Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp đối với môn Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường và là môn thi bắt buộc đối với học sinh 12 thi TNTHPT quốc gia. Hiện nay việc học và kiểm tra môn tiếng Anh còn nhiều điều bất cập chính bởi lẽ trong các tiết học, HS được học theo phương pháp giao tiếp, được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ nhiều trong các tiết Reading, Speaking, Listening trong khi đó các bài kiểm tra trên lớp, kiểm tra học kỳ cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT học sinh được kiểm tra từ vựng, ngữ pháp đòi hỏi độ chính xác cao. Điều này gây không ít khó khăn cho việc học Tiếng Anh. Kiến thức và ngôn ngữ quá đa dạng làm cho việc học của các em HS vô cùng vất vả và học một cách hơi miễn cưỡng vì thế kết quả học tập không cao.

 Đối với HS lớp 12 đòi hỏi các em phải có nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có thể tự tin trong quá trình làm bài. Môn Tiếng Anh cần sự ôn luyện nhiều hơn vì các em rất mau quên từ vựng và ngữ pháp rất đa dạng. Nếu đợi đến cuối tháng 3 và đầu tháng tư mới bắt đầu ôn luyện thì sẽ không đủ kiến thức đáp ứng được kỳ thi tốt nghiệp vì nội dung ôn tập ngoài chương trình 12 còn có chương trình lớp 10 và 11. Vì vậy vừa dạy vừa ôn tập cho các em ngay từ đầu năm là giải pháp hữu hiệu nhất mà người giáo viên cần thực hiện.

 Trên cơ sở đó, giáo viên phải có kế hoạch vừa dạy vừa ôn tập cho các em ngay từ đầu năm học giúp các em có đủ thời gian vừa học vừa khắc phục những phần kiến thức còn chưa nắm chắc. Giúp các em tránh được sự quá tải, tạo tâm lý thoải mái, không vội vã run sợ khi bước vào giai đoạn ôn thi cuối năm. Giúp các em chủ động trong học tập và có trách nhiệm đối với việc học của mình.

 

doc 8 trang Thảo Ly 18/08/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp đối với môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp đối với môn Tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp đối với môn Tiếng Anh
SỞ GIÁO DỤC Z ĐT TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS-THPT TRƯNG VƯƠNG
SKKN
“ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 
VỪA HỌC VỪA ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH “
Năm học: 2018 – 2019 ›
 Người viết : PHAN HOÀNG VŨ
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 VỪA HỌC VỪA ÔN THI TỐT 
 NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔN TIẾNG ANH.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
	Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường và là môn thi bắt buộc đối với học sinh 12 thi TNTHPT quốc gia. Hiện nay việc học và kiểm tra môn tiếng Anh còn nhiều điều bất cập chính bởi lẽ trong các tiết học, HS được học theo phương pháp giao tiếp, được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ nhiều trong các tiết Reading, Speaking, Listening trong khi đó các bài kiểm tra trên lớp, kiểm tra học kỳ cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT học sinh được kiểm tra từ vựng, ngữ pháp đòi hỏi độ chính xác cao. Điều này gây không ít khó khăn cho việc học Tiếng Anh. Kiến thức và ngôn ngữ quá đa dạng làm cho việc học của các em HS vô cùng vất vả và học một cách hơi miễn cưỡng vì thế kết quả học tập không cao.
	Đối với HS lớp 12 đòi hỏi các em phải có nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có thể tự tin trong quá trình làm bài. Môn Tiếng Anh cần sự ôn luyện nhiều hơn vì các em rất mau quên từ vựng và ngữ pháp rất đa dạng. Nếu đợi đến cuối tháng 3 và đầu tháng tư mới bắt đầu ôn luyện thì sẽ không đủ kiến thức đáp ứng được kỳ thi tốt nghiệp vì nội dung ôn tập ngoài chương trình 12 còn có chương trình lớp 10 và 11. Vì vậy vừa dạy vừa ôn tập cho các em ngay từ đầu năm là giải pháp hữu hiệu nhất mà người giáo viên cần thực hiện.
	Trên cơ sở đó, giáo viên phải có kế hoạch vừa dạy vừa ôn tập cho các em ngay từ đầu năm học giúp các em có đủ thời gian vừa học vừa khắc phục những phần kiến thức còn chưa nắm chắc. Giúp các em tránh được sự quá tải, tạo tâm lý thoải mái, không vội vã run sợ khi bước vào giai đoạn ôn thi cuối năm. Giúp các em chủ động trong học tập và có trách nhiệm đối với việc học của mình.
	Năm nay, tôi phụ trách dạy 3 lớp 12 ban cơ bản phần lớn các em học yếu ở bộ môn Tiếng Anh. Kết quả điểm thi HKI :
Lớp
Tổng số HS (*)
0 <=1
1.0 <3.5
3.5<5
>=5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 12
92
0
0
71
77,2
19
20,7
2
2,2
12/2
29
0
0
24
82,8
4
13,8
1
3,5
12/4
31
0
0
24
77,4
6
19,4
1
3,2
12/6
32
0
0
23
71,9
9
28,1
0
0
II.CÁCH THỰC HIỆN : 
Phạm vi đề tài : Hướng dẫn Hs lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh.
Đối tượng tham gia : 92 hs của 3 lớp.
Mục đích :
Giúp các em đạt được kiến thức cơ bản vững chắc cho kỳ thi tốt nghiệp
Rèn luyện kỹ năng làm bài thi
Rèn luyện tính tự giác trong học tập.
Giúp các em có được sự tự tin khi bước vào mùa thi.
A. TÌM HIỂU MA TRẬN ĐỀ CỦA CÁC ĐỀ THI NĂM TRƯỚC :
Ngay từ đầu năm học Ban Giám Hiệu trường yêu cầu tổ họp rút kinh nghiệm về độ
khó dễ của đề thi thông qua việc phân tích ma trận đề thi. Trong bài thi tốt nghiệp của những năm gần đây đa số kiến thức được kiểm tra là kiến thức ngôn ngữ ( ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ), kỹ năng ngôn ngữ ( đọc hiểu và đáp trả trong tình huống giao tiếp). Kỹ năng viết không được kiểm tra theo đúng bản chất của nó ( viết bài luận ), mà chỉ tập trung vào kiểm tra cấu trúc ngữ pháp ( tìm câu không thay đổi nghĩa với câu đề; kết hợp câu;). Vì vậy giáo viên cần tập trung ôn tập từ vựng và ngữ pháp cho các em nhiều hơn. Việc tìm hiểu ma trận đề rất quan trọng, giúp giáo viên có kế hoạch ôn tập đúng hướng. Giáo viên cần hệ thống lại các phần kiến thức thường gặp trong bài thi tốt nghiệp để có kế hoạch cho bài tập hợp lý. 
	B. NỘI DUNG ÔN TẬP CHO KỲ THI TỐT NGHIỆP :
	1. Kiến thức ngôn ngữ :
Ngữ âm và dấu nhấn : 
- Cách đọc –s và –ed
- Sự khác biệt giữa các nguyên âm và phụ âm gần kề.
- Trọng âm trong từ đa âm tiết.
	Động từ ( verbs ) :
- 9 thì động từ : Simple present, Present continuous, Present perfect, Simple past,
- Dạng bị động ( Passive voice ) của động từ với các thì nêu trên.
- Gerund / to-inf. / V-inf.
- Ôn tập và nắm vững sự hoà hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ ( Subject verb concord ).
- Nắm vững cách sử dụng một số Phrasal verbs đã học trong chương trình.
	Modal verbs : Nắm được dạng và cách dùng của các Modal verbs : can, may, must,should, cho hiện tại và quá khứ.
	Danh từ ( Nouns ) :
- Danh từ số ít.
- Danh từ đếm được và không đếm được.
- Ngữ cảnh cho danh từ.
-Một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các tiếp tố : -tion, -ment,-er, the + tính từ,..
	Tính từ ( Adjectives ) :
- Nhận biết được tính từ, cách dùng, vị trí của tính từ trong câu
- So sánh tính từ và các trường hợp đặc biệt.
- Cách hình thành tính từ bằng các tiếp tố.
	Trạng từ ( Adverbs ) :
- Nhận biết được trạng từ, cách dùng, vị trí của trạng từ trong câu.
- So sánh trạng từ và các trường hợp đặc biệt.
	Đại từ ( Pronouns ) : Cách dùng của các đại từ quan hệ ( Relative pronouns ): who (m ) , which, that,...
	Mạo từ ( Articles ): Cách sử dụng các mạotừ : a, an, the,
	Giới từ ( Prepositions ) : Cách sử dụng các giới từ: giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí, phương hướng, mục đích,..
	Câu và mệnh đề :
- Các loại câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, trật tự từ trong các loại câu.
- Cách sử dụng các câu phức, câu ghép với các liên từ, đại từ quan hệ đã học.
- Cách sử dụng các câu điều kiện loại I, II, III .
- Câu hỏi trực tiếp và gián tiếp.
- Nắm được một số dạng câu giả định.
	2. Kỹ năng :
	a. Đọc hiểu : Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn văn có độ dài khoảng 300 từ về các chủ điểm đã học trong chương trình, chủ yếu là chương trình lớp 12
	b. Viết :
- Viết chuyển đổi câu
- Viết nối câu, ghép câu.
	Đa số kiến thức đều tập trung vào chương trình 12. Vì vậy, giáo viên có thể vừa dạy vừa ôn tập xuyên suốt cả năm học. Giáo viên cần phải chọn lọc để có sự ưu tiên nên ôn phần nào trước. Giáo viên cần phối hợp giữa các dạng bài tập theo từng chuyên đề và bài tập tổng hợp tuỳ theo đơn vị bài học trên lớp.
	Cụ thể theo cấu trúc đề thi :
	Ngữ âm : Kiến thức về ngữ âm khó nhớ, nhưng luôn xuất hiện trong các bài kiểm tra 1 tiết và đề thi tốt nghiệp. Cách đọc s,ed có quy luật thường xuất hiện trong đề thi vì thế giáo viên cần củng cố lại kiến thức ngay từ đầu năm .
	Để giúp việc học và làm bài tập về ngữ âm của HS có hiệu quả, giáo viên cần cho HS nghe phần Reading trong SGK. Trong quá trình sửa bài tập về ngữ âm giáo viên nên cung cấp cho các em một số quy luật về dấu nhấn và lưu ý các em một số từ các em có khuynh hướng đọc sai vì đọc theo cảm tính.
Từ vựng : Kiểm tra từ vựng và cho bài tập về từ vựng cũng theo từng đơn vị bài học. Điều này giúp các em dễ học vì khối lượng từ vựng chỉ tập trung vào một chủ điểm, không quá tràn lan. Kiến thức vừa mới học trên lớp nên dễ nhớ và có động lực để học.
Kiểm tra từ vựng cần đa dạng : học thuộc lòng các từ trong từng bài trong SGK, làm bài tập điền từ đúng tình huống, đúng từ loại, biết cách phân tích vị trí của danh từ, động từ , tính từ, và trạng từ trong câu.
Kiểm tra học thuộc lòng từ vựng được ưu tiên khoảng 5 đến 7 phút đầu giờ, kiểm tra trên giấy đồng loạt cả lớp để tránh tình trạng các em thay phiên nhau học bài. Bài tập về điền từ được phát theo từng chủ điểm của bài học, cho các em làm ở nhà và sửa trên lớp. Để tránh tình trạng các em sao chép đáp án từ các sách bài tập, tôi yêu cầu các em dịch ý nghĩa của câu và lý giải cho phần chọn đáp án. Việc dịch ý nghĩa từng câu giúp các em nhớ từ đã học và học thêm từ mới có liên quan đến chủ điểm đang học. Khi gặp từ mới trong câu, tôi chỉ các em cách suy luận nghĩa của từ theo tình huống hoặc tìm ra nghĩa của từ dựa theo ý nghĩa của tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ cấu tạo nên từ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các em chỉ cần nhận xét về cấu trúc câu, mối quan hệ giữa các thành phần trong câu là có thể suy luận được đáp án đúng.
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải đôn đốc các em học thuộc từ vựng trong SGK và cả từ vựng trong quá trình làm bài tập. Thực tế cho thấy em nào chịu khó học từ cũ, tự tra cứu từ mới và có khả năng dịch trôi chảy và có thể giải thích hợp lí các câu bài tập thì đều tiến bộ.
Ngữ pháp : Đối với chương trình lớp 12, phần lớn kiến thức về ngữ pháp mang tính chất củng cố và chuyên sâu những gì mà học sinh đã được học từ lớp 10 và 11.Vì vậy , tôi đã chuẩn bị bài tập về từng chuyên đề ngữ pháp bám sát theo mỗi đơn vị bài học.
	Ví dụ : Ngữ pháp của bài 1 và bài 2 tập trung ôn về Tenses. Tôi chuẩn bị bài tập ôn về Tenses phát trước cho các em tự ôn lại lý thuyết và làm bài ở nhà. Khi đến lớp các em tập trung giải bài tập, tiết kiệm được thời gian phải ôn tập lý thuyết lại từ đầu. Điều này giúp giảm tải đáng kể cho giáo viên, giáo viên chỉ giúp các em rà soát lại kiến thức trọng tâm của bài, giải đáp thắc mắc những phần khó, hoặc những phần dễ nhầm lẫn. 
Bài tập gồm phần tự luận và trắc nghiệm để tránh trường hợp các em làm bài một cách hên xui. Mỗi phần bài tập chỉ chuyên sâu một chủ đề sẽ giúp các em dễ học, dễ làm bài, học tập trung hơn, đào sâu kiến thức hơn, tạo tâm lý nhanh chóng hoàn tất công việc được giao.
Đọc hiểu : Ưu tiên cho bài đọc hiểu có cùng chủ điểm với bài học trên lớp. Các em dễ dàng nhận diện lại từ vừa mới học và điều này phần nào trợ giúp khả năng suy luận nghĩa của từ mới. Đối với những bài đọc khác với chủ đề vừa học trên lớp thì phải chọn đoạn văn không quá khó, không có quá nhiều từ mới, việc này giúp các em thích đọc hơn.
Chúng ta cần chỉ cho các em một số kỹ thuật làm bài đọc hiểu : đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn, để khi đọc đoạn văn vừa đọc vừa tìm câu trả lời, cách làm này giúp làm bài nhanh chóng hơn; những từ được in đậm trong đoạn văn thường được hỏi về từ đồng nghĩa hoặc những từ mà chúng thay thế; câu hỏi về ý chính của đoạn văn nên được trả lời cuối cùng và ý chính thường xuất hiện ở câu đầu tiên của đoạn văn. Chúng ta cũng cần minh hoạ cho các em thấy cách suy luận nghĩa của từ mới trong tình huống để tránh tình trạng bối rối khi gặp từ mới trong bài đọc. Và cũng cần lưu ý các em không cần phải biết nghĩa của tất cả các từ trong đoạn văn thì mới làm bài được. Lời lưu ý này giúp các em bình tĩnh và kiên nhẫn khi gặp đoạn văn có nhiều từ mới.
Tuy nhiên, đoạn văn đọc hiểu yêu cầu HS phải có kiến thức về từ vựng và cấu trúc câu tương đối cơ bản. Chúng ta phải chỉ rõ cho HS hiểu được điều này để các em tích cực học từ vựng và làm bài tập về ngữ pháp. Thực tế cho thấy, một số em biết hết từ vựng trong câu nhưng vẫn hiểu sai ý của câu vì các em không nắm vững cấu trúc câu.
Khi chúng ta sửa bài tập cho các em, chúng ta nên bắt đầu với thông tin thực tế của đoạn văn. Điều này kích thích các em tham gia trả lời câu hỏi nhiều hơn và làm cho các em cũng muốn tự đọc và tìm hiểu thông tin của những đoạn văn khác.
Viết : Kiểm tra về khả năng viết của các em thực ra là kiểm tra về cấu trúc ngữ pháp. Trong đề thi tốt nghiệp phần viết được kiểm tra dưới dạng viết chuyển đổi cấu trúc nhưng không làm thay đổi nghĩa hoặc kết hợp hai câu đơn thành câu phức. Những cấu trúc thường gặp trong bài tập viết là Reported Speech , Tenses,Verb forms, Phrasal verbs, Passive voice, Modal verbs,... Tôi cung cấp cho các em bài tập về viết theo từng chuyên đề ngữ pháp .
HS của lớp trung bình rất hay làm sai và mất nhiều thời gian cho bài tập viết, các em chưa đủ nhạy bén để nhận diện đáp án đúng vì các đáp án đều tương tự nhau. Bài tập về viết được xem là hình thức kiểm tra về ngữ pháp ở mức độ cao.
3.Cho bài tập tổng hợp: Đan xen với các bài tập theo từng chuyên đề và chủ điểm, tôi cho thêm các bài tập có tính tổng hợp, đầy đủ các phần ( Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, Giao tiếp, Sửa lỗi sai, Đọc hiểu, Viết ) như bài kiểm tra một tiết và bài thi tốt nghiệp , để giúp các em có kỹ năng xử lý kiến thức tổng hợp. Tôi đã cho các em làm thử các đề thi tốt nghiệp của các năm 2017, 2018 và đề thi minh hoạ của BGDĐT năm 2019. Điều này rất cần thiết vì các em sẽ được ôn lại kiến thức một cách tổng quát, làm quen với dạng thức của đề thi thật, biết cách phân phối thời gian khi làm bài, rèn luyện kỹ năng và tốc độ làm bài, rút được kinh nghiệm trong quá trình làm bài. Điều quan trọng nhất là các em tự đánh giá khả năng của mình để có hướng khắc phục những phần kiến thức mình chưa đạt .
C. TÀI LIỆU ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT :
Tài liệu được các giáo viên 12 của trường biên soạn theo chủ điểm từng đơn vị bài học và kết hợp với 31 đề thi của 31 trường THPT trong Tỉnh biên soạn theo cấu trúc đề thi minh hoạ của BGD năm 2019. Quyển tài liệu này trợ giúp rất nhiều cho giáo viên và học sinh. Tôi yêu cầu tất cả các em đều phải có tài liệu, tự học và làm bài ở nhà. Khi đến lớp, tôi sắp xếp thời gian hợp lý để sửa bài và kiểm tra tiến độ làm bài tập ở nhà của các em. Đối với lớp khá giỏi, tốc độ sửa bài nhanh hơn. Tuy nhiên, trong lớp khá giỏi vẫn có trường hợp làm sai. Vì vậy, tôi luôn cảnh báo các em không được chủ quan đối với những kiến thức được cho là cơ bản nhất. Đối với lớp trung bình, các em rất phấn khởi vì được hệ thống lại toàn bộ lý thuyết cơ bản. 
Sự chung tay góp sức của tất cả các trường giúp cho giáo viên và học sinh trong Tỉnh nhà có định hướng rõ ràng về khối lượng kiến thức cần phải đạt được, giúp tránh bỏ sót kiến thức trong quá trình ôn tập và giúp đem lại hiệu quả đáng kể.
D. KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC, NHẮC NHỞ :
Trong quá trình vừa dạy vừa ôn tập cho các em thấy việc kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở kịp thời hết sức quan trọng. Đây là động lực thôi thúc các em hoàn thành công việc được giao. Mỗi lần phát bài tập về nhà, chúng ta không nên cho quá nhiều bài tập để tránh cảm giác ngán ngẫm vì làm hoài vẫn không hết và phải giải quyết hết bài tập cũ thì mới tiếp tục cho bài tập mới, giúp các em thấy được từng phần kiến thức được hoàn thiện.
Chúng ta phải linh động sắp xếp thời gian để sửa bài tập cho các em. Lý thuyết về ngữ pháp phải được phát trước cho các em tự đọc ở nhà, để khi sửa bài tập trên lớp các em có thể đặt câu hỏi cho những phần mình chưa hiểu, lúc đó các em sẽ nghe câu trả lời từ các bạn trong lớp và từ giáo viên. Trong quá trình sửa bài, chúng ta cần lưu ý cho các em các phần kiến thức dễ nhầm lẫn cũng như kỹ thuật làm bài như thế nào để đạt kết quả tốt nhất.
Thái độ quan tâm của giáo viên luôn là nguồn động viên lớn đối với các em đặc biệt là các em học yếu. Sự phản hồi kịp lúc từ phía giáo viên giúp các em thấy được những gì mình đã đạt được và những gì mình cần phải cố gắng hơn. Sự quan tâm của giáo viên giúp các em tích cực hoàn thành bài tập được giao.
III. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ :
Kết quả điểm thi HKII có tăng nhiều so với HKI
Lớp
Tổng số HS (*)
0 <=1
1.0 <3.5
3.5<5
>=5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 12
92
0
0
5
5,4
48
52,2
39
42,4
12/2
29
0
0
1
3,4
19
65,5
9
31
12/4
31
0
0
2
6,5
11
35,5
18
58,1
12/6
32
0
0
2
6,3
18
56,3
12
37,5
Đây là kết quả của một quá trình rèn luyện mà các em đạt được. Tuy nhiên, kỹ năng làm bài của các em chưa sắc nét, các lỗi sai trong quá trình làm bài cho thấy các em còn chủ quan với kiến thức và thiếu tự tin đối với bản thân. Lỗi sai của các em là phần chọn từ đúng tình huống cũng như trong phần đọc hiểu. Một lỗi cần phải rút kinh nghiệm nữa là sau khi làm bài xong các em kiểm tra lại, sửa lại thành đáp án sai. Vì vậy, khi sửa bài cho các em, tôi đã chỉ cho các em thấy những lỗi sai không nên có để các em tự rút kinh nghiệm và cố gắng hơn cho kỳ thi thật sắp tới và nhắc nhở các em phải tích cực hơn trong 8 tuần ôn tập cuối năm.
Sau đây là một số ý kiến của các em về quá trình vừa học vừa ôn tập xuyên suốt cả năm học :
- Giúp cho HS yếu lấy lại kiến thức căn bản đã mất, từ đó hứng thú làm bài.
- Nhờ ôn tập từ đầu năm một số HS yếu tự cảm thấy bản thân đạt được kiến thức nhất định và vui hơn khi giải bài tập đúng.
- Bổ sung kiến thức liên tục, tránh tình trạng gấp gáp khi mùa thi tới.
- Làm nhiều bài tập giúp nhớ nhiều cấu trúc và từ vựng quan trọng và cần thiết.
- Vừa học vừa ôn thi giúp củng cố kiến thức, ôn lại từ vựng, ngữ pháp.
- Có tài liệu làm cho các em siêng học hơn trước.
- Phải có sự chuẩn bị trước ở nhà thì khi được sửa bài cảm thấy hứng thú vì biết được mình làm bao nhiêu câu đúng để cố gắng hơn.
- Tài liệu tự học giúp nhận định được những dạng bài thường xuất hiện trong bài thi, xoáy sâu vào trọng tâm, giúp tiếp xúc nhiều với đề.
- Làm thử các đề thi năm trước giúp HS có nhiều kinh nghiệm làm bài và sửa chữa được nhiều lỗi thường mắc phải.
- Quá trình học tập có nhiều thuận lợi, tiến bộ hơn. Điểm số và kiến thức được cải thiện. Giúp tự tin khi vào phòng thi.
IV. KẾT LUẬN :
	Vừa học vừa ôn tập là phương án hiệu quả cho HS 12 vì vừa tiếp thu kiến thức mới vừa ôn lạikiến thức cũ giúp HS nhớ bài nhanh và lâu hơn. Tạo điều kiện cho HS làm nhiều bài tập với nhiều dạng đề khác nhau, làm đa dạng vốn kiến thức, tránh những lỗi thường gặp, làm quen với nhiều dạng bài. Trong quá trình làm bài HS có cơ hội học thêm từ mới, trau dồi thêm vốn từ. Vừa làm bài vừa ôn lại lý thuyết giúp HS hiểu sâu thêm lý thuyết và làm bài tập tốt hơn. Việc làm bài thường xuyên giúp HS trau dồi kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
	Để giúp các em ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp có hiệu quả, vai trò hướng dẫn của giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên phải có kế hoạch và cho các em biết ngay từ đầu năm học để các em có tinh thần vừa học vừa ôn thi xuyên suốt cả năm.Giáo viên phải tích cực cung cấp tài liệu, bài tập hỗ trợ cho chương trình học trên lớp; theo dõi , đôn đốc, nhắc nhở kịp thời giúp các các em nhanh chóng hoàn thiện từng phần kiến thức. Như vậy, đến mùa thi cuối năm các em đỡ vất vả, các em chỉ tập trung giải bài tập có tính tổng hợp. Điều quan trọng nhất là giáo viên giúp các em có được thái độ tích cực đối với môn học và trách nhiệm về việc học của mình.
	Trên đây là ý kiến của riêng tôi về cách giúp các em chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong muốn nhận được nhiều ý kiến chia sẽ từ đồng nghiệp để từ đó có cách làm tốt hơn giúp HS đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp của năm học này. Xin chân thành cảm ơn !
 Vĩnh Long, ngày tháng năm 2019
 Ký duyệt của BGH Người viết
 Phan Hoàng Vũ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_vua_hoc_vua_on_t.doc