SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

4.2.1 Các hình thức kể chuyện

Hình thức 1: Tìm hiểu truyện đọc trong sách giáo khoa

Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân hiện hành được soạn theo hướng đổi mới, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS và theo kịp xu thế của thời đại. Một bài học của môn Giáo dục công dân trong chương trình THCS thường có các phần sau:

1. Truyện đọc, thông tin sự kiện, đặt vấn đề

2. Nội dung bài học

3. Luyện tập

Nói chung, trong giáo khoa môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9, phần Truyện đọc chiếm tỉ lệ khá lớn (80%). Như vậy, các nhà soạn sách đã rất quan tâm đến việc sử dụng các câu chuyện vào dạy học Giáo dục công dân. Trách nhiệm của mỗi giáo viên là khai thác hết chiều sâu của câu chuyện. Thông thường, khi tiến hành giảng dạy trên lớp phần tìm hiểu truyện đọc, giáo viên thường thực hiện các bước:

Bước 1: Gọi học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện.

Bước 3: Liên hệ thực tế hoặc rút ra bài học cho bản thân thông qua câu chuyện.

Ví dụ: Tìm hiểu truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo (bài 5 Yêu thương con người – SGK Giáo dục công dân lớp 7 trang 15)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Bước 1

GV: Cho học sinh đọc truyện sách giáo khoa

HS: Đọc diễn cảm

Bước 2

GV: Đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận:

- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào?

- Hoàn cảnh gia đình chị như thế nào?

- Nêu những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác với gia đình chị Chín?

- Thái độ của chị với Bác Hồ như thế nào?

- Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái độ của Bác như thế nào? Theo em, Bác Hồ nghĩ gì?

- Những suy nghĩ, hành động của Bác Hồ thể hiện những đức tính gì?

Bước 3

- Em học tập được gì qua câu chuyện trên?

- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962).

- Hoàn cảnh gia đình chị Chín: chồng chị mất, chị có ba đứa con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang.

- Bác Hồ âu yếm đến bên các cháu, xoa đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.

- Chị Chín xúc động rơm rớm nước mắt.

- Bác đăm chiêu suy nghĩ: bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến chị Chín và những người gặp khó khăn. Bác thương và lo cho mọi người.

- Những suy nghĩ, hành động của Bác thể hiện đức tính: yêu thương mọi người.

- Phải quan tâm, yêu thương những người xung quanh.

Với ba bước tìm hiểu trên, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn để đi đúng hướng theo quá trịnh nhận thức của con người: biết, hiểu và đi tới hành động của bản thân. Chắc chắn, với quy trình ấy, học sinh không chỉ hiểu rõ được nội dung truyện mà còn biết mình sẽ phải làm gì để phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và xã hội.

Hình thức 2: Cung cấp, mở rộng thêm những câu chuyện mới phù hợp với tiết học

Phương pháp kể chuyện được sử dụng xuyên suốt trong cả tiết học sẽ tạo được sự mới mẻ và hấp dẫn với học sinh. Để tiết học phong phú, sinh động đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải luôn sưu tầm thêm nhiều câu chuyện mới. Tuy nhiên, hiện nay, có quá nhiều luồng thông tin mà cả giáo viên đều có thể sưu tầm được các câu chuyện: tivi, đài, báo, sách, mạng internet. Trong số đó, có những câu chuyện hay, phù hợp. Nhưng cũng có không ít những câu chuyện dài dòng, có những chi tiết không phù hợp với tiết học, với độ tuổi và tâm lí của học sinh. Vì vậy, theo tôi, khi thực hiện hình thức kể chuyện này, giáo viên phải lựa chọn thật kĩ các câu chuyện phù hợp để đưa vào trong tiết học.

Hình thức 3: Thi kể chuyện

Theo phân phối chương trình, ở các khối lớp từ 6 đến 9 đều có các tiết thực hành, ngoại khóa. Tuy nhiên, trong thực tế, các tiết học ấy chưa mang lại hiệu quả thực sự. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học Giáo dục công dân, ta có thể tổ chức các cuộc thi kể chuyện trong các tiết học này. Về hình thức, có thể tổ chức thi giữa các em học sinh trong một lớp hoặc trong một khối. Về cách tiến hành, có thể thực hiện theo các bước sau:

- Giáo viên chia đội thi và yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện theo chủ điểm chương trình ngoại khóa.

- Giáo viên kiểm duyệt trước các câu chuyện để đảm bảo về thời gian thực hiện và sự phù hợp về mặt nội dung với tiết học.

- Học sinh lựa chọn đại diện kể chuyện và luyện tập kể trước ở nhà.

- Học sinh kể lại các câu chuyện của mình trong tiết thực hành, ngoại khóa theo chủ điểm kiến thức.

- Giáo viên nhận xét, cho điểm và trao phần thưởng cho học sinh chiến thắng (nếu có).

 

doc 36 trang camtu 07/10/2022 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7

SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7
Năm học 2014 - 2015
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy bộ môn Giáo dục cô
ng dân lớp 7
3. Tác giả: 
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 06/10/1987
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn – Giáo dục công dân
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên, Trường THCS Nam Hưng
Điện thoại: 0974075015
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013 - 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
 Nguyễn Thị Lan Anh
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học môn Giáo dục công dân chính là giáo dục và hình thành nhân cách tốt đẹp cho mỗi học sinh. Nhưng hiện nay, đạo đức xã hội đang dần xuống cấp. Đặc biệt là đối với học sinh. Khắp các trang mạng xã hội đầy rẫy những cảnh con cái mắng nhiếc cha mẹ, trò đánh thầy hoặc những hình ảnh dung tục, sa đọaTuy vậy, môn Giáo dục công dân – môn học về đạo đức và giáo dục nhân cách con người lại bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, việc dạy và học Giáo dục công dân lại tồn tại một nghịch lí: kết quả học tập được đánh giá bằng điểm số của môn Giáo dục công dân không phản ánh đầy đủ và chính xác khuynh hướng nhân cách và đạo đức của học sinh. Có những em có thể trả lời trơn tru, thuộc lòng về các phạm trù đạo đức, có thể giải quyết thấu tình đạt lí các tình huống thầy đưa ra nhưng thực tế em đó lại nói tục, chửi bậy hoặc đánh nhau. Điều đó khiến tôi luôn băn khoăn và trăn trở. Phải chăng các phương pháp dạy học mà chúng ta đang sử dụng mới chỉ làm cho các em hiểu mà chưa thể cảm được và làm theo? Nói cách khác là chúng ta mới tác động đến cái đầu mà chưa chạm đến được trái tim, tâm hồn mỗi học sinh. 
Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tiết học Giáo dục công dân không chỉ tạo sự hấp dẫn cho tiết học, sự hứng thú cho học sinh mà nó sẽ nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn các em. Các câu chuyện nhỏ sẽ dạy các em biết ước mơ, sự dũng cảm, lòng trung thực một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Tuy vậy, việc sử dụng phương pháp này trong giảng dạy Giáo dục công dân chưa thực sự được chú trọng. Vì những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 để nghiên cứu và áp dụng.
Phương pháp kể chuyện có thể sử dụng trong giảng dạy môn Giáo dục công dân từ khối 6 đến khối 9. Tuy nhiên vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên trong sáng kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7. Sáng kiến này được tôi nghiên cứu từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2013 – 2014 thì được áp dụng vào giảng dạy.
Sáng kiến Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 có ba điểm mới nổi bật sau:
- Thứ nhất, sáng kiến tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy có thể tác động đến cả nhận thức và tâm hồn của học sinh chứ không nghiên cứu những vấn đề, những phương pháp dạy hiện nay nhiều người nghiên cứu, nhiều tài liệu đề cập đến. Mới ở đây được hiểu theo nghĩa là riêng và sáng tạo.
- Thứ hai, sáng kiến đưa ra những cách thức, thời điểm, những lưu ý, thể loại truyện có thể sử dụng trong khi sử dụng phương pháp kể chuyện. Đây là những kinh nghiệm tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy.
- Thứ ba, sáng kiến cung cấp danh mục các truyện có thể áp dụng vào các bài học cụ thể để các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và đóng góp ý kiến.
Nội dung trọng tâm của sáng kiến như sau:
1. Khái niệm và vai trò của phương pháp kể chuyện: trong phần này, tôi đã nêu ra các khái niệm về kể chuyện theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả Chu Huy. Từ đó khái quát vai trò của kể chuyện là vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
2. Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 bao gồm: các hình thức kể chuyện (sử dụng truyện trong sách giáo khoa, sử dụng truyện ngoài sách giáo khoa và thi kể chuyện); những yêu cầu và lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy.
3. Các loại truyện thường được sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân: truyện dân gian, truyện sáng tác và truyện tấm gương. Trong truyện tấm gương lại có hai loại nhỏ hơn là truyện danh nhân và truyện người thực việc thực.
4. Danh mục tham khảo các truyện có thể sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7.
Áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy có hiệu quả giáo dục rất lớn. Các em đều hào hứng, thích thú thậm chí là chờ đợi mỗi giờ học Giáo dục công dân. Điểm số và hạnh kiểm của học sinh những lớp tôi sử dụng sáng kiến này vào giảng dạy được nâng lên. Đặc biệt, hành vi của các em thay đổi một cách rõ rệt theo chiều hướng tích cực. 
Trong sáng kiến này, tôi có một số đề xuất và kiến nghị với nhà trường và các cấp lãnh đạo về việc quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo cũng như tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, các cuộc thi Hi vọng, sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 
Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Cơ sở nảy sinh sáng kiến 
1.1. Cơ sở lý luận 
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân... (Điều 23 – Luật Giáo dục, 2005).
Để thực hiện được mục tiêu giúp cho học sinh phát triển toàn diện, giáo dục phổ thông cần chú trọng đến tất cả các môn học. Trong đó môn Giáo dục công dân có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo dục công dân là một môn học mang nhiều nét đặc thù. Đó là một môn học bao quát kiến thức đạo đức và pháp luật ở mức độ đơn giản. Nhưng quan trọng hơn cả, môn Giáo dục công dân còn là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Đây chính là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của việc giảng dạy bộ môn này. Chính vì vậy phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân cũng có nhiều nét khác biệt so với các môn học khác.
Hiện nay, khi bàn đến phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, những người làm công tác nghiên cứu về phương pháp dạy học, các giáo viên đứng lớp thường nghĩ ngay tới các phương pháp: kích thích tư duy, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, giải quyết vấn đề hay phương pháp trò chơi Mỗi phương pháp dạy học trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ của môn học, người giáo viên phải sử dụng nhuần nhuyễn, khoa học, phù hợp các phương pháp dạy học trên. Nhưng đê thực hiện được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh, người giáo viên phải tìm, tòi, nghiên cứu để có phương pháp dạy phù hợp nhất có tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. Từ đó học sinh mới hình thành được thế giới quan khoa học, đúng đắn, có những lời nói, việc làm phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, môn Giáo dục công đang đang bị xem nhẹ so với vai trò của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Về phía học sinh, các em luôn cho rằng đây là một môn học phụ nên không cần tập trung thời gian và công sức cho việc học tập môn này. Đặc biệt có một số em học sinh không học vì các kì thi quan trọng như thi tôt nghiệp, thi chuyển cấp chỉ tập trung vào các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội chứ chưa bao giờ và chưa có ở đâu tổ chức thi môn Giáo dục công dân. Về phía giáo viên, xuất phát từ tư tưởng không thi thì không học, bản thân giáo viên cũng xem nhẹ việc dạy học môn học này. Từ đó, giáo viên không có những tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong cách tổ chức dạy và học. Thậm chí, coi việc giảng dạy một tiết học theo kiểu ăn đấu làm khoán, hết giờ học tức là hết nhiệm vụ. 
Mục tiêu cuối cùng của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng có một thực tế đáng buồn, một nghịch lí là kết quả học tập (điểm số mà các em đạt được) không phản ánh đúng thực tế tình trạng đạo đức của học sinh. Điều đó có nghĩa những điểm số các em đạt được chỉ mang tính ảo. Một học sinh có thể học thuộc lòng, trình bày trôi chảy về các khái niệm đạo đức trong xã hội nhưng chỉ vài phút sau cũng chính em học sinh đó lại nói tục, chửi bậy khi trò chuyện với bạn bè. Một học sinh có thể giải quyết tốt tình huống đạo đức mà sách giáo khoa hay giáo viên đặt ra nhưng việc làm thực tế lại khác. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm trên mạng internet, ai cũng có thể tìm được hàng loạt các video clip về những cảnh đánh nhau, lột quần áo của học sinh. Gần đây lại xôn xao về đoạn clip học sinh đánh lại thầy giáo. Khoan nói về việc ai đúng, ai sai vì chỉ có những người có mặt lúc đó mới phân định được rạch ròi. Nhưng rõ ràng, đó là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay. Thế nhưng phần lớn những học sinh đó lại đạt điểm trung bình thậm chí là giỏi và khá môn Giáo dục công dân. Nghịch lí ấy là một câu hỏi lớn với các giáo viên và các nhà nghiên cứu giáo dục. Các em đạt điểm cao trong khi học tập tức là các em hoàn toàn nhận thức được thế nào là đúng sai, phải trái. Nhưng hành động, lời nói của các em lại ngược lại. Phải chăng các phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục chưa thực sự tác động đến tâm hồn, tình cảm của các em học sinh? 
Như đã nói ở trên, hiện nay, trong giảng dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Trong vòng gần chục năm trở lại đây, những phương pháp dạy học thường được triển khai trong các hội thảo về phương pháp dạy học là: phương pháp trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nh ... tác) và liên thực thực tế (truyện tấm gương). 
Thực nghiệm cho thấy, sau khi áp dụng các câu chuyện vào các thời điểm thích hợp trong tiết học, đảm bảo các yêu cầu và lưu ý đưa ra trong sáng kiến, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt. Học sinh thích thú và yêu mến môn học hơn. Kết quả học lực (môn Giáo dục công dân) và hạnh kiểm rất khả quan. Đặc biệt, học sinh có sự thay đổi lớn về hành vi theo hướng tích cực.
2. Khuyến nghị
Về phía giáo viên
Giáo viên sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sử sụng phương pháp kể chuyện như về giọng nói, khả năng biểu cảm... Vì vậy muốn sử dụng tốt phương pháp này, mỗi giáo viên, ngoài sụ trau dồi về khả năng chuyên môn, tình yêu học trò và sự say mê nghề nghiệp cần rèn luyện ngôn ngữ, giọng nóng, khả năng biểu cảm để tạo được hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó, giáo viên phải tích cực và say mê đọc, có vậy vốn truyện mới dồi dào, phong phú, khả năng sử dụng truyện vào các bài học sẽ hợp lí và hiệu quả hơn. 
Về phía nhà trường
Cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị dạy và học cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt, quan tâm đầu tư thêm các loại sách đạo đức, sách về tấm gương Hồ Chí Minh và các danh nhân khác, sách hạt giống tâm hồn...để cả học sinh và giáo viên có đầy đủ tài liệu tham khảo cần thiết khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy và học. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa để mỗi học sinh có được những sân chơi kiến thức bổ ích và lí thú.
Về phía các cấp lãnh đạo
Cần hỗ trợ, tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học. Quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên đã có những sáng tạo và thu được kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức các hội thảo nâng cao chất lượng bộ môn, qua hội thảo giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi bộ môn. Các cấp, ngành quan tâm đúng mức đến bộ môn Giáo dục công dân.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy. Tôi đã vận dụng và có kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, rất mong có sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thể trau dồi thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân. 
 Xin chân thành cảm ơn!
Nam Sách, ngày 05 tháng 11 năm 2014
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
 TUẦN 2 
 TIẾT 2 
Ngày soạn: 
 Ngày dạy :
Bài 2:	
Trung thực
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Thế nào là trung thực? Biểu hiện của lòng trung thực? 
- Ý nghĩa của lòng trung thực?
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong việc làm hàng ngày.
3. Thái độ
- Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thựcphản đối những hành vi thiếu tính trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
B- Tài liệu và phương tiện
- Sgk + sgv GDCD 7 
- Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về trung thực
C- Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định: 
Giáo viên kiểm diện 
2. Kiểm tra: 
? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?
? Hs cần làm gì để rèn luyện tính giản dị ?
3. Giới thiệu:
- Giáo viên nêu một tình huống thể hiện tính trung thực, kể một câu chuyện để vào bài.
- Ghi đầu bài lên bảng
4. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện:
- Đọc truyện: “Sự công minh chính trực của một nhân tài”
? Bra man tơ đối xử với Mi-ken-Lăng -giơ như thế nào?
? Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy.
? Mi-ken-Lăng -giơ có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ? Vì sao Mi-ken-Lăng –giơ xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?
Hoạt động 2: Nội dung bài học
? Thế nào là trung thực?
- Gv chia nhóm cho Hs thảo luận:
* Nhóm 1
? Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập.
? Những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người ?
* Nhóm 2
? Biểu hiện của tính trung thực trong hành động ?
? Biểu hiện của hành vi trái với trung thực ?
* Nhóm 3
Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
? Em hãy kể ra những tình huống, câu chuyện không nói đúng sự thật nhưng vẫn là hành vi tốt, có ích. 
* Gv chốt: 
Trung thực được biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau: Qua thái độ, hành động lời nói của con người. Không chỉ trung thực với mọi người mà phải trung thực với chính bản thân mình. Người trung thực phải biết hành động tế nhị khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật.
? Biểu hiện của trung thực?
? Em hãy kể ra những việc làm thể hiện sự trung thực của bản thân em?
Giáo viên kể câu chuyện: Bài học về sự trung thực (đã dẫn ở phần trên).
? Qua câu chuyện trên, em hãy rút ra ý nghĩa của lòng trung thực?
* GV chốt các ý theo nội dung bài học.
- Gv: Có trường hợp trung thực bị thua thiệt nhưng trước sau người đó sẽ được giải oan và xã hội công nhận phẩm giá của mình.
Hoạt động 3. Luyện tập và củng cố: 
a.Giáo viên dùng bảng phụ hướng dẫn học sinh làm.
b. Em có suy nghĩ gì về việc làm của thầy thuốc?
c. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài c.
- Giáo viên: rèn luyện tính trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
d. Tìm ca dao, tục ngữ
? Em hãy kể những tấm gương về trung thực mà em biết?
* Gv kết luận toàn bài: Trung thực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực. Lòng tự trọng và lương tâm trong sáng là hai yếu tố chính của người trung thực và là nền tảng trong những mối quan hệ tốt đẹp.
I. Đặt vấn đề
- Hs đọc diễn cảm
- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp
- Vì sợ danh tiếng của Mi-ken-Lăng -giơ nối tiếp lấn át mình; Oán hận tức giận.
- Vì ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc → ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, là người công minh chính trực.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
Sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.
- Hs thảo luận - cử đại diện trả lời
* Nhóm 1: 
- Ngay thẳng, không gian dối với thầy cụ giáo, không quay cóp bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn.
- Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
* Nhóm 2: 
- Biết bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai trái.
- Trái với trung thực là: Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lý.
* Nhóm 3: Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt.
- Che giấu sự thật để có lợi cho người khác: Ví dụ bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấuĐây là sự trung thực với tấm lòng với lương tâm.
- Học sinh nghe, giáo viên chốt ý.
2. Biểu hiện
- Biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc; trong quan hệ với bản thân và trong quan hệ với người khác.
Ví dụ: tự mình làm bài kiểm tra, không nhìn bài của bạn; nói đúng sự thật mặc dù có thể bị thiệt hại; thẳng thắn phê bình khi bạn có khuyết điểm; trả lại của rơi cho người mất
3. Ý nghĩa
- Đối với cá nhân: Là đức tính cần thiết, quý báu, nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
 Sống ngay thẳng thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- Hs nghe Gv diễn giải
III. Luyện tập
a. Hành vi trung thực: 4,5,6.
b. Xuất phát từ lòng nhân đạo luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan yêu đời, để có nghị lực và hy vọng chiến thắng bệnh tật.
c. 
- Thật thà ngay thẳng với cha mẹ, thầy cô.
- Không gian dối trong học tập
- Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi.
d. Ăn ngay nói thẳng, mọi tật mọi lành
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng
- Cây thẳng bông ngay, cây cong bông vạy
- Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng, ngày sau mới bền
Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng
Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ già ra nịnh thần
Học sinh kể, giáo viên nhận xét và bổ sung.
D- Hướng dẫn học tập: 
- Về học và làm hoàn chỉnh các bài tập.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính trung thực.
- Chuẩn bị bài: “Tự trọng” theo câu hỏi hướng dẫn sgk/11.
- Hs học và làm bài tập
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao
- Xem trước bài “Tự trọng”
Tài liệu tham khảo
Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học, Chu Huy, NXB GD 2000
Truyện đọc Giáo dục công dân 7, NXB GD, 2003
145 câu chuyện về Bác Hồ, Nguyễn Huy Riểu, 2013
Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 7, NXB Hà Nội, 2004
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7, NXBGD, 2003
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, 2003
Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, NXBGD, 2003
Tài liệu trên internet
MỤC LỤC
Phần 1: Thông tin chung về sáng kiến	Trang 2
Tóm tắt sáng kiến 	Trang 3
Phần 2: Mô tả sáng kiến 	Trang 6
1. Cơ sở nảy sinh sáng kiến 	Trang 6
1.1 Cơ sở lý luận. 	Trang 6
1.2 Cơ sở thực tế 	Trang 7
2. Phạm vi, đối tượng, mục đích nghiên cứu 	Trang 9
3. Phương pháp nghiên cứu	Trang 9
4. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy	Trang 10
 4.1 Khái niệm và vai trò của kể chuyện	Trang 10
 4.2 Cách sử dụng phương pháp kể chuyện	Trang 12
 4.2.1 Các hình thức kể chuyện	Trang 12
 4.2.2 Những yêu cầu của sử dụng phương pháp kể chuyện	Trang 15
 4.2.3 Những lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện	Trang 16
 4.2.4 Những thời điểm kể chuyện	Trang 17
 4.3 Các loại truyện thường được sử dụng	Trang 21
 4.3.1 Truyện văn học dân gian	Trang 21
 4.3.2 Truyện tấm gương	Trang 21
 4.3.3 Truyện sáng tác	Trang 22
 4.2 Danh mục tham khảo các truyện	Trang 23
5. Kết quả thực hiện	Trang 24
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng	Trang 26
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị	Trang 27
Phụ lục	Trang 29
Tài liệu tham khảo	Trang 35
Mục lục	Trang 36

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_ke_chuyen_trong_viec_giang_day_phan.doc