kì.
 Ta đây nguyên tố tên gì đáp nhanh?”	Đáp án: Kali( California)
8. Cơ quan nào có chức năng khứu giác?	 Đáp án: Mũi
9. Quả mọc dưới đất được gọi là gì?	Đáp án: Củ
10. Tác phẩm Thời thơ ấu của nhà văn nào? Đáp án: Macxim Gorki
B. VÒNG 2: 5 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM / 3 thí sinh/ 20 giây/ câu
1. Khi bị ong hoặc kiến đốt nên bôi gì sẽ đỡ đau? 
A. Dầu gió	B. Kem đánh răng	C. Vôi	D. Mỡ trăn
Đáp án: C. Vôi ( Do trong nọc ong, kiến có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau)
2. Hai vị vua đã đóng đô ở Cổ Loa là những ai?
A. Ngô Quyền và An Dương Vương	B. Ngô Quyền và vua Hùng
C. An Dương Vương và vua Hùng	 D. An Dương Vương và vua Quang Trung
Đáp án: A. Ngô Quyền và An Dương Vương
3. Khi tăng nhiệt độ từ 0 đến 4 độ thì thể tích của nước thay đổi ra sao?
A. Tăng lên	B. Giảm đi	
C. Không thay đổi 	D. Không đáp án nào đúng
Đáp án: B. Giảm đi
4. Văn bản dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm gọi là gì?
A. Di sản	B. Di chúc	C. Di truyền	D. Di vật
Đáp án: B. Di chúc
5. Tác phẩm "Sống như anh" viết về người anh hùng nào?
A. Lê Văn Tám	B. Nguyễn Viết Xuân
C. Lê Hồng Phong	D. Nguyễn Văn Trỗi
Đáp án: D. Nguyễn Văn Trỗi. Ông là người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và được tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam.
C. VÒNG 3. ỨNG XỬ / 2 Thí sinh.
Suy nghĩ 1 phút. Trả lời trong vòng 2 phút.
Một người bạn học của bạn có tình cảm với một bạn khác giới nhưng không được đáp lại. Bạn của bạn luôn tỏ ra u buồn, chán nản, không thiết tha gì học hành. Bạn sẽ làm gì để giúp bạn ấy?
	**********
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
	Trước khi tiến hành thực hiện đề tài, tôi nhận thấy khá nhiều học sinh trong lớp còn rụt rè, ít phát biểu, rất ngại ngùng khi phải trình bày về một vấn đề gì đó trước cả lớp. Tuy nhiên, sau mỗi chương trình, tôi nhận thấy các em đã dần thay đổi. Các em mạnh dạn hơn, vui vẻ hòa đồng hơn với các bạn. Các tình huống được các em giải quyết ngày một hợp lí và thú vị hơn. Đề tài đã góp phần làm thay đổi không khí của các buổi sinh hoạt. Học sinh nhiệt tình, sôi nổi hơn trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Chương trình đã giúp rèn luyện tính chủ động cho học sinh và giúp các em ôn luyện kiến thức. Hoạt động này đã một phần nào giúp các em tự tin hơn và đạt nhiều thành tích hơn trong học tập và các hoạt động do nhà trường và Đoàn trường tổ chức. Cụ thể là:
- Có .em đạt dạnh hiệu học sinh giỏi ( chiếm ) và ... em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Không có học sinh đạt học lực trung bình. 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt.
 	- Giải nhất cả hai đợt thi đua chào mừng 20/11 và 26/3.
 	- Giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường.
 - Giải ba cuộc thi Rung chuông vàng.
 - 21 giải ( trong đó có nhiều giải nhất và nhì) cuộc thi Olympic các môn văn hóa cấp trường.
 - Giải khuyến khích cuộc thi thiết kế và trình diễn thời trang bằng chất liệu thân thiện với môi trường.
 - Giải khuyến khích cuộc thi học sinh tài năng thanh lịch.
	Khi được hỏi, 100% học sinh trả lời là rất thích chương trình trò chơi này và mong muốn sẽ tiếp tục được tham gia những chương trình tương tự trong hai năm học còn lại. Có em còn đề xuất hình thức tổ chức chương trình kiểu mới.
	Như vậy có thể kết luận đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là tạo một sân chơi lành mạnh cho toàn bộ học sinh trong lớp, biến các giờ sinh hoạt tẻ nhạt thành một chương trình “chơi mà học- học mà chơi” đầy sôi động. 
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CƠ BẢN VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Theo đánh giá chủ quan của người thực hiện đề tài thì sáng kiến kinh nghiệm này đã đạt được những tiêu chí sau:
- Về ý nghĩa: Đề tài này đã làm cho các tiết sinh hoạt trở nên được mong đợi hơn đối với học sinh. Cuộc thi không chỉ mang lại sự giải trí thư giãn cho học sinh sau những buổi học căng thẳng mà còn giúp các em mở mang kiến thức, khuyến khích các em học hỏi, tìm hiểu thêm những tri thức khoa học, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông. Cuộc thi cũng là cơ hội để các em hiểu biết về nhau hơn, đồng thời là một kênh thông tin quan trọng giúp giáo viên có những biện pháp thích hợp trong công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện. Đề tài được thực hiện thành công đã tạo nên một hướng mới trong việc cải tiến chất lượng các giờ sinh hoạt lớp. 
- Về hiệu quả: Quá trình thực hiện đề tài cho thấy đề tài đã thu được kết quả khá cao và bền vững. Giáo viên có thể thực hiện một cách tương đối dễ dàng, không tốn nhiều công sức và thời gian. 
- Về phạm vi áp dụng: Đề tài này có thể áp dụng để thực hiện với nhiều đối tượng học sinh khác nhau và ở những trường khác nhau do tính hiệu quả của nó.
- Về khả năng phát triển: Có thể phát triển đề tài ở cấp độ cao hơn. Đó là có thể thiết kế các câu hỏi theo chuyên đề của từng tháng. Ví dụ tháng 11 có thể thiết kế nội dung câu hỏi theo chủ đề “ Tôn sư trọng đạo”, tháng 12 với chủ đề “ Quân đội nhân dân Việt Nam”, tháng 2 với chủ đề “ Tết Việt”,v.v.
	Tuy nhiên, đề tài này có thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện nên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các đồng nghiệp.
.
II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ:
	Công tác giáo viên chủ nhiệm là một nhiệm vụ cao quý mà khó khăn, nó đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực và tâm huyết, dành nhiều thời gian để có những biện pháp định hướng và giáo dục học sinh một cách đúng đắn. Tuy nhiên đời sống của đại bộ phận giáo viên còn khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác. Hiện nay giáo viên làm công tác chủ nhiệm mới được tính 4 tiết/tuần. Trên thực tế giáo viên chủ nhiệm phải có mặt ở hai giờ chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải có mặt ở tất cả các hoạt động mà học sinh tham gia đồng thời phải hoàn thành rất nhiều giấy tờ sổ sách. Chính vì vậy tôi có đề xuất là công tác giáo viên chủ nhiệm nên được tính 6 tiết/ tuần. Như vậy, người giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị các tiết sinh hoạt lớp công phu và thú vị hơn để góp phần giáo dục học sinh hiệu quả tốt hơn.
	Ngoài ra, sách tham khảo về các môn học thì có rất nhiều trong khi sách về công tác chủ nhiệm thì rất thiếu thốn. Vì vậy chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT soạn thảo nhiều sách tham khảo hơn về công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp cho các giáo viên làm chủ nhiệm đỡ vất vả hơn trong công việc của mình. 
	Các trường nên tổ chức các hội thảo về công tác nhủ nhiệm để giáo viên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm giúp cho công tác giáo dục học sinh được tốt hơn.
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kĩ năng công tác giáo viên chủ nhiệm – NXB Lao động
 Giáo viên chủ nhiệm lớp- Những kí ức khó phai- NXB Giáo dục Việt Nam
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp- Báo Giáo dục và thời đại.
Điều lệ trường phổ thông.
Các câu đố vui- NXB Kim Đồng
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Chủ tịch hội đồng
( Kí tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_gio_sinh_hoat_lop_ba.doc