Chuyên đề Tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ - Thạch Lam", "Chí Phèo - Nam Cao"

a. Khái niệm: là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người.

b. Biểu hiện:

- Thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người.

- Khám phá và tôn vinh vẻ đẹp con người

-Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người.

- Nâng niu ước mơ, khát vọng đổi đời của con người.

- Mở ra một con đường đi, tương lai tươi sáng cho con người.

 

pptx 13 trang Thảo Ly 18/08/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ - Thạch Lam", "Chí Phèo - Nam Cao"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ - Thạch Lam", "Chí Phèo - Nam Cao"

Chuyên đề Tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ - Thạch Lam", "Chí Phèo - Nam Cao"
TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO 
TRONG TRUYỆN NGẮN 
HAI ĐỨA TRẺ- Thạch Lam 
Chí Phèo- Nam Cao 
CHUYÊN ĐỀ 
1 . TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO: 
  a . Khái niệm : là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người. 
b . Biểu hiện : 
  - T hông cảm, thấu hiểu cho số phận con người. 
- K hám phá và tôn vinh vẻ đẹp con người 
-Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người. 
- N âng niu ước mơ, khát vọng đổi đời của con người. 
I. TÌM HIỂU CHUNG : 
- M ở ra một con đường đi, tương lai tươi sáng cho con người. 
2. PHẠM VI TÌM HIỂU: 
 - Tác phẩm: 
 + Hai đứa trẻ - Thạch Lam 
 + Chí Phèo - Nam Cao 
 - Bối cảnh ra đời: 
 Xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, đen tối bóp chết ước mơ, cuộc sống của con người. 
- Nhân vật chính: người nông dân, những người lao động nghèo khổ. 
II. NỘI DUNG: 
A. TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ - Thạch Lam 
1. Nhà văn Thạch Lam bày tỏ niềm thông cảm, thấu hiểu cho số phận con người : 
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo “ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi”. 
- Mẹ con chị Tí: “ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước” 
- Cụ Thi “đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. 
- Bác Siêu: bán phở “ tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt”. 
- Vợ chồng bác xẩm: góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu “bật trong yên lặng.” 
- Hai chị em Liên và An: trông coi “ một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu” 
=> Một điệp khúc buồn về cuộc sống buồn chán, mỏi mòn được lặp đi lặp lại bằng giọng văn đầy xót xa, thương cảm. 
2. Tác giả đã khám phá và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn Liên: 
- Cảm nhận “ cái buồn của buổi chiều quêlòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” 
- Nghe “ mùi riêng của đất, mùi của quê hương”. 
- Trông thấy “ động lòng thương” mấy đứa trẻ. 
- Dõi theo “ những người về muộn, từ từ đi trong đêm”. 
- Có những hoài niệm về quá khứ êm đềm “ nhớ lại khi ở Hà Nội” 
- Lặng theo, mơ tưởng “Hà Nội xa xăm ” khi đoàn tàu đêm đi qua. 
=> Chỉ là những khoảnh khắc trong tâm hồn Liên nhưng được nhà văn phát hiện một cách tinh tế. 
3. Nhà văn Thạch Lam thể hiện sự nâng niu ước mơ, khát vọng của con người. 
- “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. 
- Chờ đợi đoàn tàu: 
+ An và Liên “ buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn gượng thức đợi “đến khi tàu xuống” và cố nhìn theo “ cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanhxa mãi rồi khuất sau rặng tre”. 
+ “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua” nên khi cả phố huyện chỉ còn bóng đêm thì tất cả mọi người mới dọn hàng, đi ngủ. 
=> Khát vọng thay đổi cuộc sống dù còn mơ hồ được nhà văn thể hiện bằng cả trái tim yêu thương. 
B. TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO - Nam Cao 
Nhà văn Nam Cao bày tỏ niềm thông cảm, thấu hiểu cho số phận Chí Phèo : 
 - Đi ở hết nhà này đến nhà khác; Năm 20 tuổi , làm canh điền cho Bá Kiến. 
=> Qua tấn bi kịch cuộc đời của Chí Phèo, Nam Cao bày tỏ sự xót xa, thương cảm. 
- Nỗi khổ của con người bị cự tuyệt làm quyền làm người. 
- Bất hạnh từ lúc nhỏ: là đứa con hoang bị bỏ trong cái lò gạch bỏ không, không họ hàng  dân làng chuyền tay nhau nuôi. 
2. Tác giả đã khám phá và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của Chí Phèo: 
- Chí Phèo là người nông dân lương thiện: 
+ S ống bằng chính sức lao động của mình . 
+ Lành mạnh về tâm hồn: “một thằng hiền như đất”, giàu lòng tự trọng. 
+ Từng mơ ước “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuộc mướn cày thuê, 
vợ dệt vải”. 
- Bị nhà tù thực dân biến thành “ con quỷ dữ” nhưng vẫn sáng lấp lánh vẻ đẹp của nhân phẩm: 
- Bị nhà tù thực dân biến thành “ con quỷ dữ” nhưng vẫn sáng lấp lánh vẻ đẹp của nhân phẩm: 
+ Biết khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đón nhận bát cháo hành mà hắn thấy mắt “ươn ướt”. 
+ Chí Phèo “ khát khao làm người lương thiện” 
+ Khi không được làm người lương thiện, Chí Phèo đã tự sát vì tuyệt vọng . 
= > Nam Cao đã dõng dạc khẳng định vẻ đẹp nhân cách của người nông dân ngay cả khi họ bị cuộc đời vùi dập. 
3. Nhà văn Nam Cao đã tố cáo, phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến: 
- Bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù. 
- Nhà tù thực dân đã biến Chí thành Chí Phèo, hoàn toàn thay đổi về nhân hình lẫn nhân tính. 
 - Chí Phèo đã chết trong sự phẫn uất, tuyệt vọng. 
=> Kết án đanh thép xã hội tàn bạo không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa mà còn làm cho họ cùng đường, tuyệt vọng. 
C. Điểm tương đồng và sự khác biệt : 
 ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG 
 ĐIỂM KHÁC BIỆT 
Hai đứa trẻ- Thạch Lam 
 Chí Phèo- Nam Cao 
NGHỆ THUẬT 
-Thể loại: truyện ngắn. 
- Biệt tài khai thác thế giới nội tâm nhân vật. 
- Truyện không có cốt truyện. 
- Nhân vật thiên về suy nghĩ, cảm xúc, nội tâm. 
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ. 
-Truyện giàu kịch tính, xung đột gay gắt. 
-Nhân vật được tô đậm, rõ nét -> điển hình cho người nông dân trước CM tháng Tám. 
- Giọng văn chua xót, phẫn uất. 
NỘI DUNG 
- Hướng ngòi bút đến những con người nhỏ bé, khốn cùng. 
- Bày tỏ niềm xót xa, đồng cảm; trân trọng vẻ đẹp bên trong tâm hồn con người. 
Đặt niềm tin vào sự đổi đời của con người, tuy còn mong manh, mơ hồ. 
=> Khuynh hướng văn chương lãng mạn. 
Kết án đanh thép xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. 
=> Nhà văn hiện thực phê phán. 

File đính kèm:

  • pptxchuyen_de_tu_tuong_nhan_dao_trong_truyen_ngan_hai_dua_tre_th.pptx