Báo cáo biện pháp Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém

Lúc trước, đa phần khi nói đến việc học môn Ngữ Văn thì chúng ta thường nghĩ ngay đến việc viết một bài tập làm văn là trọng yếu, còn phần câu hỏi tự luận lí thuyết cũng chỉ nhằm để kiểm tra phần kiến thức học bài của học sinh. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (nghĩa là chỉ cần thuộc làu làu từng câu, từng chữ mà giáo viên đã cho ghi trong tập là được, chứ không hiểu gì). Từ đó, học sinh không phát huy được năng lực suy nghĩ của chính mình. Đặc biệt là những vấn đề đặt ra trong xã hội phát triển không ngừng như hiện nay.

Từ yêu cầu thực tế của quá trình đổi mới trong khi thi, kiểm tra môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong những năm gần đây, tôi nhận thấy bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ, nhà trường cần dạy và yêu cầu các em biết cách viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chính kiến của bản thân về một vấn đề được đặt ra trong xã hội.

Qua việc thực tế giảng dạy chương trình Ngữ Văn THPT trong những năm đổi mới của giáo dục Việt Nam gần đây, tôi nhận thấy năng lực trình bày suy nghĩ , chính kiến của bản thân những học sinh yếu kém về những vấn đề xã hội còn rất non kém. Các em chưa thật sự thấu hiểu hoặc rất lúng túng về hình thức trình bày một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng một trang giấy thi là như thế nào và cần trình bày những ý gì. Vì vậy, đối với những học sinh yếu kém, tôi thấy cần rèn cho các em kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội thông qua một mô hình viết đoạn. Như vậy, các em sẽ thực hiện câu viết đoạn nghị luận xã hội này một cách nhanh chóng, tránh mất thời gian. Đồng thời, các em cũng sẽ tránh lập ý, mất ý, thiếu ý trong quá trình viết đoạn.

 

docx 8 trang Thảo Ly 18/08/2023 4680
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém

Báo cáo biện pháp Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém
I. Lí do chọn đề tài, mô tả nội dung:
	1. Lí do chọn đề tài:
Vài năm gần đây, giáo dục và đào tạo Việt Nam đang tiến hành đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Chủ trương chuyển đổi chương trình giáo dục theo hướng nặng về cung cấp nội dung sang hướng hình thành và phát triển năng lực là một trong những đổi mới căn bản. Và theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2014-2015, các trường Trung học phổ thông (THPT) trong toàn quốc sẽ thực hiện kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Tại kì thi này, tất cả học sinh (HS) đều phải thi ba môn bắt buộc, trong đó có môn Ngữ Văn. Nội dung và phương pháp ôn tập, thi, kiểm tra môn Ngữ Văn theo yêu cầu của kì thi quốc gia có nhiều điểm khác biệt so với cách ôn tập, thi và kiểm tra như lúc trước. Kiểm tra năng lực Ngữ Văn gồm hai năng lực bộ phận là: năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Vì vậy, cấu trúc của một đề thi, kiểm tra môn Ngữ Văn sẽ thường gồm hai phần chính là: Phần Đọc – hiểu và phần Làm văn. Trong đó, phần Làm văn thường có 02 câu, câu 01 là viết đoạn nghị luận xã hội khoảng một trang giấy thi, thường chiếm khoảng 20% số điểm toàn bộ đề thi. Vì thế, việc làm tốt câu 01 phần Làm văn sẽ giúp các em học sinh (đặc biệt là những học sinh yếu kém, trung bình) dễ dàng đạt được số điểm từ trung bình đến khá của bài làm môn Ngữ Văn. 
Dù tuổi nghề còn non trẻ nhưng trong thực tế giảng dạy Ngữ Văn nhiều năm qua, tôi luôn cố gắng tìm cách để các em làm thật tốt phần viết đoạn nghị luận xã hội trong cấu trúc của bài thi, kiểm tra môn Ngữ Văn. Chính vì thế, qua đề tài: “Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém”, tôi muốn chia sẻ với quý đồng nghiệp một số biện pháp mà tôi đã trải nghiệm, nghiền ngẫm trong thời gian qua.
	2. Mô tả nội dung:
	Phần I : Tên đề tài SKKN: “Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém”.
	Phần II: Giới thiệu lí do chọn đề tài và mô tả nội dung SKKN.
	Lí do chon đề tài : + Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.
 + Xuất phát từ thực tiễn học sinh .
	Mô tả nội dung: Giới thiệu sơ lược nội dung SKKN.
	Phần III: Giải pháp thực hiện SKKN: Người viết thực hiên các bước như sau.
	Bước 1 : Phân tích thực trạng nguyên nhân.
	Bước 2 : Các giải pháp.
Phần IV : Khả năng nhân rộng SKKN (phạm vi ứng dụng SKKN)
Phần V: Phần kết luận và kiến nghị: Người viết nêu lên những công việc chủ yếu mà bản thân đã làm và cũng như ý kiến đề xuất cần thiết cá nhân và đồng nghiệp thực hiện tốt công tác giảng dạy trong thời gian tới.
II. Giải pháp thực hiện:
1.Thực trạng, nguyên nhân:
Lúc trước, đa phần khi nói đến việc học môn Ngữ Văn thì chúng ta thường nghĩ ngay đến việc viết một bài tập làm văn là trọng yếu, còn phần câu hỏi tự luận lí thuyết cũng chỉ nhằm để kiểm tra phần kiến thức học bài của học sinh. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (nghĩa là chỉ cần thuộc làu làu từng câu, từng chữ mà giáo viên đã cho ghi trong tập là được, chứ không hiểu gì). Từ đó, học sinh không phát huy được năng lực suy nghĩ của chính mình. Đặc biệt là những vấn đề đặt ra trong xã hội phát triển không ngừng như hiện nay.
Từ yêu cầu thực tế của quá trình đổi mới trong khi thi, kiểm tra môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong những năm gần đây, tôi nhận thấy bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ, nhà trường cần dạy và yêu cầu các em biết cách viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chính kiến của bản thân về một vấn đề được đặt ra trong xã hội.
Qua việc thực tế giảng dạy chương trình Ngữ Văn THPT trong những năm đổi mới của giáo dục Việt Nam gần đây, tôi nhận thấy năng lực trình bày suy nghĩ , chính kiến của bản thân những học sinh yếu kém về những vấn đề xã hội còn rất non kém. Các em chưa thật sự thấu hiểu hoặc rất lúng túng về hình thức trình bày một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng một trang giấy thi là như thế nào và cần trình bày những ý gì. Vì vậy, đối với những học sinh yếu kém, tôi thấy cần rèn cho các em kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội thông qua một mô hình viết đoạn. Như vậy, các em sẽ thực hiện câu viết đoạn nghị luận xã hội này một cách nhanh chóng, tránh mất thời gian. Đồng thời, các em cũng sẽ tránh lập ý, mất ý, thiếu ý trong quá trình viết đoạn.
2. Giải pháp: Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội cho học sinh yếu kém.
A. MÔ HÌNH VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1/ BƯỚC 1: VIẾT CÂU MỞ ĐOẠN
MẪU: Từ nội dung phần Đọc – hiểu, vấn đề “..” đã được đặt ra/ đang rất phổ biến hay Trong XH hiện nay, vấn đề “” đã được đặt ra/ đang rất phổ biến hoặc Có ý kiến / hiện tượng cho rằng: “.” . Vấn đề/ Quan niệm/Ý kiến/ hiện tượng ấy gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ.
2/ BƯỚC 2: VIẾT THÂN ĐOẠN
2.1 Giải thích vấn đề/ý kiến/ câu trích/ hiện tượng (Giải thích)
MẪU: Trước hết, trong ý kiến/ hiện tượng/ vấn đề trên “.” Có nghĩa là . Còn “” có nghĩa là .. . Toàn bộ ý kiến/ hiện tượng/ vấn đề đã cho ta thấy/ phê phán/ khẳng định/ nói lên/ đề cập.. .
2.2 Phân tích, chứng minh (bàn luận)
MẪU: Trong thực tế đã có/ trong thực tế,. . Ví dụ như . Mặt khác/ Tuy nhiên cũng có. . Ví dụ như... .
3/ BƯỚC 3: VIẾT KẾT ĐOẠN
MẪU: Có thể nói , ý kiến / hiện tượng/ vấn đề trên rất sâu sắc/ đúng đắn/. . Nó đã giúp mỗi chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về.. . Ý kiến/ hiện tượng/ Vấn đề cũng là một lời khuyên/ sự nhắc nhở chúng ta về.. . Đồng thời, nó cũng thức tỉnh ở mỗi người. .
B. VÍ DỤ MINH HỌA
* Ví dụ 1:
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
	Tôi tin rằng thập kỷ tới sẽ rất thú vị đối với các lĩnh vực khoa học và công nghiệp vì sự phát triển cùng lúc của ba yếu tố sau:
	Thú nhất là sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo. Năng lực xử lý số liệu và tư duy của máy tính đã tăng một triệu lần trong 25 năm qua.
	Thứ hai là sự gia tăng các khám phá khoa học – kết quả của việc gia tăng số lượng các nhà khoa học trên toàn thế giới() cùng với những tiến bộ về công nghệ.
	Cuối cùng là sự ra đời của công nghệ nano sẽ giúp khám phá não bộ con người, tạo vật kì vĩ nhất của vũ trụ. Thành tựu này cũng sẽ tiết lộ thêm những khả năng tiềm ẩn khác của con người, mở ra nhiều phương thức giao tiếp mới, tạo ra các thách thức mang tính xã hội theo những cách chúng ta chưa thể hình dung được.
	Chỉ với ba thay đổi này thôi , chúng ta sẽ được chứng kiến những phép màu vượt xa đường chân trời của ngày hôm nay. Chúng ta có thể phòng ngừa hoặc chiến thắng các bệnh nan y, giải quyết mâu thuẫn trong xã hội và du hành xa hơn vào không gian, hoặc sâu hơn xuống những đại dương. Thậm chí chúng ta còn có cơ hội khám phá những điều bí ẩn nhất của nhân loại: ý nghĩa tối thượng cho sự tồn tại của loài người, và câu chuyện bí mật đằng sau óc sáng tạo của mỗi chúng ta.
	Từ gợi ý của đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về khả năng sáng tạo của con người.
Áp dụng mô hình viết phần mở đoạn: 
Cách 1: Từ nội dung phần Đọc – hiểu, vấn đề “khả năng sáng tạo của con người” đã được đặt ra. Vấn đề ấy gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ.
Cách 2: Trong xã hội hiện nay, vấn đề “khả năng sáng tạo của con người” đang rất phổ biến. Vấn đề ấy gợi lên cho mỗi người nhiều suy nghĩ.
Phần mở đoạn thường sẽ gốm hai câu. Các em dựa theo mô hình có thể lựa chọn câu một sao cho phù hợp với đề bài làm của mình trong từng đề cụ thể.
Áp dụng mô hình viết phần kết đoạn:
Có thể nói, vấn đề trên rất sâu sắc. Nó giúp mỗi chúng ta có nhận thức sâu sắc hơn về khả năng sáng tạo của con người. Vấn đề cũng là một sự nhắc nhở chúng ta về việc không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo nên những cái mới trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng thức tỉnh ở mỗi người hãy mạnh dạn ước mơ và biến ước của mình thành sự thật vì khả năng sáng tạo của con người là vô biên.
Phần kết đoạn thường sẽ gồm bốn câu. 
*Ví dụ 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
Áp dụng mô hình viết đoạn viết phần thân đoạn.
Trước hết, trong vấn đề trên “điều bản thân cần thay đổi” có nghĩa là chỉ những điều chưa tốt hoặc chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách. Toàn bộ vấn đề đã đề cập đến việc mỗi người cần thay đổi những tính cách, những điều chưa được tốt của bản thân mình để có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Trong tực tế, chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình. Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ lên từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua. Thay đổi từ những thói quen bình dị hằng ngày như việc tự giác dậy sớm để không đi học muộn, tự giác ghi chép bài vở đầy đủ để không phải tự chấp vá, tự giải quyết những vấn đề cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác quá nhiều, đến những việc lớn hơn như giúp đỡ, quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với người khác, từ bỏ lối sống ích kỉ, vị kỉ, Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Việc tha đổi những điều chưa tốt của bản thân sẽ giúp con người có thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn. Bản thân chúng ta sẽ có suy nghĩ tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn. Từ đó, học tập và làm việc sẽ được suôn sẽ. Bên cạnh đó, khi bản thân thay đổi tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quanh, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Ví dụ như bản thân em biết thay đổi là không còn gian lận trong kiểm tra, thi cử,thì em sẽ rèn luyện cho mình được bản tính trung thực rất đáng quí. Đồng thời, em cũng sẽ là một học sinh ngoan, được thầy yêu, bạn mến. Kết quả về chất lượng học tập của em sẽ chính là năng lực thật sự của em. Và vì thế, em biết mình cần phải cố gắng như thế nào nữa trong học tập để có kiến thức chuẩn bị cho hành trang vào đời sau này. Mặt khác, tuy nhiên cũng có những người có khuyết điểm nhưng bản thân lại không chịu thay đổi thì họ sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ, không phát triển được, dần đánh mất bản chất tốt đẹp, gây phiền hà, phiền lòng cho người khác. Ví dụ như một học sinh mà có thói quen ngủ muộn, sáng dậy đi học trễ thường xuyên. Vậy người học sinh đó bản thân không những bị vi phạm về nề nếp của nhà trường, không theo kị bài vì trễ giờ học mà còn ảnh hưởng đến tành tích thi đua của lớp.
Phần thân đoạn thường gồm hai ý chính. Một là ý giải thích. Hai là ý phân tích + chứng minh. Đây là ý ngắn nhất trong mô hình nhưng khi thực hành viết ý này thì đây là phần mà các em sẽ viết nhiều. Vì trong ý này, các em cần làm theo các ý nhỏ như sau:
+ Khẳng định vấn đề xã hội được nêu ra trong đề bài là đúng/sai? hoặc Tốt/xấu? hoặc ít/nhiều?
+ Vì sao đúng/sai hoặc vì sao tốt/xấu hay vì sao ít/ nhiều?
+ Nêu tác dụng/ tác hại của vấn đề.
Trong ý phân tích + chứng minh: chỗ “Mặt khác, tuy nhiên”àchính là phản đề (tư tưởng, đạo lí); là biện pháp khắc phục (hiện tượng đời sống).
Ý “Ví dụ như”àchính là phần nêu dẫn chứng minh họa (mỗi cái chỉ nêu một ví dụ minh họa là được vì đây chỉ là đoạn văn ngắn chứ không phải nguyên một bài tập làm văn, cho nên cần phải đáp ứng về dung lượng của một đoạn văn mà đề bài yêu cầu).
III. Khả năng nhân rộng 
Khi tùy chỉnh mức độ kiến thức lí thuyết: Tiếng Việt, Văn bản, Làm văn cho phù hợp với từng khối lớp thì “Mô hình viết đoạn nghị luận xã hội dành cho học sinh yếu kém” như trên không chỉ có khả năng áp dụng cho học sinh khối 12 mà còn có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp còn lại (từ Trung học cơ sở: lớp 9 đến Trung học phổ thông: khối lớp 10, 11, 12). Đây không chỉ là của cá nhân tôi mà sẽ được nhân rộng để các giáo viên khác trong trong tổ bộ môn cùng thực hiện trong năm học tới. Đồng thời tôi cũng hy vọng sẽ được chia sẻ với quí đồng nghiệp ở các trường bạn nếu như mọi người có nhu cầu, tuy nhiên đây chưa phải là giải pháp tối ưu, vì chắc chắn trong quá trình thực hiện vẫn còn có nhiều thiếu sót.
IV. Kết luận và kiến nghị .
	1.Kết luận
Giảng dạy văn chương là một công việc tinh tế và khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng phương pháp giảng dạy thích hợp, vừa phải tích lũy nhiều tri thức có liên quan trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm và chuyển tải thành công những tri thức đó trong giờ giảng, giúp học sinh vừa có năng lực tiếp thu văn bản vừa có khả năng tạo lập văn bản để phát triển thật tốt năng lực tư duy của người học. 
Từ những nghiền ngẫm, trăn trở của bản thân, tôi muốn chia sẻ với quý đồng nghiệp đôi điều như trên, rất mong được sự góp ý chân tình để tôi có thể đạt kết quả trong quá trình giảng dạy.
2. Kiến nghị.
Thư viện nhà trường cần tăng cường hơn nữa về những sách, tài liệu tham khảo chuyên môn về lĩnh vực xã hội, văn học, văn hóa,.... 
Bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm về công nghệ thông tin như tăng cường thêm về số lượng máy tính để học sinh và cả giáo viên có điều kiện để tìm kiếm nhiều tài liệu nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của quý đồng nghiệp./.
Trưng Vương, Ngày 30 tháng 3 năm 2019
 Người viết
 Phạm Thị Loan

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mo_hinh_viet_doan_nghi_luan_xa_hoi_danh_ch.docx