SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS

Cơ sở pháp lý:

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam

do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự2

bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các

phong trào thiếu nhi. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác

Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp

đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận

theo Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em.

Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Ban chỉ huy

Liên đội là hoạt động giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đội trong nhà

trường góp phần thành công trong công tác xây dựng Đội.

Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học nói chung và Liên

đội nói riêng có mục đích:

- Thực hiện được chủ trương, chương trình hoạt động đội của nhà trường

trong năm học trên cơ sở chỉ đạo của Ban phụ trách Đội nhà trường và của Hội

đồng Đội cấp trên.

- Thông qua việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học

của Liên đội, bồi dưỡng cho đội ngũ Ban chỉ huy về khả năng trình bày nội dung

kế hoạch đảm bảo tính khoa học, phát huy tính tự quản của tổ chức Đội.

Để tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của

Liên đội thật sự có hiệu quả. Giáo viên-Tổng phụ trách cần xây dựng một nội

dung chương trình, phương pháp làm việc phù hợp, căn cứ vào chức năng nhiệm

vụ và điều kiện thực tế, để giúp Ban chỉ huy Liên đội có nội dung chương trình

kế hoạch cụ thể đảm bảo được yêu cầu về cơ sở lý luận cũng như thực hành.

pdf 17 trang Thảo Phương 15/05/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN 
- Họ và tên: Hồ Hải Hùng 
- Ngày, tháng, năm sinh: 21-05-1968 
- Cơ quan, đơn vị công tác: Trường THCS Trần Quang Khải 
- Chức vụ/ chức danh: Giáo viên –Tổng phụ trách Đội 
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
1. Tên sáng kiến 
“Một số giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình 
kế hoạch công tác Đội năm học trong nhà trường THCS”. 
2. Lĩnh vực áp dụng 
 Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường THCS 
2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 
Liên đội trường THCS Trần Quang Khải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh 
Hòa. 
2.2. Mục tiêu: Giúp Ban chỉ huy Liên đội xây dựng tốt chương trình kế 
hoạch công tác Đội năm học. 
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng: Phương pháp xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội 
năm học của Ban chỉ huy Liên đội trường trung học cơ sở. 
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu từ thực tiễn công tác Đội tại trường 
THCS Trần Quang Khải nơi tôi đang công tác; mục đích xây dựng chương trình 
kế hoạch công tác Đội năm học của Ban chỉ huy Liên đội một cách tốt nhất, 
mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho đội viên góp phần 
xây dựng phong trào hoạt động Đội của nhà trường thật sự vững mạnh. 
3.Cơ sở pháp lý: 
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam 
do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự 
 2 
bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các 
phong trào thiếu nhi. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác 
Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp 
đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận 
theo Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ 
em. 
 Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Ban chỉ huy 
Liên đội là hoạt động giáo dục, là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đội trong nhà 
trường góp phần thành công trong công tác xây dựng Đội. 
 Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học nói chung và Liên 
đội nói riêng có mục đích: 
 - Thực hiện được chủ trương, chương trình hoạt động đội của nhà trường 
trong năm học trên cơ sở chỉ đạo của Ban phụ trách Đội nhà trường và của Hội 
đồng Đội cấp trên. 
 - Thông qua việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học 
của Liên đội, bồi dưỡng cho đội ngũ Ban chỉ huy về khả năng trình bày nội dung 
kế hoạch đảm bảo tính khoa học, phát huy tính tự quản của tổ chức Đội. 
 Để tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của 
Liên đội thật sự có hiệu quả. Giáo viên-Tổng phụ trách cần xây dựng một nội 
dung chương trình, phương pháp làm việc phù hợp, căn cứ vào chức năng nhiệm 
vụ và điều kiện thực tế, để giúp Ban chỉ huy Liên đội có nội dung chương trình 
kế hoạch cụ thể đảm bảo được yêu cầu về cơ sở lý luận cũng như thực hành. 
 4. Thực trạng: 
 - Ưu điểm: 
 Liên đội trường trung học cơ sở Trần Quang Khải luôn nhận được sự 
quan tâm của Hội đồng Đội, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo phòng Giáo dục - 
Đào tạo thị xã, các Thầy cô giáo và Hội cha mẹ học sinh. 
 Đội ngũ Ban chỉ huy Đội có năng lực chỉ huy, khả năng tự quản tốt; đội 
viên toàn Liên đội có tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng tập thể Liên đội 
vững mạnh. 
 - Nhược điểm: 
Những năm gần đây, đặc biệt năm học 2020-2021 tổ chức Đội thiếu niên 
tiền phong Hồ Chí Minh ở Liên đội trường THCS Trần Quang Khải đã và đang 
tự khẳng định mình thể hiện rõ sự phát triển cả về chiều rộng cũng như chiều 
sâu chất lượng công tác Đội, đáp ứng được nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của 
 3 
đội viên trong môi trường “Thân thiện, tích cực”. Tuy nhiên, trong quá trình vận 
dụng kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế nhất 
định cần có sự điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính tự nguyện, tự giác, tự 
quản của đội viên để phù hợp sự phát triển chung của đất nước. 
 Hiện nay, ở Liên đội trường THCS Trần Quang Khải có 12 Chi đội, trong 
đó khối 6: 3 chi đội; khối 7: 3 chi đội; khối 8: 3 chi đội; khối 9: 3 chi đội. Do 
đặc thù thuộc khu vực nông thôn nên số đội viên năng lực học tập hạn chế còn 
khá phổ biến nên ảnh hưởng không ít đến chất lượng phong trào Đội. Việc tổ 
chức bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội cách thức xây dựng chương trình kế hoạch hoạt 
động Đội năm học trong thời gian qua cũng còn bọc lộ một số hạn chế nhất định 
(do yếu tố khách quan) vì vậy để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực 
hiện mang tính toàn diện, bản thân tôi luôn nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ 
chức thực hiện một cách thiết thực, mang tính khoa học phù hợp với thực tế nhà 
trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
 - Nguyên nhân 
 Thực tế, hằng năm vào dịp đầu năm học sau khi Đại hội Đội. Ban chỉ huy 
được bầu ra, nhưng chưa thực sự biết và thông thạo cách làm việc hoặc chưa 
được phân công và giao việc cụ thể, mặc dù có tính kế thừa và được bồi dường 
về kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội theo từng năm học. Tổng phụ Trách lại có 
quá nhiều thời gian bận rộn và thường chỉ biết làm một mình nên quên đi vai trò 
của các em đội viên là thành viên Ban chỉ huy Đội nói chung và Ban chỉ huy 
Liên đội nói riêng, trong đó có vai trò của Liên đội trưởng. Giáo viên-Tổng phụ 
trách Đội thường tổ chức thực hiện kế hoạch công tác Đội trực tiếp đến từng 
từng chi đội, hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm là phụ trách chi đội, nên hiệu 
quả mang lại chưa cao, chưa phát huy hết khả năng tự quản của Ban chỉ huy Đội 
trong công tác Đội; đặc biệt là phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây 
dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học. 
 5. Mô tả sáng kiến: 
 5.1.Về nội dung của sáng kiến: 
 Trong bất cứ công tác nào, vấn đề quyết định để đảm bảo sự thành công là 
vấn đề xây dựng được nội dung tổ chức thực hiện công tác phù hợp với tình hình 
thực tế của từng nội dung công việc mà người trực tiếp phụ trách thực hiện. Đối 
với người làm công tác Đội cũng vậy. Công tác thiếu niên, nhi đồng là khoa học 
nghệ thuật, vì lực lượng giáo dục (phụ trách Đội) đặc biệt là Giáo viên -Tổng 
Phụ Trách Đội cần phải có hiểu biết rộng, vốn kiến thức cần thiết, luôn phát huy 
tính sáng tạo và năng lực sư phạm, công tác Đội vững vàng. 
 4 
 Xuất phát từ quan niệm chất lượng, hiệu quả công việc là gốc của chất 
lượng hoạt động ứng với từng nội dung hay một lĩnh vực công tác  Giáo viên 
-Tổng phụ trách Đội cần xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp làm 
việc có hiệu quả căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và căn cứ vào năng lực trí tuệ 
lứa tuổi để đảm bảo được yêu cầu cơ sở lý luận cũng như thực hành. 
 Mục đích làm thế nào để xây dựng được một đơn vị thật sự vững mạnh 
đối với lĩnh vực công tác Đội. Từ thực tế nhiều năm làm công tác phụ trách Đội 
tại trường THCS Trần Quang Khải, trên cơ sở chỉ đạo của ngành Giáo dục, Hội 
đồng Đội rồi qua những lần được tập huấn tôi đã xây dựng cho mình nội dung 
phương pháp làm việc có hiệu quả trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện 
nhiệm vụ công tác Đội phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, góp phần thành 
công trong công tác xây dựng Đội. 
 Mỗi chúng ta ai cũng đều hiểu rằng, công tác Đội trong nhà trường không 
phải chỉ là công tác riêng của người Giáo viên -Tổng phụ trách, muốn làm tốt 
công tác Đội cần có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các lực lượng giáo dục 
trong nhà trường. Ở đây tôi muốn nói đến vai trò, vị trí của Giáo viên -Tổng phụ 
trách Đội đối với công tác Đội nói chung và đối với việc tổ chức, chỉ đạo thực 
hiện nhiệm vụ công tác Đội nói riêng. 
 Trước hết, chúng ta cần phải giải quyết tốt về mặt nhận thức, làm thế nào 
để mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường nhận thấy vai trò quan 
trọng của Đội, làm thế nào để mỗi em đội viên đều yêu thích Đội. Không phải 
chỉ bằng lý luận mà còn bằng thực tế sinh động để chứng minh. Thực tế hiện nay 
không ít người còn có quan niệm: công tác Đội chỉ là một số hoạt động bề nổi 
“ cờ - đèn - kèn - trống”, chỉ gây thêm việc, mất thời gian cho đội viên-học sinh 
và giáo viên. Ngoài ra, còn có tâm lý rất ngại làm công tác Đội, cũng có trường 
hợp chưa thật sự ủng hộ hoạt động Đội. Những năm đầu tiên được phân công 
làm giáo viên-Tổng phụ trách Đội, tôi vô cùng lúng túng. Lúng túng vì kinh 
nghiệm làm công tác phụ trách Đội (đặc biệt là phương pháp tổ chức chỉ đạo 
thực hiện nhiệm vụ công tác Đội của bản thân tôi) thật sự còn ít ỏi. Thế là tôi tổ 
chức thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chủ quan nên mang lại hiệu quả 
chưa thật sự như mong muốn, chưa có sự đồng thuận và ủng hộ tuyệt đối của 
các thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường đặc biệt là lực lượng giáo 
viên chủ nhiệm làm công tác phụ trách chi đội. 
 Dần dần từ thực tế công tác, rồi những lần được tập huấn, được tham khảo 
tài liệu và kinh nghiệm của nhiều đồng nghiệp đi trước, tôi đã “vỡ” ra nhiều điều 
.Tôi hiểu rằng: nếu không giải quyết tốt về mặt nhận thức, xác định đúng hướng 
nội dung công việc và xây dựng cho mình nội dung phương pháp làm việc có 
 5 
hiệu quả trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Đội phù 
hợp thì sẽ ảnh hưởng không ít đến chất lượng hoạt động Đội. 
 Để giải quyết tốt về vấn đề nhận thức, tôi quyết định phải lấy thực tế, lấy 
kết quả cụ thể để chứng minh cho vai trò của Đội. Một khi đã thống nhất quan 
điểm, tư tưởng đã được thông suốt thì sẽ có thuận lợi cơ bản, Tổng phụ trách sẽ 
được sự ủng hộ tích cực của mọi thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà 
trường. Chính vì xác định đúng hướng, nên công tác Đội của đơn vị THCS Trần 
Quang Khải nơi tôi đang công tác luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa 
phương; chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các đoàn thể đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của các thầy cô giáo, giá ... , 
học chăm", "Học" đi đôi với "Hành", "Học thực chất - Thi nghiêm túc"; Khuyến 
khích đội viên xây dựng phương pháp học tập chủ động, sáng tạo... 
- Phát huy khả năng sáng tạo trong các hoạt động của Đội. 
- Thực hiện tốt phong trào đọc và làm theo báo Đội; tiếp tục thực 
hiện“Ngày hội đọc sách”do nhà trường tổ chức. 
- Tham gia rèn luyện kỹ năng sống thông qua chính khóa và hoạt động 
ngoài giờ; bước đầu định hướng nghề nghiệp cho các bạn đội viên trong tương 
lai. 
1.3. Thực hiện tốt lời dạy “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” 
- Thực hiện cuộc vận động "Vòng tay bè bạn", “Giúp bạn tới trường” cho 
đội viên có hoàn cảnh khó khăn. 
- Xây dựng Công trình Măng non “Học tốt”, Công trình “Xanh, sạch, 
đẹp”. 
- Tham gia các hoạt động giao lưu giữa các Chi đội; nâng cao chất lượng 
phong trào “Đôi bạn cùng tiến”; ủng hộ đội viên đặc biệt khó khăn mắc bệnh 
hiểm nghèo... 
- 100% đội viên có ý thức chấp hành pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã 
hội, thực hiện tốt Điều lệ và Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
 13 
Minh; thực hiện nghiêm chỉnh nền nếp học đường. Nói không với bạo lực học 
đường. 
1.4. Thực hiện tốt lời dạy “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” 
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chương trình “Vì màu xanh 
quê hương”, "Em yêu biển đảo quê hương em". 
- Thực hiện có hiệu quả phong trào “Kế hoạch nhỏ”, xây dựng cảnh quan 
môi trường “Xanh, sạch, đẹp”. 
- Tham gia trồng và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, cây cảnh phòng học 
1.5. Thực hiện tốt lời dạy “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” 
- Liên đội có kế hoạch giúp đội viên hình thành các giá trị nhân cách tốt 
đẹp, đội viên được bồi dưỡng ước mơ, khát vọng vươn lên trong cuộc sống 
thong qua chương trình hoạt động ngoài giờ và giáo dục kỹ năng sống do nhà 
trường tổ chức. 
- 100% Đội viên phấn đấu rèn luyện đức khiêm tốn, lòng dũng cảm, tính 
trung thực trong học tập, sinh hoạt và trong đời sống hàng ngày thông qua việc 
đẩy mạnh giới thiệu các gương điển hình tiên tiến ở tiết chào cờ đầu tuần. Giới 
thiệu và đề xuất tuyên dương các gương đội viên có thành tích tốt trong học tập 
và rèn luyện. 
- Tham gia tốt các hoạt động, chương trình “Xây dựng nét đẹp văn hóa 
ứng xử trong nhà trường”; phong trào "Nói lời hay - làm việc tốt" nhằm thực 
hiện khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong toàn thể 
đội viên. 
- Đội viên tham gia bồi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ, khát vọng vươn 
lên trong cuộc sống thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hình thành các 
giá trị nhân cách tốt đẹp 
2. Công tác xây dựng Đội 
a) Công tác Đội viên: 
 - Thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên, chuyên hiệu theo qui định 
và thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên giai đoạn 2018 - 2022. 
 - 100% đội viên nắm vững điều lệ nghi thức Đội, có sổ tay đội viên. 
b) Công tác xây dựng Liên đội, chi đội: 
 - Nâng cao hiệu quả phòng truyền thống Đội và góc Chi đội. 
 - Xây dựng các đội nhóm kỹ năng hoạt động có chất lượng như: Chữ thập 
đỏ, nghi lễ, chúc mừng, nghi thức, phát thanh măng non, bản tin măng non. 
 14 
 - Tham gia tập huấn BCH, đội kỹ năng đảm bảo theo định kỳ. 
- Chi đội và liên đội thực hiện các loại hồ sơ sổ sách và giờ giấc sinh hoạt 
theo định kỳ. 
 - Công nhận 03 chi đội mới khối lớp 6. 
 - BCH liên đội sinh hoạt 1 lần/ tháng; chi đội 1 lần/ tuần. 
 - Xây dựng quỹ Đội, bình quân 1.000 đồng /1 đội viên/ tháng và tham gia 
tốt phong trào kế hoạch nhỏ theo qui định của Hội đồng Đội. 
 * Phấn đấu cuối năm đạt: 70% CNBH trong đó CNBH xuất sắc 30%; 12 
chi đội mạnh. Giới thiệu 15 đội viên ưu tú cho Chi đoàn nhà trường tổ chức phát 
triển Đoàn viên mới. 
- Xây dựng công trình lớn của Đội: 
+. Xây dựng công trình học tốt, xây dựng đôi bạn cùng tiến. 
+. Xây dựng chương trình xanh, sạch, đẹp. 
+. Tham gia chăm sóc di tích lịch sử văn hóa địa phương. 
- Liên đội đạt danh hiệu “Liên đội xuất săc năm học 2020 - 2021”... 
Ghi chú: 
- Kết thúc nội dung chương trình kế hoạch công tác Đội năm học là phần 
ký và duyệt kế hoạch, như trình bày ở nội dung ước 3 nêu trên “hợp thức hóa kế 
hoạch”. 
Một số lưu ý khi hướng dẫn Ban chỉ huy (Liên đội trưởng) xây dựng 
nội dung chương trình kế hoạch công tác Đội năm học 
1. Chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội phải ngắn 
gọn, số liệu chính xác, tránh lý luận dài dòng. Phải gắn với mục đích giáo dục 
của nhà trường và yêu cầu của năm học. Kế hoạch phải được trình bày theo thể 
thức văn bản. 
2. Cần phải gợi ý để Ban chỉ huy Liên đội xác định được công tác mũi 
nhọn (trọng tâm) đỉnh cao của phong trào. 
3. Chương trình kế hoạch công tác Đội năm học phải phù hợp với điều 
kiện thực tế của nhà trường, lứa tuổi đội viên. 
4. Hướng dẫn Ban chỉ huy (Liên đội trưởng) khi thiết kế về nội dung 
chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội, phải xác định rõ đâu 
là công việc chủ yếu là điểm trọng tâm và thường đặt thành chỉ tiêu thực hiện cụ 
thể. Cần sắp xếp theo trình tự thời gian. Đối với mỗi công việc cần ghi rõ thời 
 15 
gian bắt đầu và hoàn thành, địa điểm tiến hành, hình thức biện pháp tiến hành và 
ai là người chịu trách nhiệm. 
 Hiệu quả: Chính vì xác định đúng hướng, đúng nội dung công việc nên 
phong trào Đội của đơn vị trường trung học cơ sở Trần Quang Khải nhiều năm 
qua luôn đạt được những thành công đáng kể trong lĩnh vực công tác Đội, góp 
phần rất lớn trong việc xây dựng tổ chức Đội. 
Năm học 2014-2015 đến năm học 2015-2016: dẫn đầu thi đua khối Trung 
học cơ sở của Thị xã Ninh Hòa, đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Tỉnh; năm học 
2015-2016: Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; năm học 2016-2017, năm học 
2017-2018, 2018-2019 và năm học 2019-2020 đạt danh hiệu Liên đội xuất sắc 
toàn diện cấp Thị xã, liên đội mạnh cấp Tỉnh. 
5.2.Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Thực hiện được ở Liên đội trường THCS Trần Quang Khải, thị xã Ninh 
Hòa, tỉnh Khánh Hòa và có thể áp dụng trong lĩnh vực công tác Đội thuộc các 
đơn vị Liên đội trường THCS trong thị xã Ninh Hòa. 
 Giải pháp có khả năng áp dụng cho những đối tượng, phạm vi ảnh 
hưởng (Bài học kinh nghiệm) 
Để bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội về phương pháp xây dựng chương 
trình kế hoạch công tác Đội nói chung và xây dựng chương trình kế hoạch công 
tác Đội năm học của Liên đội đạt hiệu quả tốt, Tổng phụ trách cần chú ý các vấn 
đề sau: 
- Giáo viên-Tổng phụ trách Đội phải hướng dẫn Ban chỉ huy Liên đội 
(Liên đội trưởng) xác định và nắm được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục 
của công tác Đội trong từng năm học, trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo công tác Đội 
của Ban phụ trách Đội nhà trường và Hội đồng Đội cấp trên. 
- Phải nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, của địa phương, làm 
chủ được tình hình của Liên đội trong công tác xây dựng tổ chức Đội, đặc biệt là 
lĩnh vực chuyên môn Đội để hướng dẫn bồi dường Ban chỉ huy Liên đội (Liên 
đội trưởng) thực hiện xây dựng chương trinh kế hoạch. 
- Giáo viên-Tổng phụ trách Đội phải nắm vững về qui trình và nguyên tắc 
tổ chức hoạt động Đội. Luôn phát huy tính tự quản của Ban chỉ huy Đội; chú 
trọng phương pháp tổ chức bồi dưỡng thể hiện tính khoa học; luôn khẳng định 
rõ vai trò, vị trí của Ban chỉ huy Đội trước tập thể Đội. 
 - Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội năm học của Liên đội 
phải thể hiện được tính khoa học thực tiễn. Quá trình thực hiện cần phải linh 
hoạt và luôn phát huy tính sáng tạo của Ban chỉ huy Đội. 
 16 
 - Giáo viên-Tổng phụ trách Đội luôn tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những 
phương pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với lứa 
tuổi đội viên trên cơ sở chỉ đạo của Ban phụ trách Đội, Hội đồng Đội cấp trên. 
Phải kiên trì và lao động nghiêm túc, có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong 
công tác. 
 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không. 
 7. Kết luận 
 Giải pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế 
hoạch công tác Đội năm học ở Liên đội trường THCS Trần Quang Khải hiện 
nay là một trong những hướng đi tích cực, góp phần xây dựng tổ chức Đội vững 
mạnh. Là một trong các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào Đội 
trong nhà trường trung học cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác 
giáo dục nói chung và công tác Đội nói riêng trong thời kỳ mới. Việc tổ chức 
bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội 
năm học phải được tiến hành đồng bộ, khoa học, đảm bảo tính thiết thực, hiệu 
quả và phải phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. 
 Chính vì xác định và đầu tư đúng hướng, nên chất lượng phong trào Đội 
của đơn vị trường trung học cơ sở Trần Quang Khải đã có những bước chuyển 
biến tích cực trong công tác xây dựng Đội, góp phần thành công trong công tác 
giáo dục toàn diện cho đội viên, tạo sự đoàn kết, nhất trí thi đua trong toàn Liên 
đội 
 Tóm lại: Để có được phong trào hoạt động Đội thực sự mạnh, thì người 
làm công tác Đội, những nhà giáo dục phải đặt biệt chú ý đến phương pháp xây 
dựng nội dung và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của 
nhà trường và địa phương trên cơ sở chỉ đạo của ngành, Hội Đồng Đội cấp trên. 
Luôn phát huy tính sáng tạo tìm ra những hướng đi đúng với công việc mình 
phụ trách. Chúng ta đầu tư đúng mức, xác định đúng hướng, đúng vai trò, nhiệm 
vụ của mình thì hiệu quả mang lại không nhỏ. Riêng đối với Giáo viên -Tổng 
phụ trách Đội cần thường xuyên trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chính trị, 
chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp... Để có thể bắt kịp đối 
với sự phát triển chung của đất nước, để giáo dục bồi dưỡng các em đội viên trở 
thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá 
trình công tác của mình đối với lĩnh vực công tác Đội tại trường THCS Trần 
Quang Khải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Rất mong nhận được ý kiến 
đóng góp quí báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học và các cấp quản lí giáo 
dục. 
 17 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
TÁC GIẢ 
 Hồ Hải Hùng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_ban_chi_huy_lien_doi_xay_dun.pdf