Báo cáo biện pháp Các bước cơ bản hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực xã hội

- Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào NCKH của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhiều hoạt động khuyến khích việc NCKH như: Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học - Intel ISEF đến Hội thi Tin học trẻ không chuyên, .và nhiều hoạt động khoa học phong phú khác. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh với hàng nghìn đề tài đăng ký tham gia, trong đó có nhiều đề tài có chất lượng tham gia và nhiều đề tài xuất sắc được trao giải tại Cuộc thi toàn quốc qua các năm.

 -Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học. Và học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Đặc biệt giúp bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại.Tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những phương pháp mới để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề, các sự vật, sự việc .trong cuộc sống. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo và tư duy kỷ thuật.

 

doc 12 trang Thảo Ly 18/08/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Các bước cơ bản hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Các bước cơ bản hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực xã hội

Báo cáo biện pháp Các bước cơ bản hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật lĩnh vực xã hội
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS- THPT TRƯNG VƯƠNG
˜–µ—™
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
CÁC BƯỚC CƠ BẢN HƯỚNG DẪN HỌC 
SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT LĨNH VỰC XÃ HỘI.
 - Họ và tên: LƯƠNG THỊ LÝ
 - Chức vụ: TTCM Tổ Sinh – Công Nghệ
 - Nơi công tác: Trường THCS –THPT Trưng Vương
Năm học: 2018 - 2019
I. Lý do chọn đề tài
- Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào NCKH của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, nhiều hoạt động khuyến khích việc NCKH như: Cuộc thi Khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh trung học - Intel ISEF đến Hội thi Tin học trẻ không chuyên, ..và nhiều hoạt động khoa học phong phú khác. Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh với hàng nghìn đề tài đăng ký tham gia, trong đó có nhiều đề tài có chất lượng tham gia và nhiều đề tài xuất sắc được trao giải tại Cuộc thi toàn quốc qua các năm.
 	-Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học. Và học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Đặc biệt giúp bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại.Tham gia nghiên cứu khoa học là một trong những phương pháp mới để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề, các sự vật, sự việc ..trong cuộc sống. Đặc biệt, nghiên cứu khoa học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo và tư duy kỷ thuật. 
 - Thực tế là trong những năm qua Sở GD và Đào tạo Vĩnh Long đã tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, trong đó có rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh có thể tham gia. Tại trường THCS – THPT Trưng Vương, phường 9 TP Vĩnh Long không có học sinh tham gia thi nghiên cứu khoa học.
Thời gian
Số lượng đề tài tham gia NCKH
Số lượng học sinh dự thi NCKH
Số lượng học sinh đạt giải NCKH
Từ trước → 2017
0
0
0
- Qua tìm hiểu tôi đã nhận thấy có nhiều lý do. Thứ nhất, do đa số học sinh của trường đầu vào có chất lượng thấp, nên khả năng tư duy và ý thức tổ chức kỷ luật không cao. Thứ hai, do cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, như: thiếu phòng thực hành chuyên biệt, dụng cụ, hóa chất dùng cho thực hành thí nghiệm thiếu và kém chất lượng..Thứ ba, do giáo viên của trường chưa phát động phong trào nghiên cứu khoa học, cũng như chưa tìm ra giải pháp giúp học sinh tìm ra vấn đề để nghiên cứu nên làm cho học sinh ngại không tham gia các Cuộc thi nghiên cứu khoa học do Sở giáo dục tổ chức. Thứ tư, do hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường còn mang tính chất trừu tượng, chưa quen thuộc đối với cả giáo viên lẫn học sinh. Đa số là không hình dung được các bước nghiên cứu khoa học còn mơ hồ, chung chung.
- Với những lý do trên, bản thân tôi nhận thấy, cần phải cụ thể hóa các bước, các thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học theo từng lĩnh vực khác nhau. Nhằm giúp học sinh trường THCS – THPT Trưng Vương, phường 9, TP Vĩnh Long tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện được các bước trong qui trình nghiên cứu khoa học một cách dễ dàng, phát huy hết vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi đã chọn đề tài: “CÁC BƯỚC CƠ BẢN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT LĨNH VỰC XÃ HỘI”. Đề tài sau khi hoàn thành tôi hy vọng sẽ là tài liệu bổ ích và hữu hiệu trong công tác giảng dạy và hướng dẫn cho các bạn đồng nghiệp: 
	+ Bước đầu giúp các em học sinh mạnh dạn tham gia vào nghiên cứu khoa học lĩnh vực xã hội. Mong rằng với đề tài này sẽ giúp gia tăng số lượng học sinh tham gia nghiên cứu khoa học và đạt được kết quả cao trong quá trình nghiên cứu. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, ăn ý, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong đội. Bên cạnh đó, công việc nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối nhưng từ những bài học đó giúp các bạn rút ra những kinh nghiệm quý giá mà chính bản thân tự chiêm nghiệm và thay đổi.
+ Hướng dẫn học sinh biết tìm ra được vấn đề xã hội cần nghiên cứu, đưa ra các tiến trình thực hiện đề tài và cuối cùng là tìm ra kết quả nghiên cứu đề tài đáp ứng được vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống. Học sinh thiết kế dự án nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu mang tính định lượng, định tính thông qua các thí nghiệm, phân tích và ứng dụng các dữ liệu đó. Đặc biệt là giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo và tư duy kỷ thuật, từ đó nâng cao hiệu dạy và học ở trường THCS – THPT Trưng Vương.
II. Những giải pháp thực hiện đề tài.
	II.1. Lựa chọn chủ đề: 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh những chủ đề lĩnh vực xã hội để bước đầu hình thành ý tưởng trong cuộc sống có liên quan. Cụ thể là lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi: Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và xã hội học; Để việc lựa chọn chủ đề trở nên dễ dàng thì giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh nên quan sát, lựa chọn một hiện tượng liên quan đến hành vi đưa đến những hành động xảy ra, hỏi một câu hỏi về một vấn đề nào đó xảy ra trong cuộc sống. Chẳng hạn như hành vi xả rác, xử dụng son của học sinh, hút thuốc lá của học sinh, thái độ đối với những hoạt động truyền thống của dân tộc. Từ đó lựa chọn một chủ đề mà học sinh muốn nghiên cứu hoặc tìm hiểu. Ý tưởng có thể là một vấn đề mà các em thích hay một vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống mà học sinh muốn hiểu biết thêm? Điều quan trọng nhất là lựa chọn một vấn đề hoặc chủ đề không quá rộng và có thể được giải đáp dựa trên việc nghiên cứu khoa học. 
- Giáo viên có thể tham khảo và giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội đã thực hiện trong thời gian qua cho học sinh. 	
- Ví dụ: năm học này tôi đã gợi ý cho các em nghiên cứu đề tài về hành vi đối với rác thải trong trường học, . Vì các vấn đề này gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em, có tính khả thi cao
- Với cách làm này sẽ phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.
 	II.2. Tìm hiểu về chủ đề: 
- Hướng dẫn học sinh đến thư viện, mạng Internet và đến các cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, những gia đình, các chuyên gia có liên quan đến đề tài mà các em đang quan tâm để tìm hiểu. 
- Hướng dẫn học sinh nêu ra những câu hỏi có liên quan đến đề tài và thử nêu ra câu trả lời hay phần giải thích hợp lý nhất 
- Hãy tìm những kết quả không mong đợi hoặc chưa được giải thích về vấn đề mà các em đang quan tâm. 
- Ví dụ: Từ những vấn đề về xử lý rác thải, có thể cần tìm hiểu những ý sau
Quản lý và phân loại rác thải tại nguồn, phân tích hiện trạng quy hoạch quản lý bãi rác tại các trường học, ý thức phân loại rác của học sinh . 
=> Sau khi tìm hiểu tổng quan các đề tài mà giáo viên gợi ý, cuối cùng học sinh và giáo viên đi đến quyết định chọn đề tài để nghiên cứu. 
- Theo tôi, với cách làm này học sinh sẽ dễ dàng lựa chọn đề tài, dễ đưa ra những ý tưởng mới tập trung vào một vấn đề cụ thể, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, sẽ có nhiều học sinh tham gia các đề tài khác nhau mà không trùng lặp.
	II.3. Tổ chức: 
- Sắp xếp tổ chức tất cả những gì đã tìm hiểu được về đề tài đang muốn nghiên cứu. Cần giới hạn phạm vi nghiên cứu và tập trung vào một ý tưởng cụ thể.
	- Ví dụ : 
+ Bước 1: Khảo sát và thu thập số liệu thông qua phỏng vấn và lấy ý kiến từ các đối tượng nghiên cứu.
+ Bước 2: Xử lý số liệu bằng phần mểm Excel, rồi từ kết quả xử lý nhóm đưa ra thực trạng về tình hình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn của học sinh ở các trường mà nhóm đến khảo sát. 
+ Bước 3: Sử dụng dụng cụ phân loại rác tại các trường mà nhóm đến khảo sát rồi ghi nhận kết quả thu được. 
 + Bước 4: Sử dụng dụng cụ phân loại rác có kết hợp sự hỗ trợ của tổ chức đoàn, đội 
	- Theo tôi, qua việc sắp xếp này sẽ giúp học sinh trau dồi cho sinh viên những bài học bổ ích rút ra từ công việc. Học sinh sẽ biết hệ thống kiến thức, biết so sánh, nhận định và cuối cùng đưa ra quyết định của mình về một vấn đề mà mình đang quan tâm. 
	II.4. Lập một thời gian biểu: 
- Thiết lập một thời gian biểu để có thể thực hiện đề tài một cách hiệu quả và phù hợp với thời gian quy định của cuộc thi đề ra. 
- Cần chú ý thời gian để thử nghiệm và thu thập dữ liệu. 
- Thời gian để viết báo cáo và thực hiện một mô hình thuyết trình.
 Ví dụ: 
Thời gian
Nội dung công việc
Tháng 9/2016
Tập hợp các tài liệu phân loại rác
Tháng 10/2016
Khảo sát và thu thập số liệu
Tháng 11/2016
Xử lý số liệu bằng phần mểm Excel, rồi từ kết quả xử lý nhóm đưa ra thực trạng về tình hình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn của học sinh ở các trường mà nhóm đến khảo sát.
Tháng 12/2016
Thực hiện nghiên cứu và ghi nhận số liệu
Tháng 1/2017
Thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo
- Việc lập thời gian biểu này, sẽ giúp học sinh thực hiện thí nghiệm và hoàn tất đề tài theo đúng thời gian qui định. Qua đó, còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên để sinh viên tự thể hiện nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
II.5.Chuẩn bị thí nghiệm: 
- Lập kế hoạch nghiên cứu. 
Thời gian
Nội dung công việc
Tháng 10/2016
thực hiện nghiên cứu với việc khảo sát tình trạng thu gom rác ở các trường khác nhau
Tháng 11/2016
Thực hiện nghiên cứu và ghi nhận kết quả về thời gian, số liệu đầu vào, số liệu đầu ra
Tháng 12/2016
Thực hiện nghiên cứu, ghi nhận số li ... ếu người bảo trợ, Hướng dẫn kế hoạch nghiên cứu, phiếu học sinh, phiếu phê duyệt dự án, phiếu cơ sở nghiên cứu có kiểm soát, phiếu cơ sở nhà kgoa học, phiếu đánh giá rủi ro, phiếu cho phép thông tin). Tất cả các phiếu này đều có mẫu sẵn. Giáo viên có thể tham khảo trên trang “trường học kết nối”.
- Theo tôi cuộc thi nào cũng có những qui định, những yêu cầu đối với người tham gia cuộc thi, vì thế giáo viên hướng dẫn cần tham khảo kĩ để không mất quyền lợi của học sinh. Khi tham vấn với giáo viên hướng dẫn, học sinh sẽ phát huy khả năng làm việc có tổ chức, kĩ năng làm việc theo qui định của tập thể, không tự tung, tự tác. Không những củng cố, nâng cao vốn hiểu biết về kiến thức lý luận, kiến thức xã hội mà còn góp phần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng dành cho các em.
 	II.7. Thực hiện thí nghiệm: 
- Trong quá trình thí nghiệm, cần ghi chép chi tiết tất cả những thí nghiệm, số liệu đo đạc và hiện tượng quan sát vào một cuốn sổ ghi nhật kí. Không dựa vào trí nhớ. 
- Sử dụng các bảng dữ liệu hoặc biểu đồ để ghi lại các dữ liệu định lượng.
	- Ví dụ: 
	+ Bước 1: Khảo sát và thu thập số liệu thông qua phỏng vấn và lấy ý kiến từ các đối tượng nghiên cứu ở các trường trước khi sử dụng dụng cụ phân loại rác có và khộng có sự hỗ trợ của đoàn thanh niên, đội thiếu niên..
	 + Bước 2: Xử lý số liệu bằng phần mểm Excel, rồi từ kết quả xử lý nhóm đưa ra thực trạng về tình hình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn của học sinh ở các trường mà nhóm đến khảo sát. Qua đó, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, người hướng dẫn, Bí thư đoàn, đội và người thực hiện thu gom rác để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về công tác phân loại rác tại nguồn của học sinh.
	+ Bước 3: Sử dụng dụng cụ phân loại rác tại các trường mà nhóm đến khảo sát rồi ghi nhận kết quả thu được. 
	+ Bước 4: Sử dụng dụng cụ phân loại rác có kết hợp sự hỗ trợ của tổ chức đoàn, đội vào công tác quản lý kết quả thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại trường học. 
	+ Bước 5: Khảo sát và thu thập số liệu thông qua phỏng vấn và lấy ý kiến từ các đối tượng nghiên cứu ở các trường sau khi sử dụng dụng cụ phân loại rác và có sự hỗ trợ của tổ chức đoàn thanh niên, đội thiếu niên của trường. 
	+ Bước 6: Tiến hành phân tích số liệu khảo sát bằng phần mểm Excel, ghi nhận kết quả kết quả đạt được rồi từ đó đưa ra nhận định về các phương pháp đã áp dụng.
- Khi tham gia thí nghiệm, các em sẽ được cung cấp nguồn thông tin phong phú và đa dạng để giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, đặc biệt là con đường giúp học sinh tiếp cận thực nghiệm khách quan.
 	II.8. Phân tích kết quả: 
- Khi đã hoàn tất các thí nghiệm, kiểm tra và sắp xếp các kết quả. 
- Sử dụng các biểu đồ thích hợp để minh hoạ dữ liệu (nếu cần). Xác định mẫu hình từ những biểu đồ. 
- Cần nêu ra các kết quả thí nghiệm và trả lời xem kết quả như mong muốn không? Giải thích được tại sao có kết quả đó. 
- Có thể có những cách giải thích khác mà chưa xem xét hoặc tìm hiểu hay không? 
- Có những lỗi thực nghiệm nào trong quá trình thu thập dữ liệu, tiến hành thí nghiệm hay quan sát không? 
	- Ví dụ: Sử dụng phiếu khảo sát gồm 8 câu hỏi để thăm dò đối tượng nghiên cứu về nội dung nhận thức về phân loại rác tại nguồn ở trường học.
Câu hỏi:Tại sao học sinh không bỏ rác đúng nơi qui định?.
 	Không ý thức
	Không thuận tiện
	Không quen
	Ý kiến khác:..................
NK1
NT1
TV1
Không ý thức 
175
190
186
Không thuận tiện
16
6
10
Không quen 
9
4
4
Ý kiến khác
Câu hỏi:Theo bạn tại sao việc phân loại rác ở các trường học chưa phổ biến rộng rãi:
	Thiếu dụng cụ phân loại rác hiệu quả
	Chưa được chú ý nhiều
	Học sinh không thích
	Ý kiến khác:..................
NK2
NT2
TV2
Thiếu dụng cụ phân loại rác hiệu quả
97
97
96
Chưa được chú ý nhiều
90
100
97
Học sinh không thích
13
3
7
Ý kiến khác
	Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn của học sinh tại trường học 
	II.9. Đưa ra kết luận: 
- Những thông số được kiểm chứng có tạo nên sự thay đổi so với tiêu chuẩn ban đầu bạn sử dụng không? 
- Công trình này có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào? Có nên nhân rộng không?. Hướng phát triển trong tương lai như thế nào?
- Mong đợi gì ở đề tài?.
-Ví dụ: Ứng dụng thực tế của nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao nhận thức của học sinh THCS –THPT về phân loại rác tại trường học”.
+ Thực hiện phân loại rác thải trong trường học được sự thống nhất cao của Ban giám hiệu và sự phối hợp nhiệt tình của các giáo viên chủ nhiệm, thu hút học sinh tham gia rất tích cực.
+ Sau khi áp dụng theo biện pháp mà nhóm đề ra, đã thu được kết quả khảo sát qua số liệu thống kê như sau. Qua số liệu cho thấy giải pháp mà nhóm áp dụng đã nâng cao được nhận thức của học sinh THCS – THPT về hoạt động phân loại rác thải tại nguồn.
+ Để hoạt động thu gom và phân loại rác thải tại trường học đạt hiệu quả thì cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thanh niên, đội thiếu nhiên.
+ Phải thường xuyên tuyên truyền về vai trò quan trọng của công tác phân loại rác tại nguồn thông qua các hoạt động: báo cáo chuyên đề, cuộc thi vẽ tranh, ngoại khóa.....
+ Giúp môi trường được cải thiện.
+ Nâng cao đời sống người dân
+ Giảm bớt một số khả năng gây bệnh
+ Góp phần hiện đại hóa nông thôn,...
III. Kết quả thu được từ đề tài.
- Năm học 2018-2019 có 4 học sinh trường THCS – THPT Trưng Vương tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học do Sở GD và Đào tạo Vĩnh Long tổ chức.
 Đó là 1/. Nguyễn Việt Thắng, lớp 11/8
 2/. Nguyễn Hưng Thịnh, lớp 11/8
Đề tài 2 em nghiên cứu là: “Một số giải pháp nâng cao nhận thức của học sinh THCS –THPT về phân loại rác tại trường học”.
→ Kết quả: đề tài của các em nghiên cứu đã đạt giải C.
	3/. Thạch Ngọc Cẩm Loan, lớp 11/2
	4/. Nguyễ Thị Mai Lan, lớp 11/2
Đề tài 2 em nghiên cứu là: “Nước ép ổi tươi và mứt ổi”.
→ Kết quả: đề tài của các em nghiên cứu đã đạt giải B.
- Tuy đã có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, đã có đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội và đã đạt thành tích khá tốt, nhưng bản thân tôi nhận thấy số lượng học sinh tham gia như trên còn rất hạn chế (02 đề tài trong 1 năm) so với một trường THCS – THPT. Vì vậy, tôi mong rằng ở những năm học tới số lượng học sinh của trường THCS – THPT Trưng Vương tham gia nghiên cứu khoa học sẽ tăng lên và đạt thành tích cao hơn. 
- Kết quả thống kê
Thời gian
Số lượng đề tài tham gia NCKH
Số lượng học sinh dự thi NCKH
Số lượng học sinh đạt giải NCKH
2018-2019
02
04
01 giải B
01 giải C
IV. Khả năng nhân rộng.
- Trên đây là những bước rất cơ bản để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học mà không ngại khó và phức tạp. Giáo viên ở các bộ môn khác nhau có thể tham khảo và hướng dẫn cho học sinh ở các khối lớp của trường.
- Các thao tác để thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội đã được cụ thể hóa và kèm theo ví dụ minh họa rõ ràng, nên người xem có thể tham khảo và áp dụng.
- Sáng kiến dễ hiểu, dễ áp dụng cho các đối tượng học sinh THPT và THCS. Cụ thể là đã được nghiên cứu và thử nghiệm ở trường THCS – THPT Trưng Vương, Phường 9, TP Vĩnh Long. Kết quả khá tốt như đã nêu ở trên.
V. Kết luận và đề xuất 
V.1. Kết luận
-Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động Nghiên Cứu Khoa Học, là sân chơi bổ ích giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng Nghiên Cứu Khoa Học, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Không những thế, Nghiên Cứu Khoa Học trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động Nghiên Cứu Khoa Học phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 
- Nghiên Cứu Khoa Học thuộc lĩnh vực xã hội là một mảng của các lĩnh cực nghiên cứu khoa học mà bộ đưa ra. Học sinh ở các lứa tuổi đều có thể tham gia đưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sáng kiến kinh nghiệm: “CÁC BƯỚC CƠ BẢN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT LĨNH VỰC XÃ HỘI” đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với học sinh trường THCS – THPT Trưng Vương nói riêng và của tỉnh Vĩnh Long nói chung. Bởi lẽ, nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho các em sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt..
- Trên đây là một phương pháp cơ bản bước đầu giúp các em học sinh mạnh dạn tham gia vào nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội. Mong rằng với đề tài này sẽ giúp nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực xã hội nói riêng, các lĩnh vực khác nói chung và sẽ đạt được kết quả cao trong quá trình nghiên cứu. Hướng dẫn học sinh biết tìm ra được vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra các tiến trình thực hiện đề tài và cuối cùng là tìm ra kết quả nghiên cứu đề tài đáp ứng được vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống. Đặc biệt là giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo và tư duy kỷ thuật, từ đó nâng cao hiệu dạy và học ở trường THCS – THPT Trưng Vương.
- Trong quá trình thực hiện, sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả tốt hơn.
V.2. Đề xuất
 	- Mong được sự chỉ đạo của nhà trường để đề tài được thực hiện tốt hơn và mang lại hiệu quả cao.
	- Có kế hoạch phát động phong trào nghiên cứu khoa học nhằm khích lệ học sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
	Vĩnh Long, ngày 10 tháng 5 năm 2019
 Nhận xét và đánh giá của HĐKH Người viết
 	 Lương Thị Lý	
Xếp loại:..

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_cac_buoc_co_ban_huong_dan_hoc_sinh_tham_gi.doc