SKKN Sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 có làm cho học sinh Lớp 1/1 Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh
Ở bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nắm vững kiến
thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán, sẽ giúp các
em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trước hết mỗi học
sinh cần phải say mê và hứng thú vào việc học. Muốn như vậy giáo viên cần
tạo ra cho học sinh lòng say mê vào học tập, làm nền tảng ban đầu cho trẻ.
Trước tình hình ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toán , những bài tập vui và
nhẹ nhàng trong giờ học toán. Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở
Tiểu học để học sinh tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn theo tinh
thần “Học mà vui, vui mà học” một cách hứng thú và bổ ích.
Việc tổ chức trò chơi học tập ở môn Toán đối với học sinh lớp 1 là một
trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học. Đối với lứa tuổi Tiểu học, các em có tính hiếu
động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lý
thú thì đó là điều kỳ diệu đối với các em.Tạo hứng thú học tập có tác dụng to
lớn trong việc giúp học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo .Tuy
nhiên trên thực tế nhiều học sinh không thuộc được bảng cộng, bảng trừ ,tính
toán rất chậm, không tự tin trong học tập, chưa hứng thú gì khi học toán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 có làm cho học sinh Lớp 1/1 Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TOÁN TRONG MỘT SỐ TIẾT PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 CÓ LÀM CHO HỌC SINH LỚP 1/1 TRƯỜNG TH TRIỆU THỊ TRINH HỨNG THÚ HƠN KHÔNG ? I/.TÓM TẮT ĐỀ TÀI Ở bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán, sẽ giúp các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trước hết mỗi học sinh cần phải say mê và hứng thú vào việc học. Muốn như vậy giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê vào học tập, làm nền tảng ban đầu cho trẻ. Trước tình hình ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toán , những bài tập vui và nhẹ nhàng trong giờ học toán. Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở Tiểu học để học sinh tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn theo tinh thần “Học mà vui, vui mà học” một cách hứng thú và bổ ích. Việc tổ chức trò chơi học tập ở môn Toán đối với học sinh lớp 1 là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đối với lứa tuổi Tiểu học, các em có tính hiếu động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó là điều kỳ diệu đối với các em.Tạo hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo .Tuy nhiên trên thực tế nhiều học sinh không thuộc được bảng cộng, bảng trừ ,tính toán rất chậm, không tự tin trong học tập, chưa hứng thú gì khi học toán. Giải pháp của tôi là sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 để làm tăng hứng thú học tập cho các em đối với môn học này. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 1 trường tiểu học Triệu Thị Trinh. Lớp 1/1 là thực nghiệm và 1/3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 44 – 48 (Toán 1, nội dung phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 22.90; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 18.77. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng trò chơi học tập tạo được hứng thú học tập trong môn toán của các em lớp 1/1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh . II/.GIỚI THIỆU Hứng thú học tập trong việc học bộ môn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học. Theo tôi nghĩ sử trò chơi học tập có ý nghĩa to lớn trong việc tạo hứng thú học tập cho các em trong môn Toán lớp 1. Thực tế qua tìm hiểu từ đồng nghiệp tôi nhận thấy giáo viên lớp 1 chỉ thường sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng nhưng trên thực tế việc sử dụng chúng vào giảng dạy thường ngày là rất ít. Từ thực tế trên hứng thú học tập của học sinh chưa cao trong việc học tập môn Toán là điều dễ hiểu. Để thay đổi hiện trạng này, giải pháp của tôi là dùng các trò chơi học tập đều đặn trong giờ học Toán để kích thích hứng thú học tập của các em một cách toàn diện hơn. Giải pháp thay thế là: sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 để làm tăng hứng thú học tập cho các em đối với môn học này. Bởi theo chủ kiến cá nhân tôi cho rằng học sinh tiểu học, đặt biệt là học sinh lớp 1 còn rất nhỏ, rất năng động. Hứng thú học tập của các em sẽ được nâng cao hơn khi các em được vừa học vừa chơi một cách thoải mái. Vì vậy, nhằm biết rõ hơn tác dụng của việc dạy Toán có sử dũng trò chơi học tập ở lớp 1 sẽ mang lại kết quả như thế nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh của lớp mình phụ trách nên tôi tiến hành nghiên cứu này. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 sẽ làm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 1/1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh . III/.PHƯƠNG PHÁP 1/. Khách thể nghiên cứu Tôi lựa chọn trường Tiểu học Triệu Thị Trinh. * Giáo viên: Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 1 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên giỏi cấp Huyện trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Trần Ngọc Thủy Tiên – Giáo viên dạy lớp 1/1 (Lớp thực nghiệm) 2. Ngô Thị Thành – Giáo viên dạy lớp 1/3 (Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS hai lớp 1(1/1; 1/3) trường Tiểu học Triệu Thị Trinh. Nhóm Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Sa tiêng Chăm Hoa Lớp 1/1 31 15 16 26 3 1 1 Lớp 1/3 31 16 15 26 4 1 0 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. 2/.Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 1/1 là nhóm thực nghiệm và 1/3 là nhóm đối chứng. Bài kiểm tra trước tác động, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm tra sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương . Đối chứng Thực nghiệm TBC 17.0 16.68 p = 0.761 p = 0,761 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng trò chơi học Toán O3 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng trò chơi học Toán O4 ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 3/. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Thành dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng trò chơi học tập quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Cô Tiên( tôi): Thiết kế kế hoạch bài học quy trình chuẩn bị bài như bình thường có sử dụng trò chơi học tập . Tôi tham khảo, sưu tầm thêm các trò chơi học tập trên mạng Internet qua các website: www.violet.vn , www.catlinhschool.edu.vn, www.giaovien.net và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp (Hoàng Thị Ngọc Hiền – Trần Đình Thị Thủy – Nguyễn Thị Yến- Phạm vũ Thanh Lan trường Tiểu học Triệu Thị Trinh; Nguyễn Thị Lợi – Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện Xuân Lộc; v.v...) * Tiến hành dạy thực nghiệm: - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học. Cụ thể: Bảng 4. Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Môn Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy Tư 16/11/2011 Toán 1/1 46 Phép cộng trong phạm vi 6 Năm 17/11/2011 Toán 1/1 47 Phép trừ trong phạm vi 6 Sáu 18/11/2011 Toán 1/1 48 Luyện tập Ba 22/11/2011 Toán 1/1 49 Phép cộng trong phạm vi 7 Tư 23/11/2011 Toán 1/1 50 Phép trừ trong phạm vi 7 * Một số trò hơi học Toán đựơc áp dụng trong các tiết học: Trò chơi hái quả;Ghép hoa; Ai nhanh hơn; Cả đội cùng thắng; Đi thăm vườn thú; Giải đáp nhanh; Thỏ tìm nhà; Hái hoa; Bác đưa thư. 4// Đo lường: Thang đo thái độ mức độ hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 1/1 được chính tôi và giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 biên soạn với 6 câu, mỗi câu có 5 mức độ trả lời, ứng với mỗi mức độ trả lời có số điểm được quy định. Thang đo này được áp dụng chung cho cả khảo sát trước và sau tác động. Do học sinh còn nhỏ tuổi nên ứng với mỗi mức độ trả lời thay vì các em tự lựa chọn trong phiếu khảo sát thì tôi sẽ đọc mỗi câu và các mức độ đưa ra, mỗi mức độ tôi quy ước một thẻ màu cho học sinh có thể giơ thẻ màu ứng với mức độ trả lời của chúng. Tôi và giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 đổi chéo lớp để ghi nhận kết quả. Tiến hành khảo sát và chấm khảo sát: Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát Thứ, ngày Nội dung thực hiện Địa điểm Hai 14/11/2011 Khảo sát trước tác động Lớp 1/1,1/3 trường TH Triệu Thị Trinh Ba 15/12/2011 Chấm khảo sát trước tác động Văn phòng, trường TH Triệu Thị Trinh Sáu 24/11/2011 Khảo sát sau tác động Lớp 1/1,1/3 trường TH Triệu Thị Trinh Bảy 25/11/2011 Chấm khảo sát sau tác động. Văn phòng, trường TH Triệu Thị Trinh. Sau khi tiến hành khảo sát theo bảng thang đo thái độ (trình bày ở phụ lục) tôi tiến hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã cho sẵn. IV/.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 18.77 22.90 Độ lệch chuẩn 3.31 2.04 Giá trị P của T- test 0,0000003 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1.25 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0000003; cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =1.25 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy Toán lớp 1/1 có sử dụng trò chơi học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. * Giả thuyết của đề tài “Sủ dụng trò chơi học Toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 có làm cho học sinh lớp 1/1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh hứng thú hơn không ? ” đã được kiểm chứng. 0 5 10 15 20 25 Trước TĐ Sau TĐ Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng V/.BÀN LUẬN: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 22.90 , kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 18.77. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 4.13 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai
File đính kèm:
skkn_su_dung_tro_choi_hoc_toan_trong_mot_so_tiet_phep_cong_p.pdf