SKKN Cụ thể các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THCS-THPT Trưng Vương

Khi làm việc với bản đồ, Atlat Địa lí học sinh cần phải :

+ Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ.

+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối t¬ượng địa lí trên bản đồ.

+ Xác định ph¬ương hư¬ớng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thư¬ớc, hình thái và vị trí các đối tư¬ợng địa lí trên lãnh thổ.

+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.

+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.

+ Xác định các mối quan hệ t¬ương hỗ và nhân - quả thể hiện trên bản đồ.

+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư¬, kinh tế).

 

doc 5 trang Thảo Ly 18/08/2023 4140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cụ thể các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THCS-THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Cụ thể các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THCS-THPT Trưng Vương

SKKN Cụ thể các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí ở trường THCS-THPT Trưng Vương
Chuyên đề
CỤ THỂ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS_THPT TRƯNG VƯƠNG
Dạy học phát triển năng lực là phải chú trọng tổ chức hoạt động cho học sinh. Phải khơi dậy tiềm năng, hình thành và phát triển những năng lực chung như: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
Ngoài các năng lực chung môn Địa lí còn có những năng lực chuyên biệt sau: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Học tập tại thực địa; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng tranh, ảnh địa 
I. Các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh trong môn địa lí 
Các phương pháp dạy học truyền thống luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng.
Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh như:
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. 
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Việc tổ chức cho học sinh nhận thức và giải quyết vấn đề bao gồm các bước cơ bản sau đây:
	Bước 1. Đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề
Bước 2. Học sinh giải quyết vấn đề
	Bước 3. Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới.
	Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong giảng dạy. Sau đây là một số cách thức nêu và giải quyết vấn đề đối với môn Địa Lí mà tôi thường sử dụng:
	*Tình huống nghịch lí. Ví dụ: “Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn Đồng bằng sông Hồng về sản xuất lúa nhưng năng suất lúa lại đứng sau Đồng bằng sông Hồng?"
	* Tình huống khó khăn, bế tắc. Ví dụ:"Khoảng cách về phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước đứng đầu về kinh tế ở ASEAN ngày càng lớn. Liệu có thể rút ngắn và và tiến tới xóa bỏ khoảng cách này?".
	* Tình huống lựa chọn. Ví dụ: "Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, thu được nhiều lợi nhuận nhưng môi trường bị ô nhiễm và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng liên tục và ổn định, môi trường không ô nhiễm và phá hoại. Trong hai định hướng trên, lựa chọn nào là thích hợp hơn cả?".
	* Tình huống tại sao hay nhân quả. Ví dụ: “Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của nước ta?” 
2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, Atlat địa lí
Khi làm việc với bản đồ, Atlat Địa lí học sinh cần phải :
+ Hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.
+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân - quả thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).
Trong môn địa lí, nhất là địa lí lớp 12 việc khai thác kiến thức trên atlat vô cùng quan trọng, phần lớn các tiết học điều phải khai thác kiến thức trên atlat điều này có tác dụng giúp học sinh:
+ Rèn hs có kĩ năng đọc được atlat.
+ Hs hiểu bài khắc sâu kiến thức, tránh học vẹt.
+ Giảm áp lực học thuộc lòng cho hs trong kiểm tra thi cử.
+ Tạo năng lực tư duy cho học sinh.
+ Hs có thể vận dụng kiến thức vào thực tế
3. Phương pháp dự án: 
	Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
Công việc của GV&HS trong tiến trình thực hiện một dự án gồm 3 giai đoạn (giai đoạn 1: chuẩn bị; giai đoạn 2: tiến hành; giai đoạn 3: đánh giá) 
Đối với môn địa lí phương pháp này chủ yếu được thực hiện trong các tiết ngoại khóa hoặc dạy học trải nghiệm.
4. Dạy học nhóm: 
* Tiến trình dạy học nhóm. (Chia nhóm; Phân công; Giám sát; Tổ chức trình bày; Tổng kết)
 	Thường xuyên được áp dụng đặt biệt trong giao việc về nhà HS trao đổi và giải quyết vấn đề mà giáo viên giao, khi vào lớp hs chỉ cần trình bày nội dung đã giải quyết, hình thức này GV chủ động được thời gian, tạo hứng thú cũng như sự đoàn kết trong HS, phát huy tính sáng tạo và năng lực diễn đạt của hsàphù hợp các tiết dạy học chủ đề.
5. Phương pháp đóng vai: 
Các bước tiến hành: 
Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình huống)
Bước 3. Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá
Đối với môn địa lí phương pháp này chủ yếu được thực hiện trong các tiết ngoại khóa hoặc giáo dục lồng ghép.
 	6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học.
	Thường xuyên được sử dụng trong môn địa lí, có hình ảnh cụ thể thực tế giúp hs tăng thêm hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, cập nhật thông tin mới.GV có thể giúp hs tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thông qua mạng internet, thời sự
7. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của học sinh như: phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm. 
Bằng nhiều hình thức khác nhau, chúng ta cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Như vậy có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
II. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau:
(1) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
(2) Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,  sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;
(3) Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;
(4) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.
Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập hiện nay cần phải:
+ Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.
+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
+ Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
+ Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.
* Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực.
Bước 1: Xác định chuẩn (chuẩn nội dung, chuẩn quá trình, chuẩn giá trị)
Bước 2: Xác định nhiệm vụ (câu hỏi, bài tập ngắn).
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí phải đáp ứng được các yêu cầu: được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát được; mô tả được hành vi.
Bước 4: xây dựng thang điểm. có 2 loại: phiếu đánh giá định tính và phiếu đánh giá định lượng.
*Các hình thức kiểm tra đánh giá được thực hiện tại đơn vị đối với môn địa lí như sau:
+ Đánh giá thường xuyên:Trực tiếp trong tiết dạy, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề cho hs giải quyết (cá nhân, hoặc nhóm), đánh giá năng lực tư duy nhạy bén, khả năng tổng hợp kiến thức, áp dụng thực tiễn của hs.
+Trả bài đầu giờ: đánh giá khả năng tự học, lĩnh hội kiến thức trong các tiết học trước (hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận, giải quyết vấn đề).
+ Kiểm tra cuối tiết học: đánh giá khả năng tiếp thu bài, hiểu bài của hs qua tiết học.
+ Hs tự đánh giá lẫn nhau trong giờ thảo luận, hoặc nhận xét câu trả lời của bạn, phản ánh khả năng tập trung, năng lực đánh giá, năng lực ngôn ngữ của học sinh.
+ Đánh giá định kì: theo kế hoạch xây dựng ma trận đề đủ các cấp độ.
+ Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế: có thể áp dụng vào cuối chương hay chủ đề gắn liền thực tế: Gv đưa nội dung cụ thể cho hs áp dụng trong 1 thời gia nhất định,tổng kết đánh giá.
+ Đánh giá thông qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nói chung, đối với môn Địa lí nói riêng có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo tại đơn vị. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để  điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết củađơn vị, của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Tác giả: Nguyễn Hùng Oanh

File đính kèm:

  • docskkn_cu_the_cac_giai_phap_nham_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_d.doc