Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Theo phương án tổ chức kì thi TNTHPT những năm gần đây bộ GD& ĐT đã chọn môn Lịch sử thi trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi nhất định trong cách học sử của học sinh trong nhà trường. Do đó, tổ bộ môn Lịch sử nhà trường cũng đã thay đổi nhiều hình thức dạy học đối với học sinh khối 12, cũng như hình thức kiểm tra trắc nghiệm để cho các em quen dần với cách làm bài trắc nghiệm nhanh, chính xác đồng thời giúp các em có kỹ năng làm bài thi TNTHPT.

pptx 21 trang Thảo Ly 18/08/2023 2401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn lịch sử nhằm nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm 2021
S Ở GD & ĐT VĨNH LONG TRƯỜNG THCS-THPT TRƯNG VƯƠNG 
Vĩnh Long, ngày 
HỘI GIẢNG CẤP TỈNH 
MÔN: LỊCH SỬ 12 
Vĩnh Long, ngày 
CHUYÊN ĐỀ: 
 “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 ” 
S Ở GD & ĐT VĨNH LONG TRƯỜNG THCS-THPT TRƯNG VƯƠNG 
* Theo phương án tổ chức kì thi TNTHPT những năm gần đây bộ GD& ĐT đã chọn môn Lịch sử thi trắc nghiệm. Điều này được xem là thay đổi nhất định trong cách học sử của học sinh trong nhà trường. Do đó, tổ bộ môn Lịch sử nhà trường cũng đã thay đổi nhiều hình thức dạy học đối với học sinh khối 12, cũng như hình thức kiểm tra trắc nghiệm để cho các em quen dần với cách làm bài trắc nghiệm nhanh, chính xác đồng thời giúp các em có kỹ năng làm bài thi TNTHPT. 
CHUYÊN ĐỀ: 
 “ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 ” 
 B . KẾT LUẬN 
Nội dung 02 
Nội dung 01 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
GIẢI PHÁP 
Xác định đúng chương trình và cấu trúc cơ bản của đề thi 
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, chia nhóm 
Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm 
1. GV giảng dạy cần xác định đúng chương trình và cấu trúc cơ bản của đề thi TNTHPT môn lịch sử 
- Về chương trình, từ các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đã công bố, các em HS cần biết và hiểu là kiến thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều tất cả các phần, các chương trình của SGK LS12 và một phần của LS11 hiện hành. 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
- Về cấu trúc đề thi, các câu hỏi sẽ có các cấp độ từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo ma trận đề của Bộ. Đề thi sẽ có sự phân hóa từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. 
2. GV hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy cho HS và phân nhóm HS cho phù hợp khả năng 
- Đặc thù của môn lịch sử là nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên các em hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. - Trong quá trình giảng dạy, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng GV có thể định hướng, hướng dẫn HS làm sơ đồ tư duy. 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
2. GV hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy cho HS và phân nhóm HS cho phù hợp khả năng 
- Về phân nhóm HS: GV có thể phân nhóm HS tìm hiểu kiến thức và luyện bài tập trắc nghiệm theo năng lực HS: 
	+ HS có học lực khá, giỏi: Khái quát kiến thức theo PPCT và dạng bài tập trắc nghiệm từ dễ đến khó, từ nhận biết đến vận dụng cao. 
	+ HS có học lực trung bình: Khái quát kiến thức cơ bản và dạng bài tập trắc nghiệm từ nhận biết đến vận dụng cao. 
	+ HS có học lực yếu, kém: Tập trung khái quát kiến thức cơ bản và dạng bài tập trắc nghiệm từ nhận biết đến thông hiểu. 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
3 .GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
Kĩ năng đọc và phân loại câu hỏi 
Kĩ năng đọc kĩ câu hỏi và xác định từ 
chìa khóa 
 Kĩ năng tự đưa ra câu trả lời trước khi 
đọc đáp án của đề 
 Kĩ năng loại trừ đáp án 
Biết tính toán trả lời câu hỏi nhanh và 
chắc chắn 
Phân biệt một số dạng câu hỏi thường 
gặp 
Kĩ năng hoàn thiện bài thi tốt nhất 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
a. Kĩ năng đọc và phân loại câu hỏi 
 HS phải biết phân tích và xử lý nhanh, không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. Trong 50 phút với 40 câu hỏi thì các em không nên dành nhiều thời gian quá nhiều cho câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và tự tin 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
b. Kĩ năng đọc kĩ câu hỏi và xác định từ chìa khóa 
GV hướng dẫn HS đọc kĩ và xác định từ khóa trong câu hỏi: từ khóa có thể là chữ, là số, là năm hoặc cả giai đoạn... 
HS đọc kĩ yêu cầu đề và tìm từ khóa, có thể gạch dưới từ khóa để lựa chọn phương án trả lời đúng. 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
b. Kĩ năng đọc kĩ câu hỏi và xác định từ chìa khóa 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
VD: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để giải quyết căn bản nạn đói, biện pháp hàng đầu có tính chất lâu dài là 
A. kêu gọi nhường cơm sẻ áo, thực hành tiết kiệm. 
B. tăng gia sản xuất. 
C. tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. 
D. bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác. 
=> Cụm từ chìa khóa là giải quyết căn bản nạn đói 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
c. Kĩ năng tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án của đề 
Việc áp dụng phương thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án của đề khi mà đáp án na ná nhau. Sau khi đọc xong HS tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có đáp án nào giống với câu trả lời của mình đưa ra hay không. 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
c. Kĩ năng tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án của đề 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
VD : Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế 
hợp tác quốc tế.	 
B . liên minh kinh tế.	 
C. hợp tác khu vực.	 
D . toàn cầu hoá. 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
d. Kĩ năng loại trừ đáp án 
Nếu không nhớ đáp án chính xác thì không nên đoán mò mà HS cần dùng phương pháp loại trừ. Thay vì tìm đáp án đúng các em thử tìm đáp án sai. 
VD : Để tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951-1953, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 
A. phát triển kinh tế thị trường.	 B. bài trừ mê tín dị đoan. 
C. điện khí hóa nông nghiệp.	 D. điện khí hóa nông thôn. 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
e. Biết tính toán trả lời câu hỏi nhanh và chắc chắn 
Thời gian làm bài thi 50 phút với 40 câu nên cần tính toán khả năng chậm và chắc sang nhanh và chắc. Đây được xem là mẹo trong làm bài thi. 
VD: Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? 
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo. 
B. Truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. 
C. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương. 
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
f. Phân biệt một số dạng câu hỏi thường gặp: 
- Câu hỏi yêu cầu HS chọn phương án đúng nhất: đây là dạng câu hỏi ở mức độ nhận biết nên yêu cầu HS chọn đáp án đúng. 
- Câu hỏi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất (câu hỏi nhiều lựa chọn, HS chọn câu trả lời đúng nhất) 
- Câu hỏi điền khuyết, sắp xếp thứ tự. 
- Câu hỏi đọc hiểu một đoạn văn bản. 
- Câu hỏi phủ định. 
3 . GV rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm 
A . GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
g. Kĩ năng hoàn thiện bài thi tốt nhất 
- Kiểm tra kĩ đề thi trong 10 phút: GV rèn luyện cho HS ghi nhớ không nên vừa nhận đề đã bắt đầu làm bài ngay. Trước khi làm bài thi, các em kiểm tra đề, số trang, lỗi đánh máy. Việc này giúp các em làm quen đề, biết được độ dài của đề và ước lượng thời gian làm bài. 
- Phân bố thời gian làm bài hợp lí. 
- Làm hết câu dễ, câu tủ trước sau đó đến câu khó. 
- Áp dụng tất cả phương pháp kĩ năng làm bài mình đã học. 
- Không bỏ sót câu hỏi nào. 
- Rà soát lại bài làm. 
- Giữ tâm lí thoải mái, tự tin vào bản thân. 
Thông qua các phương pháp rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, bản thân tôi rút ra những bài học kinh nhiệm thực tế về kĩ năng tổ chức và hướng dẫn HS học tập, làm các dạng bài tập trắc nghiệm nhằm đạt hiệu quả trong các kì thi 
B. KẾT LUẬN 
CHUYÊN ĐỀ: 
 “ CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN GDCD ” 
 Trên đây là ý kiến chủ quan của tôi cho nên không thể tránh những thiếu sót. Kính mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành để tôi thực hiện tốt hơn, tôi xin chân thành cảm ơn. 
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ 
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI 
Kính chúc quý vị Sức khỏe - Hạnh phúc 
Xin trân trọng kính chào! 

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_lam_bai_trac_nghiem_mon.pptx