Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán

- Môn toán có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và trong nhà trường phổ thông, các kiến thức và phương pháp toán học giúp học sinh học tập tốt các môn học khác. Hơn nữa, kiến thức Toán học có tính chất kế thừa từ các năm học trước. Do đó, nếu học sinh có sự lơ là thì việc học yếu môn Toán là không thể tránh khỏi.

- Là giáo viên dạy Toán thì lúc nào cũng phải đối mặt số học sinh yếu toán ngày càng tăng. Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân về việc khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn Toán là việc làm thường xuyên của giáo viên.

- Người giáo viên phải nắm vững các đặc điểm của học sinh yếu kém để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém trong học toán.

- Tuy nhiên, trong thực tế việc nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp để giúp đỡ học sinh yếu kém người giáo viên vẫn cần có sự hỗ trợ của học sinh khá - giỏi.

 

doc 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TOÁN
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Môn toán có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và trong nhà trường phổ thông, các kiến thức và phương pháp toán học giúp học sinh học tập tốt các môn học khác. Hơn nữa, kiến thức Toán học có tính chất kế thừa từ các năm học trước. Do đó, nếu học sinh có sự lơ là thì việc học yếu môn Toán là không thể tránh khỏi. 
- Là giáo viên dạy Toán thì lúc nào cũng phải đối mặt số học sinh yếu toán ngày càng tăng. Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân về việc khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn Toán là việc làm thường xuyên của giáo viên. 
- Người giáo viên phải nắm vững các đặc điểm của học sinh yếu kém để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém trong học toán.
- Tuy nhiên, trong thực tế việc nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp để giúp đỡ học sinh yếu kém người giáo viên vẫn cần có sự hỗ trợ của học sinh khá - giỏi.
- Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn toán. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS và qua thực tế dạy học tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành công. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn Toán”.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung
- Nhiều học sinh chưa nhận thấy được tính kế thừa của bộ môn Toán, nên qua năm học mới các em quên một số kiến thức ở lớp dưới.
- Có thể kể đó là yếu tố gia đình. Có không ít phụ huynh cho con học nhưng không biết đến con mình học ra sao. 
- Sự lãng phí thời gian học tập của học sinh. Do sự lôi cuốn của bạn bè ngoài trường, sự hấp dẫn của các trò chơi.
- Trình độ HS trong một lớp không đồng đều, thực tế số học sinh yếu kém qua kiểm tra đầu năm
 Loại
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
71
5
9
7
4
1
72
5
7
12
4
2
93
5
8
12
4
- Nhiều năm học sinh bị hỏng kiến thức cơ bản nên khó có thể tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới; giáo viên cũng khó mà áp dụng giảng dạy theo phương pháp mới.
- Mỗi giáo viên đứng lớp đều tự biết mỗi hoạt động của người thầy đều có tác động trực tiếp đến học sinh, kết quả học tập của học sinh là sản phẩm của người thầy. Qua nắm bắt tình hình, tôi đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu môn Toán như sau: 
3. Các giải pháp
- Khi có biện pháp phù hợp với nguyên nhân thì việc khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh mới có hiệu quả. Muốn vậy, ngay từ đầu năm, giáo viên phải xác định đối tượng yếu kém và không ngừng tìm hiểu nguyên nhân yếu kém của từng em qua việc tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm, với cán bộ lớp và với chính em đó. Sau đó thực hiện tuần tự hoặc kết hợp các biện pháp sau:
- Đối với trường hợp học sinh bị mất căn bản.
+ Khi giảng dạy bài mới hoặc giải bài tập có liên quan đến kiến thức cũ nào thì cũng cần cho học sinh nhắc lại trước khi áp dụng. Giáo viên có thể tóm tắt ghi vào góc bảng hoặc ghi vào bảng phụ, kết hợp dạy mới – ôn cũ. 
+ Cho các em lập bảng treo tường những công thức đáng nhớ, những kiến thức quan trọng: Các hằng đẳng thức đáng nhớ, sơ đồ tóm tắt các loại tứ giác; công thức các phép tính về căn bậc hai, công thức về các tỉ số lượng giác, về hệ thức lượng trong tam giác vuông nhằm tạo điều kiện cho các em ghi nhớ lâu hơn.
+ Hệ thống bài tập ở lớp từ dễ đến khó, chú ý tính vừa sức với đối tượng học sinh. Bài tập cho về nhà giáo viên nên soạn tương tự với bài tập vừa được giải ở lớp.
+ Phân công học sinh khá - giỏi kèm cho học sinh yếu là việc làm rất cần thiết vì nó có lợi cho cả người được kèm lẫn người kèm. Trong thực tế, muốn chỉ cho bạn thì bản thân phải nắm rất vững bài học. 
+ Tất cả những công việc trên làm cho người kèm lại thông hiểu và nhìn thấy thêm những đều mà trước đây mình không chú ý tới. Người được kèm cần được ngồi cạnh người kèm, để các em có thể được giúp đỡ bất cứ lúc nào cần, thậm chí được nhắc nhở khi thiếu tập trung, phân tán tư tưởng trong giờ học. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần nhắc nhở các em rằng chỉ được giúp đỡ trong lúc học tập còn trong kiểm tra thì không.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập là cần thiết, từ đó tạo điều kiện cho các em học tốt. 
- Để tránh sự lãng phí thời gian học tập, giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh có một thời gian biểu ở nhà và áp dụng dưới sự kiểm tra của gia đình. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh học tập của gia đình. Bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em, nhắc nhở, phê bình khi các em thực hiện chưa tốt. 
- Điều quan trọng là ở giáo viên cần phải có nhiều thủ thuật sao cho có thể biến những giờ học khô khan thành những giờ học sinh động, kích thích lòng sai mê tìm tòi, ham học của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần chuẩn bị thật tốt bài giảng; giáo án phải thể hiện rõ nội dung, hoạt động thầy, trò. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giữa hoạt động nhóm, với hình ảnh, đồ dùng trực quan sinh động nhằm gây hứng thú cho học sinh.
- Các ví dụ, bài tập cần phải chọc lọc sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh lớp mình. Trường hợp bài tập có nội dung tương đối khó, giáo viên cần phân tích nhiều câu hỏi nhỏ để các em có thể từng bước giải được bài toán.
- Quan hệ Thầy – Trò là một yếu tố quan trọng làm cho học sinh ham thích học bộ môn của mình phụ trách. Ngoài ra giáo viên phải thật cởi mở, gần gủi và sẵn sàng giúp đỡ khi các em cần. Việc quan tâm, gần gủi đặc biệt của giáo viên đối với học sinh yếu còn là một nguồn động viên lớn lao giúp các em càng cố gắng hơn trong học tập.
III. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Những việc mà tôi thực hiện như đã nêu ở trên đã mang lại những hiệu quả trong những năm học qua. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa được như mong muốn, ở rải rác các lớp vẫn còn học sinh yếu. Vì vậy, việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu là việc làm thường xuyên lâu dài.
- Qua hơn nghiêm cứu thực hiện ở học kì I khối 7 và lớp 9 tôi đảm trách kết quả của bốn lớp có tiến triển theo chiều hướng tích cực.
IV. KẾT LUẬN
- Tóm lại việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp như đã nêu giúp cho giáo viên phần nào “Khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn Toán”. Qua đó đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn trong khâu soạn giảng một cách sâu sát, gần gũi trong quan hệ với học sinh, giúp các em không phải căng thẳng khi tiếp xúc với kiến thức mới hay bài toán khó. Từ đó kích thích được lòng say mê, hứng thú học tập của học sinh, kết quả học tập các em sẽ được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của trường.
- Đối với giáo viên: Tận tâm hơn nữa với nghề dạy học đi sâu vào việc tìm tòi biện pháp để truyền thụ kiến thức đến học sinh đạt hiệu quả hơn, quan tâm thực sự đến chất lượng học tập của học sinh, đồng nghĩa với chăm lo cho thành quả dạy học của mình. Tôn trọng thành quả đạt được của học sinh dù đó là nhỏ nhất.
- Công tác đội nên thường xuyên phát động phong trào thi đua học tốt, tổ chức các hội thi kiến thức liên môn như: hái hoa dân chủ tạo sân chơi học tập cho các em./.
Kí duyệt của BGH Bình Ninh, ngày tháng năm 2021
 Người thực hiện
 Trần văn Quới

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_de_khac_phuc_tinh_trang_h.doc