SKKN Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động
III. Các hình thức thực hiện :
Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi hiểu và khắc sâu được các kiến thức về giá trị dinh dưỡng – VSATTP tôi đã tìm tòi ra một số hình thức thông qua các hoạt động giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Trong quá trình giáo dục, giáo viên sử dụng chủ yếu hai hình thức sau: hình thức trong tiết học và hình thức ngoài tiết học.
Hình thức trong tiết học :
- Với hình thức này, giáo viên đã cung cấp cho trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo và giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm với cơ thể con người.
- Giúp trẻ biết được thành phần, tác dụng của các chất prôtit, lipít, gluxít, các loại vitamin và muối khoáng với cơ thể con người
- Thông qua hình thức này giáo viên sẽ củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa những kiến thức về dinh dưỡng mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
- Giáo dục dinh dưỡng sẽ được tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí, không làm mất đi đặc trưng của hoạt động chính.
Khi sử dụng hình thức này cần đạt các yêu cầu sau :
+ Phát huy tính tự giác, chủ động, tìm tòi, khám phá của trẻ.
+ Giờ học đảm bảo không khí vui tươi, thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt.
+ Giờ học phải có trọng tâm, tránh dàn trải, lan man, cần biết phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
* VD: Với đề tài: “ Làm quen một số loại rau”- Chủ điểm thực vật
Tôi tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP như sau:
+ Thông qua giờ khám phá khoa học, tôi cho trẻ quan sát vật thật
bằng các giác quan kết hợp với hệ thống câu hỏi để gây được tính tò mò, hứng thú ở trẻ:
- Ai có thể kể tên một số loại rau ?
- Rau bắp cải cung cấp cho cơ thể chất gì?
- Kể tên các món ăn chế biến từ loại rau đó?
- Cách chế biến các món ăn đó như thế nào ?
- Vì sao phải ăn các món ăn được chế biến từ các loại rau đó?
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động
MỤC LỤC A - ĐẶT VẤN VỀ Lý do chọn đề tài Có câu nói : “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ là tương lai của đất bước, là mối quan tâm chung của toàn xã hội và cũng là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, hạnh phúc của mọi gia đình. Thật vậy, có được một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả mọi người. Để đạt được mong ước ấy thì những người làm cộng tác Giáo Dục Mầm Non phải thực hiện một quá trình chăm sóc – giáo dục hết sức công phu. Trong quá trình đó, có rất nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có được một đứa trẻ thông minh – khỏe mạnh? Chăm sóc – giáo dục trẻ thế nào cho tốt? Phải làm gì để trẻ phát triển toàn diện vệ thể chất – nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mĩ – quan hệ tình cảm xã hội? Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy muốn có được một đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên cần nói đến đó là “sức khỏe”. Có sức khỏe là tất cả - không sức khỏe là không có gì. Vì vậy trẻ em cần phải được cung cấp đấy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể còn non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ. Nhà giáo dục giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, tạo cơ hội và cơ may cho trẻ cho cuộc sống hiện đại và tương lai. Giáo dục mầm non phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, xây dựng một nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ mầm non. Đặt cơ sở nền tảng hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ở các trường mầm non đã thực hiện rất nhiều chuyên đề , chuyên đề giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai và góp phần to lớn trong việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới trẻ, tới giáo viên, tới phụ huynh học sinh. Là giáo viên mầm non khi đã nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy mình cần phải có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi giáo dục dinh dưỡng tới mọi người, đặc biệt đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Việc đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ từ tuổi mầm non đến tuổi học đường. Vậy mỗi chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục dinh dưỡng ? Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác, chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng. Nhưng để đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non thì người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền tải kiến thức tới trẻ nên sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế. Vì giáo dục dinh dư và vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là một môn học riêng lẻ mà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học khác và các hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, đặc thù trẻ ở lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học, học phải có đồ dùng trực quan quan sát thì trẻ mới có thể khắc sâu. Vậy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ quả thật là rất khó và trừu tượng. Nên không thể truyền tải trực tiếp được mà phải thông qua các hoạt động để giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức về giá trị dinh dưỡng . Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động”. 2. Mục đích nghiên cứu : Tìm ra một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động. 3. Giới hạn nghiên cứu: Căn cứ vào khả năng và điều kiện của bản thân tôi chỉ nghiên cứu một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động. 4. Đối tượng nghiên cứu : Là một giáo viên mầm non được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường năm học 2016- 2017, tôi được phân công phụ trách các cháu lớp mẫu giáo nhỡ. Để các con phát triển toàn diện tất cả các mặt Đức- Trí- Thể- Mỹ tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động. 5. Giả thiết nghiên cứu: Nếu tìm ra một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động từ đó sẽ giúp trẻ nhận thức được việc cần thiết của giá trị dinh dượng đối với cơ thể, trẻ sẽ có được ý thức tích cực cho việc giữ gìn VSATTP. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống các vấn đề lý luận về biện pháp giáo dục và chăm sóc trẻ Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non. Đề xuất một số hình thức giúp trẻ 4 -5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động. 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu hoạt động. Sau đây tôi xin trình bày “ Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động”. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Con người có sức khỏe có muôn vàn ước mơ, người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ duy nhất là “Sức khỏe”. Thật vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của còn người, có sức khỏe là có tất cả, là điều kiện quyết định đến sự nghiệp tiền đề tương lai. Ở lứa tuổi mầm non quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu như người lớn chú ý đến việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ. Khi đứa trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên sẽ có ảnh tốt đến phát triển chung của trẻ. Giáo dục sức khỏe càng có ý nghĩa hơn, là khâu then chốt trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ vì chính những năm tháng đầu tiên của sống, sức khỏe tốt sẽ là một điều kiện tốt cho cuộc sống sau này của trẻ. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7 tháng 12/1993 khẳng định: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội” Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình - xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới : - Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối. - Thông minh, năng động, trước hoàn cảnh thực tế của đất nước. - Biết yêu Tổ Quốc, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. - Có cá tính mạnh mẽ, có kỷ luật, có văn hóa. Vậy để có được những con người như vậy thì cần phải cung cấp một lượng dinh dưỡng theo phương châm 6 chữ : Toàn diện – cân đối – đủ lượng. Toàn diện chính là đầy đủ, bằng mọi cách để cung cấp cho con người đầy đủ các chất dinh dưỡng; phối hợp các loại thức ăn, hỗ trợ nhau về dinh dưỡng. Cân bằng tức là cân đối để các chất dinh dưỡng để các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng dựa theo chất và lượng nhất định, dựa theo tỉ lệ nhất định, không thể thiếu cà cũng không thể thừa. Nếu không dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng. Đủ lượng là chỉ số lượng thích hợp, vừa có thể thỏa mãn nhu cầu sống lại vừa có thể đảm bảo yêu cầu sinh trưởng phát triển. Dinh dưỡng là nền tảng vật chất cho sự sinh trưởng và phát triển của con người. Nếu trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ sinh trưởng phát triển chậm hoặc trì trệ. Thừa dinh dưỡng sẽ dẫn tới hiện tượng béo phì hoặc gây ra bệnh tật khi trưởng thành. Dinh dưỡng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển ở trẻ nhỏ. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưỡng trực tiếp tới sự phát triển cơ thể và trí tuệ ở trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển sau này. Trong cuộc sống con người, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và duy trì sự sống. Mỗi con người cần có dinh dưỡng để tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động sinh trưởng và phát triển.Các dinh dưỡng đó lấy từ đâu? Đều lấy từ các loại thức ăn cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày. Trong giai đoạn phát triển, trẻ ở độ tuổi khác nhau thì giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng cũng khác nhau nên tâm lí và sinh lí cũng không giống nhau và có sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy, những người chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần tính tới đặc điểm dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của trẻ, phải có phương pháp, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt và cả sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy mỗi đứa trẻ phải được cung cấp đầy đủ năng lượng một cách phù hợp. Cơ thể trẻ sẽ dùng số năng lượng này cho các hoạt động hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh để duy trì phát triển sự sống. Vì vậy trẻ phải có chế độ ăn khoa học, hợp lí và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chương trình lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mầm non giúp trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể con người. Nên việc tiến hành giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo và phát triển con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn uống đúng cách để đảm bảo sức khỏe của mình. Qua đó, giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn đồng thời hướng dẫn trẻ cách sử dụng các chất đạm, đường, béo, vitamin, nước, muối khoáng để giúp tăng thêm dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Giáo dục dinh dưỡng còn cung cấp cho trẻ biết những chất đó có trong các thực phẩm khác nhau: Gạo, thịt, trứng, sữa, rau, Giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ biết ăn uống đúng cách, hợp vệ sinh và văn mi ... n các loại quả đó thì ăn như thế nào? Trước khi ăn thì phải làm gì? - Vì sao phải ăn nhiều quả chín? Kết hợp với phụ huynh: - Cung cấp các sách báo, tài liệu về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên để giáo dục trẻ. - Trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng vệ sinh trước và sau khi ăn của trẻ để phụ huynh tiếp tục rèn trẻ thực hiện khi ở nhà. - Trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ về các kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà giáo viên dạy trẻ ở lớp để phụ huynh giáo dục khi trẻ ở nhà như: Trong bữa ăn phụ huynh hỏi trẻ: Tên món ăn, các chất dinh dưỡng có trong món ăn - Vận động phụ huynh sưu tầm đóng góp tranh ảnh, câu chuyện, bài hát, thơ, băng đĩa có nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho giáo viên để giáo viên dạy trẻ trên lớp. - Giáo viên trò chuyện với những phụ huynh làm công việc về y tế để có một số hiểu biết về dinh dưỡng và VSATTP, các chất dinh dưỡng cần và đủ cho một cơ thể khỏe mạnh. - Khuyến khích trẻ tập làm nội trợ, phụ giúp mẹ nấu cơm như: nhặt rau, pha nước chanh, nước cam - Phối hợp với phụ huynh tổ chức các hội thi, triển lãm các món ăn để góp phần làm phong phú thêm các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi giáo dục dinh dưỡng - VSATTP Trong quá trình tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động, ngoài các hình thức trên tôi còn áp dụng một số trò chơi nhằm giúp trẻ hiểu biết thêm về dinh dưỡng: * Trò chơi 1: Kể đủ 3 thứ - Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm chơi, khi cô nói yêu cầu như “Rau ăn lá” thì các nhóm sẽ có tín hiệu trả lời kể đủ 3 thứ rau thuộc nhóm “Rau ăn lá” đó. - Luật chơi: Trẻ phải kể đủ 3 thứ trong nhóm theo yêu cầu của cô. * Trò chơi 2: “Chọn quả” - Cách chơi: Cô cho trẻ xếp hàng thành 2 đội chơi thi đua chọn quả theo yêu cầu. Khi có hiệu lệnh trẻ chạy lên lấy quả theo yêu cầu. Kết thúc đội nào chọn được nhiều quả và đúng theo yêu cầu là đội chiến thắng. - Luật chơi: Trò chơi diễn ra trong một đoạn nhạc, mỗi 1 bạn chỉ được lấy một loại quả theo đúng yêu cầu của đội mình, nếu lấy nhầm sẽ không được tính. * Trò chơi 3: “ Chọn nhanh thực phẩm cùng nhóm” - Cách chơi: Khi cô nói tên rau, củ, quả, thịt có chất dinh dưỡng gì thì trẻ phải chọn hết các lô tô cùng nhóm rau, củ, quả, con vật giàu chất dinh dưỡng đó và đọc tên. Trẻ nào nhầm phải ra ngoài một lượt chơi. - Luật chơi: Tìm các loại thực phẩm cùng nhóm với thực phẩm đã xác định, sau khi nói giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó. * Trò chơi 4: “Người tiếp phẩm giỏi” - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm chơi (Mỗi nhóm khoảng 5 bạn chơi), nhiệm vụ của 2 nhóm là phải đi chợ mua hàng biết chọn hàng có đủ 4 nhóm: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và muối khoáng. Sau một thời gian quy định nhóm nào mang hàng về trước và có đủ thành phần thực phẩm trong 4 nhóm là thắng cuộc. - Luật chơi: Tìm đủ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng. * Trò chơi 5: “Tìm nguồn gốc thực phẩm” - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi, trẻ sẽ phải lên tìm thực phẩm và nguồn gốc của thực phẩm đó nối thành từng cặp như: thịt gà – con gà, sữa bò – con bòSau một thời gian đội nào nối được chính xác và được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Trẻ phải nối đúng thực phẩm với nguồn gốc của thực phẩm đó. * Trò chơi 6: “Các đầu bếp tài ba” - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm chơi, khi cô nói tên thực phẩm nào thì trẻ phải nói được tên các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm đó. - Luật chơi: Nói đúng các món ăn chế biến từ loại thực phẩm đó. Không được nhắc lại món ăn mà đội bạn đã nêu. * Trò chơi 7: ‘’Tôm, cá, cua thi tài” - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm chơi(tôm, cua, cá. Trẻ đội mũ tôm, cua, cá). Cả lớp hát : Trời mưa rào rào, ao sâu đầy nước, tôm, cua, cá rủ nhau đi bơi. + Nhóm Cua hát : Cua là chúng tôi có hai càng mà bò ngang là ngang tám cẳng, hỏi mấy bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ? + Các nhóm còn lại nói : Canh cua, bún cua, nem cua + Nhóm tôm hát : Còn chúng tôi đây tên gọi là Tôm, có hai là hai cái râu rất dài mà bơi lùi là lùi nhanh ghê, hỏi các bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ? + Các nhóm còn lại nói :Bánh tôm, tôm rán, tôm hấp, canh tôm + Nhóm cá hát : Nào các bạn đã giới thiệu hết chưa, để chúng tôi sẽ giới thiệu sẽ giới thiệu nhóm cá nào. Chúng tôi có 2 cái vây tựa như mái chèo, vẫy tròn tròn mà bơi rất khéo, hỏi các bạn đây có ai biết chúng tôi được làm thành món ăn gì ? + Các nhóm khác cùng nói : Cá nướng, cá kho, cháo cá + Sau đó 3 đội cùng đứng vòa vạch xuất phá. Trẻ đội muếch xanh phất cờ, ba đội bơi nhanh về đích. Nhóm cua phải bò ngang, nhóm tôm phải bật lùi, nhóm cá phải làm động tác bơi. Giáo viên cho trẻ kể các món ăn làm từ tôm, cua, cá mà trẻ thích. Khi ăn các món ăn đó có lợi gì cho sức khỏe - Luật chơi: Trẻ phải bắt chước động tác của tôm, cua, cá (tôm bò lùi, cua bò ngang, cá bơi thẳng). IV. Kết quả đạt được : Qua thời gian thực hiện các hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non HỌA MI,các cháu đã hiểu được về giá trị dinh dưỡng ích lợi của thực phẩm .Từ đó trẻ có ý thức trong ăn uống và có được mơt sức khỏe tốt. Kết quả khảo sát sức khỏe của trẻ Kết quả đạt được Kênh Khi chưa áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD-VSATTP thông qua các hoạt động Sau khi đã áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD-VSATTP thông qua các hoạt động So sánh Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Kênh BT 42 93,3 45 100% Tăng 6,7% Kênh SDD 3 6,7% 0 0% Giảm 6,7% Béo phì 0 0 0 0 0 Nhìn vào bảng so sánh số liệu ta thấy sức khỏe của trẻ đã có sự khác biệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm, trẻ béo phì đứng cân. Như vậy các hình thức của tôi đã có tác dụng đáng kể. C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận : Giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Sau khi áp dụng các hình thức này tại trường, tôi thấy trẻ hiểu và khắc sâu hơn giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại thực phẩm đối với sự phát triển của cơ thể đối với sự phát triển của con người.Trẻ biết được nhiều loại thực phẩm, các loại thực phẩm đó cung cấp dinh dưỡng gì, chất dinh dưỡng đó tốt cho cơ thể con người như thế nào. Từ đó, trẻ có thói quan tốt trong ăn uống: Không kén ăn, lười ăn, ăn uống hợp vệ sinh, văn minh. Tôi thấy vấn đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng và các lứa tuổi khác nói chung để đạt kết qur tốt thì giáo viên cần có sự kiên trì ở mọi lúc mọi nơi và lồng ghép có sáng tạo vào các hoạt động cho thích hợp. Đồng thời giáo viên phải áp dụng kiến thức một cách khoa học, hợp lí trong chương trình chăm sóc giáo trẻ theo từng độ tuổi Là một giáo viên mầm non - tôi luôn đặt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lên hàng đầu. Với đề tài này đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo một thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, có nền tảng vững chắc về tri thức – có một cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng bước vào cuộc sống một cách tự tin . Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên gia đình, nhà trường mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Nó góp phần trong công cuộc giáo dục và đào tạo con người cho đất nước.Những con người toàn diện về thể lực và trí tuệ. 2. Bài học kinh nghiệm - Qua thực tế chăm sóc và giảng dạy nói chung và chăm sóc giảng dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. thông qua việc mạnh dạn đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP trẻ mẫu giáo nhỡ trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau: + Cô giáo phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu trẻ + Cô giáo hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, liên quan đến sức khoẻ bệnh tật của trẻ, từ đó cô xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. + Cô giáo phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, để biết cách chăm sóc, cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ hợp lí. + Biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường của các địa phương. + Cô giáo biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, hiểu được ý nghĩa mục đích của việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. + Giáo viên biết vận dụng linh hoạt sáng tạo khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ một cách nhẹ nhàng sâu sắc, luôn lắng nghe, tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn mạnh dạn tham gia giảng dạy các chuyên đề các cấp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. + Biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường, theo dõi sức khoẻ và khả năng học tập của trẻ để cùng nhau giáo dục và chăm sóc trẻ theo khoa học, để đạt được kết quả cao nhất. 3. Kiến nghị : Để giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ thông qua các hoạt động tôi xin có một số kiến nghị sau : * Đối với trường: - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn nhiều hơn nữa để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với chị em đồng nghiệp trong nhà trường để cùng trau dồi kiến thức về dinh dưỡng làm thế nào để trẻ có hiểu biết nhiều hơn về dinh dưỡng vì nó rất cần thiết cho cơ thể. * Đối với Phòng Giáo dục: - Đầu tư xây dựng trường để có một ngôi trường khang trang, thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên đề giáo dục dinh dưỡng. - Tổ chức các cuộc thi về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ tham gia. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi thấy vẫn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để áp dụng tốt cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Tôi rất mong được sự đóng góp của ban thi đua và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Giáo dục dinh dưỡng. Các hoạt động Giáo dục dinh dưỡng – Sức khỏe cho trẻ mầm non. Giáo dục Mầm non. Tâm lý học trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Giáo trình vệ sinh trẻ em. Dinh dưỡng cho trẻ Mầm non. Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_giup_tre_4_5_tuoi_hieu_ve_gia_tri_dinh.doc