SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó việc “lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức” là một yêu cầu bức thiết. Người ta tin rằng, CNTT&TT có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Trong quá trình dạy học, “với sự hỗ trợ của công nghệ, GV sẽ trở thành những người mở đầu trong công cuộc cải cách giáo dục trên toàn thế giới”. Khi mà CNTT đã phát triển mạnh mẽ đến mức hàng ngày đã tác động đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người trên trái đất thì chắc hẳn tư duy khoa học, tư duy giáo dục không thể giữ nguyên như cũ. Bill Gates cho rằng:“Internet như một đợt sóng thủy triều. Nó sẽ tràn vào ngành công nghiệp máy vi tính và nhiều ngành khác. Nó sẽ nhấn chìm tất cả những ai không luyện tập trong những đợt sóng của nó”

Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. việc sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong nhà trường đã có từ rất sớm, khẳng định được tính hiệu quả, nhất là những ứng dụng liên quan đến CNTT. Các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp CNTT một cách có hiệu quả vào dạy học. CNTT được coi như “một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong hành trang văn hóa dạy học của thế kỉ 21, hỗ trợ các mô hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản chất và kết quả học tập của GV cho dù việc học đó diễn ra ở đâu”. CNTT & TT được coi là những công cụ tiềm năng có tác động tích cực tới cách dạy của thầy và cách học của trò.

Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng rất được mong đợi. Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất cả các lớp và các môn học. Trên thực tế, việc sử dụng CNTT cho giảng dạy hiện nay vẫn còn hạn chế. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là vô cùng lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa của nền giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam muốn phát triển thì phải không ngừng áp dụng CNTT. Bởi vì “nước nào đi đầu trong sử dụng CNTT, nước đó sẽ đi đầu về giáo dục”.

 

doc 35 trang Thảo Ly 17/08/2023 4742
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó việc “lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức” là một yêu cầu bức thiết. Người ta tin rằng, CNTT&TT có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Trong quá trình dạy học, “với sự hỗ trợ của công nghệ, GV sẽ trở thành những người mở đầu trong công cuộc cải cách giáo dục trên toàn thế giới”. Khi mà CNTT đã phát triển mạnh mẽ đến mức hàng ngày đã tác động đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi người trên trái đất thì chắc hẳn tư duy khoa học, tư duy giáo dục không thể giữ nguyên như cũ. Bill Gates cho rằng:“Internet như một đợt sóng thủy triều. Nó sẽ tràn vào ngành công nghiệp máy vi tính và nhiều ngành khác. Nó sẽ nhấn chìm tất cả những ai không luyện tập trong những đợt sóng của nó”
Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... việc sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong nhà trường đã có từ rất sớm, khẳng định được tính hiệu quả, nhất là những ứng dụng liên quan đến CNTT. Các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp CNTT một cách có hiệu quả vào dạy học. CNTT được coi như “một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong hành trang văn hóa dạy học của thế kỉ 21, hỗ trợ các mô hình phát triển chuyển đổi mới cho phép mở rộng bản chất và kết quả học tập của GV cho dù việc học đó diễn ra ở đâu”. CNTT & TT được coi là những công cụ tiềm năng có tác động tích cực tới cách dạy của thầy và cách học của trò.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng rất được mong đợi. Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT hợp lý ở tất cả các lớp và các môn học. Trên thực tế, việc sử dụng CNTT cho giảng dạy hiện nay vẫn còn hạn chế. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là vô cùng lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa của nền giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam muốn phát triển thì phải không ngừng áp dụng CNTT. Bởi vì “nước nào đi đầu trong sử dụng CNTT, nước đó sẽ đi đầu về giáo dục”.
Bên cạnh đó, trước những thay đổi nhanh chóng về khoa học kĩ thuật cũng như tri thức, giáo dục truyền thống tập trung vào nội dung kiến thức đã không còn phù hợp, giáo dục trên thế giới đang đi theo xu hướng giảng dạy và đánh giá theo năng lực. Giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học đã và đang là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục cũng như xã hội.
Trên tinh thần đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai chương trình công nghệ giáo dục và E-Learning. Tiếp thu những chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo các trường học ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy. Bằng cách sử dụng các phần mềm soạn bài giảng điện tử như Powerpoint, Adobe Pressenter, iSpring tới mọi GV qua các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy và học gồm: 
- Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử;
- Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo. 
Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy với những đồng nghiệp của mình, nhất là những đồng chí chưa có kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” 
1.2. Mục đích của đề tài.
Trên cơ sở khẳng định vai trò ý nghĩa của CNTT trong dạy học tôi đã áp dụng vào công tác giảng dạy của mình. Trong 4 năm dạy học tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, tôi đã sử dụng phần mềm PowerPoint cùng một số phần mềm hổ trợ để thiết kế giáo án điện tử và hỗ trợ, hướng dẫn cho các GV trong toàn trường. 
- Nắm quy trình thiết kế bài giảng, sử dụng được phần mềm Microsoft Powerpoint và phần mềm Adobe Presenterl được tích hợp trong Microsoft Powerpoint.
- Biết sử dụng một số phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng.
- Biết cách khai thác thông tin trên Internet.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm kiếm phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Khái niệm về CNTT.
Thuật ngữ CNTT (information technology - IT) xuất hiện khoảng những năm 70 của thế kỷ XX. Thuật ngữ này thực chất gắn liền với sự phát triển của máy vi tính (computer), thiết bị manh nha ra đời từ thời chiến tranh thế giới thứ II.
Máy vi tính là thiết bị điện tử cho phép lập chương trình, tính toán hay vận hành logic với tốc độ cao hoặc thu thập, lưu giữ, liên kết, xử lý thông tin. Từ những năm 1950 đến nay đã có 4 thế hệ máy vi tính ra đời. Mỗi thế hệ đều phản ánh sự thay đổi về phần cứng, với việc giảm kích thước nhưng tăng khả năng hoạt động của máy vi tính. 
Theo từ điển American Heritage thì CNTT là “sự phát triển, cài đặt hay vận hành các hệ thống máy vi tính và các phần mềm ứng dụng” [111]. 
Theo từ điển Oxford [104, tr.666], “CNTT là việc nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy vi tính, để lưu giữ, phân tích và gửi thông tin”. 
Theo định nghĩa của hiệp hội CNTT của Hoa Kỳ (Information Technology Association of America), CNTT là “việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, vận hành, hỗ trợ và quản lý hệ thống thông tin dựa trên máy vi tính, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng và phần cứng máy vi tính”. “Thông tin” ở đây có thể được “biểu hiện” ở dạng chữ, hình ảnh, âm thanh.
Sau thuật ngữ CNTT, vào khoảng năm 2000 thì thuật ngữ CNTT và truyền thông (CNTT và TT) (Information and communication technologies – ICT) ra đời. CNTT và TT theo quan điểm của UNESCO [122, tr.3] là các dạng công nghệ được sử dụng để truyền, xử lý, lưu giữ, tạo, trình bày, chia sẻ hay trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử. 
Việt Nam, khái niệm CNTT cũng đã được đưa ra đầu tiên trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ năm 1993 [11]: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong Luật CNTT [56], tại điều 4 cũng đã định nghĩa: 
- Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; 
- Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số
Từ đó có thể kết luận: CNTT là tập hợp công cụ kỹ thuật hiện đại gồm chủ yếu là máy vi tính và phần mềm máy vi tính được sử dụng để xử lý, lưu giữ, trình bày, chuyển đổi, bảo vệ, gửi và nhận thông tin số một cách an toàn.
	2.1.2. Ứng dụng CNTT vào dạy học:
CNTT là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới nội dung và phương thức giáo dục - đào tạo. Ngược lại, giáo dục - đào tạo là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT. Đối với giáo dục - đào tạo, CNTT đóng nhiều vai trò khác nhau [16]: vừa là phương tiện dạy học mới với nhiều ưu điểm, vừa là môi trường học tập mới với nhiều hình thức dạy học đa dạng, vừa là một ngành học với những đặc thù riêng.
Sơ đồ: NTT trong giáo dục và đào tạo
Trong đó, hiện nay người ta quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu, tập huấn GV sử dụng CNTT như phương tiện dạy học. Vì thực chất, khi sử dụng phương tiện này ở mức độ cao thì GV đã có khả năng biến nó thành “môi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo (virtual learning environment).
CNTT là phương tiện của người GV. Trong đó người GV sử dụng CNTT phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng. Theo cách này, ở Việt Nam đã quen gọi đó là các “bài giảng điện tử” hoặc “bài trình diễn” và phần mềm được sử dụng phổ biến nhất là Microsoft PowerPoint. 
Sơ đồ: Ứng dụng CNTT trong dạy học.
	2.1.3. Khái niệm về giáo án điện tử.
Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách Khoa năm 2001, Tr.104) giáo án là dàn ý, kế hoạch bài giảng của giáo viên cần phải soạn ra để tiến hành dạy học cho 1, 2 tiết trên lớp. Nội dung của giáo án gồm những nội dung như các chủ điểm, mục đích, phương pháp, kỹ năng dạy học của giáo viên và học sinh, nội dung bài học chi tiết theo hệ thống trình tự logic, việc kiểm tra và đánh giá cùng tên những dụng cụ cần thiết sẽ dùng trong buổi học.
Giáo án điện tử là cách giảng dạy hiện đại với ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy đã thay đổi nhiều cách học truyền thống nhàm chán, tạo cho học sinh hứng thú và tiếp thu kiến thức bài học thuận lợi hơn. 
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được số hóa và minh họa bằng các dữ liệu đa phương tiện (multimedia) một cách trực quan, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.
Giáo án điện tử là một tập hợp các bài giảng điện tử được người dạy thiết kế để người học có thể giao tiếp trực tiếp với thiết bị (ở đây là máy tính) và hoạt động dựa trên những gì đã được người dạy lập trình trước và người dạy lúc này không cần phải giao tiếp trực tiếp với người học nữa. Qua đó người học có thể rút ra kiến thức cho bản thân mình. Một giáo án điện tử hay phải đảm bảo một số yếu tố như: sức thu hút đối với người dùng, lượng kiến thức đưa vào đó có phù hợp với người dùng chưa, kiến thức mở rộng có đáp ứng được nhu cầu của người học không v.v.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi: 
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 3, trường có truyền thống Dạy tốt – Học tốt, đạt nhiều thành tích cao trong các hoạt động chuyên môn và các hội thi văn nghệ thể dục thể thao. Nhà trường có đội ngũ GV khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong dạy học. Học sinh của trường phầ ... ư bảng (hình 15).
Hình 15
* Bước 5: Ghi âm, quay video: Hiện nay có rất nhiều phần mềm ghi âm, quay video (ngay trên Adobe Presenterl đều có) nhưng “điện thoại “ là công cụ ghi âm và quay video thuận tiện và rõ lời, tôi đã dùng điện thoại để quay và ghi âm sau đó lưu vào TEPDULIEU, để ghép nối âm thanh, video hoặc hình ảnh vào nhau, tôi dùng phần mềm Camtasia studio 8.6 để ghép nối hoặc chỉnh sửa tùy ý (đây là phần mềm rất dễ sử dụng có hướng dẫn kèm theo), bạn vào Google gõ download camtasia studio 8.6 full crack tải về và xem hướng dẫn sử dụng rất dễ dàng.
* Bước 6: Chèn video/audio: Để chèn được đoạn video vào bài giảng ta cần chú ý là phần mềm chỉ hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định dạng này đều phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). Cách chèn như sau:
- Chèn video: Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị, tôi làm như sau:
+ Bước 1: Vào Adobe Presenter chọn Import Video sau đó chọn đến thư mục chứa phim cần chèn (TEPDULIEU).
+ Bước 2: Tại cửa sổ chọn đường dẫn video cần chèn tôi chọn Slide cần chèn, chọn vị trí hiển thị cho phim là Slide Video (chèn phim trong slide bài giảng), hay Sidebar Video (Chèn phim ra bên ngoài Slide bài giảng – khi này ta sẽ không xem được phim khi trình chiếu Power Point).
+ Bước 3: Nhấn chọn Open sau đó nhấn Ok để hoàn tất việc chèn phim. Muốn xem thử (trường hợp chèn chế độ Slide Video) ta nhấn biểu tượng trình chiếu của Power Point rồi kéo con trượt để trình chiếu phim.
- Chèn Audio: Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị tôi làm như sau:
Bước 1: Vào Adobe Presenter, chọn Import Audio, chọn Slide cần chèn âm thanh vào, chọn nút Browse để chèn âm thanh.
+ Bước 2: Theo đường dẫn chọn đoạn âm thanh cần chèn (chú ý phần mềm chỉ hỗ trợ đoạn âm thanh có đuôi là mp3; wav) nhấn Open để hoàn tất chọn file cài đặt.
+ Bước 3: Kiểm tra lại Slide cài đặt, nhấn Ok, rồi nhấn OK tiếp để hoàn thành. Đoạn âm thanh sau khi được chèn vào sẽ không thể nghe thấy khi trình chiếu Power Point. Muốn nghe thử ta có thể vào Adobe Prenseter, chọn Edit Audio, chọn slide tương ứng với đoạn âm thanh muốn nghe, nhấn nút tam giác màu xanh để nghe.
- Đồng bộ âm thanh và văn bản:
+ Bước 1: Tạo văn bản hoặc chèn ảnh vào slide
+ Bước 2: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng văn bản (mỗi đối tượng là một hiệu ứng), để chế độ On Click.
+ Bước 3: Chèn đoạn âm thanh hoặc ghi âm lời giảng vào slide cần đồng bộ.
+ Bước 4: Vào Adobe Presenter, chọn Sync Audio. Nhấn vào biểu tượng đồng hồ để nghe âm thanh, nếu muốn ảnh hoặc văn bản xuất hiện ở chỗ nào thì nhấn vào nút Next Animation ở dưới. Cứ vậy lặp lại thao tác để đồng bộ các đối tượng tiếp theo. Sau khi đồng bộ xong thì nhấn OK để hoàn tất.
+ Bước 5: Sửa đồng bộ:
- Để đồng bộ lại ta có thể lặp lại bước 4 để đồng bộ lại từ đầu.
- Trường hợp muốn để đối tượng ảnh và văn bản khớp nhau khi xuất hiện ta có thể vào Edit Audio, tìm đến slide chưa đối tượng đồng bộ. Kéo con trượt đánh dấu slide cần nghe để sửa, nhấn nút Play (biểu tượng tam giác bên dưới). Để sửa đồng bộ nhấn chuột và giữ chuột trái kéo nút Click trên thanh công cụ đến vị trí có lời cần đồng bộ. Sau đó nhấn vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại và thoát khỏi cửa sổ.
* Bước 7: Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
- Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.
- Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau lần lượt theo của sổ phần mềm xuất hiện: (hình 16)
Thuyết minh:
Câu hỏi nhiều lựa chọn 
Câu hỏi đúng/sai
Điền vào chỗ khuyết
Trả lời ngắn với ý kiến của mình.
Ghép đôi
Đánh giá mức độ. 
Không có câu trả lời đúng hay sai.
 (hình 16)
- Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên:
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả (hình 17)
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả
-----------------------------
Cho phép làm lại
Cho phép xem lại câu hỏi
Bao gồm slide hướng dẫn
Hiện thị kết quả khi làm xong
Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục)
Trộn câu hỏi
Trộn câu trả lời
 Hình 17
Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. 
* Bước 8: Xuất bản bài giảng điện tử:
Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa Lưu trên máy tính. (hình 18)
Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD. (hình 19)
Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo sau đó xem thử kết quả: Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.
 Hình 18 Hình 19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở thực tiễn và thực trạng của trường, đề tài đã đưa ra được những kĩ năng mà GV cần có khi ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy của mình.
Sau 4 năm áp dụng đề tài ứng dụng CNTT của GV toàn trường được nâng cao rõ rệt: 100% GV đã truy cập Internet để tìm kiếm tư liệu, dạy học bằng phần mềm trực tuyến và áp dụng được các phần mềm có thể hỗ trợ PowerPoint như Violet, Geometer's Sketchpad, Adobe Presenter trong quá trình thiết kế bài giảng. 
Mỗi bài giảng của GV được đầu tư trau truốt hơn về hình ảnh, video  và được trình bày khoa học hơn. Với hình thức dạy học này, GV tiết kiệm được thời gian trên lớp, do đó có thể tăng thời lượng luyện tập kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Từ đó, tôi thấy học sinh hứng thú hơn trong việc học tập đồng nghĩa với chất lượng học tập của cũng tốt hơn theo từng năm. 
Qua thời gian nghiên cứu, cuối năm học 2019-2020 tôi đã khảo sát lại và thu được bảng kết quả cụ thể sau:
SL
giáo viên
NỘI DUNG
Kết quả - Tính theo tỉ lệ %
Khá, tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
54
Thiết kế bài giảng Powerpoint
35
64,9
24
35,1
0
0
Khai thác thông tin trên Internet
42
77,8
12
22,2
0
0
Sử dụng các phần mềm dạy học.
39
72,2
15
27,8
0
0
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành, ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục. Phương tiện dạy học bằng máy tính đi cùng với những trang giáo án điện tử là phương tiện không thể thiếu đối với người GV. Vì vậy, vấn đề trang bị cho GV những kiến thức về kĩ năng ứng dụng CNTT là một việc làm thiết thực.
 Những kiến thức cơ bản trong tập tài liệu này, GV có được lượng kiến thức cơ bản về những kĩ năng ứng dụng CNTT như: thiết kế giáo án điện tử, truy cập Internet, sử dụng một số phần mềm dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy của mình.
3.2. Kiến nghị
* Nhà trường: 
- Tổ chức các đợt tập huấn chuyên đề về bài giảng điện tử cho toàn thể giáo viên giảng dạy.
- Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức, tự ý thức vận dụng CNTT vào dạy học.
* Phòng Giáo dục và Đào tạo: 
- Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về bài giảng điện tử trên địa bàn thành phố để học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng. 
- Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện nhất với những ưu điểm và hạn chế của bài giảng điện tử trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ các đồng nghiệp, các cấp quản lý để sáng kiến tôi ngày một hoàn thiện. 	
Xác nhận của BGH nhà trường
TP Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết đề tài 
Phan Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN
1
Cùng học tin học quyển 1
Nhà xuất bản giáo dục
2
Thực hành cùng học Tin học 1
Nhà xuất bản giáo dục
3
Theo từ điển Oxford [104, tr.666]
NXB đại học Oxford
4
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
Nhà xuất bản giáo dục
5
Từ điển Giáo dục học
NXB Từ điển Bách Khoa
6
Tạp chí Harvard Business Review
NXB Trường kinh doanh Harvard 
7 
Tài liệu trên internet
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN NÂNG CAO KĨ NĂNG
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
 Người thực hiện: Phan Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học 
THANH HÓA, NĂM 2020
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng của vấn đề
4
2.3. Các giải pháp.
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
DANH MỤC VIẾT TẮT
Nội dung
Viết tắt
Công nghệ thông tin và truyền thông
CNTT&TT
Công nghệ thông tin
CNTT
Truyền thông
TT
Giáo viên
GV
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
PHỤ LỤC 
1. Hình ảnh trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
2. Sản phẩm ứng dụng CNTT: Bài giảng thiết kế theo chương trình môn Tin học lớp 3. (Sách cùng học tin học lớp 3)
PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN NÂNG CAO KĨ NĂNG
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
	Người thực hiện: Phan Thị Hằng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học 
PHỤ LỤC
1. HÌNH ẢNH TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
2. SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CNTT VÀ HÌNH ẢNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TIN HỌC LỚP 3
Bài 3: Gõ các chưa ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_giao_vien_nang_cao_ki_nang_u.doc