Báo cáo biện pháp Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

 Theo quan niệm nhiều người cho rằng, công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới , nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và gây nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học. Đặc thù của bộ môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí (công nghệ 6), trồng trọt, chăn nuôi (công nghệ 7), vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ khí (Công Nghệ 8, 9).

 Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này.

 Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước sau:

 Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng. Ví dụ: Trọng tâm chương may mặc trong gia đình, kiến thức chủ yếu sử dụng và bảo quản trang phục phù hợp với bản thân trong các hoạt động.

 

doc 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 10462
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Báo cáo biện pháp Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Chuyên đề:
 “Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
I. Lí do chọn chuyên đề:
 Theo quan niệm nhiều người cho rằng, công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới , nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và gây nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học. Đặc thù của bộ môn công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí (công nghệ 6), trồng trọt, chăn nuôi (công nghệ 7), vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ khí (Công Nghệ 8, 9).
 Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này.
 Muốn học sinh thực hiện được yêu cầu, GV phải vạch được cho mình một kế hoạch cụ thể trong bài giảng, cụ thể thông qua các bước sau:
 Xác định trọng tâm bài học. Đây là công việc cần thiết vì giúp quá trình dạy và học diễn ra thuận lợi, đúng trọng điểm không chệch hướng. Ví dụ: Trọng tâm chương may mặc trong gia đình, kiến thức chủ yếu sử dụng và bảo quản trang phục phù hợp với bản thân trong các hoạt động.
 Ngoài ra, phải chuẩn bị đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập chủ dụng cụ may ( vải, kim chỉ,...) biết sử an toàn trong thực hành tránh xảy ra tai nạn.
 Ví dụ: Cắt khâu vỏ gối hình chủ nhật:
 Dụng cụ: vải, kim, chỉ, khuy bấm (nút bóp), kéo...
 Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất tốt để học sinh thực hành. Để góp phần cải thiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng tôi suy nghĩ và đã kết hợp phương pháp dạy và học. Học đi đôi với hành nhằm giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, yêu thích bộ môn và trải nghiệm ứng dụng vào cuộc sống thực tế.Chính vì vậy mà nhóm Công Nghệ đã chọn chuyên đề: “Giúp học sinh hứng thú học tập môn Công Nghệ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo”
II. Nội dung:
 1. Cơ sở lý luận:
 - Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta.
 - Sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh: Phương pháp làm việc theo nhóm khi thực hành giúp cho học sinh thực hành tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh.
 So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được thể hiện trong bảng sau:
Đặc trưng
Môn học
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mục đích chính
Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh.
Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
 Nội dung
 Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn.
- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm
Hình thức tổ chức
- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia...
- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm
- Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là giáo viên
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)
Tương tác, phương pháp
- Chủ yếu là thầy - trò,
- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính
Kiểm tra, đánh giá
- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy
- Theo chuẩn chung
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét
 2. Thực trạng
 a) Thuận lợi
 - Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy.
 - Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả.
 b) Khó khăn
 * Đối với học sinh:
 - Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học.
 - Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập.
 - Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.
 - Một số em trong tiết thực hành chuẩn bị dụng cụ không đầy đủ.	
 - Trong thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia tích cực hoàn thiện sản phẩm, những học sinh còn lại chậm chạp, không tập trung.
 - Một số em không nắm vững được qui trình thực hành.
 III. Giải pháp
 Trong chương trình môn công nghệ việc hình thành kĩ năng cho học sinh thông qua tiết thực hành là rất quan trọng riêng ở môn công nghệ 6, ở phần thực hành chủ yếu rèn luyện kĩ năng cắt khâu một số sản phẩm, cắm hoa, chế biến món ăn không sử dụng nhiệt...
 - Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tính tích cực, năng động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của học sinh.
 - Giúp học sinh hình thành các kỹ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: Kỹ năng tổ chức, quản lí, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khắng khít nhau, học hỏi lẫn nhau.
 - Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân.
 Phương pháp này được thể hiện qua tiết dạy thực hành: “ Cắt trang trí khăn tay”
 * Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 + Thông báo trước dụng cụ cho học sinh
 + Quy trình thực hành 
 + Các điều kiện phục vụ cho việc thực hành
 + Kiểm tra điều kiện an toàn trong thực hành
 - Học sinh: 
 + Vải: kích thước 30cm x 30cm. Học sinh thực hiện cắt trước ở nhà.
 + Các dụng cụ thực hiện cắt trang trí khăn: kéo thước chia độ, phấn may, bút chì.
 * Các hoạt động thực hiện:
 - Hoạt động 1: 
 + Cho học sinh trình bày dụng cụ thực hành lên bàn
 + GV nêu quy trình thực hiện 
 Dùng bút chì kẻ viền cách mép vải 3-4 cm
 Dùng mũi tới may trên đường vừa vẽ ( khoảng cách mũi tới từ 0.2cm- 0.5cm)
 Rút chỉ xung mép khăn khoảng 0.5 cm.
 Trang trí thêm hoa văn (nếu cần) học sinh về nhà tự trang trí thêm.
 - Hoạt động 2:
 + Cho học sinh tiến hành thực hiện từng bước theo hướng dẫn.
 + Hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu.
 + Dọn dẹp vệ sinh nơi thực hiện
 - Hoạt động 3:
 + Cho học sinh nhận xét đánh giá: tinh thần làm việc của các bạn, sản phẩm lẫn nhau
 + GV nhận xét đánh giá chung các sản phẩm của các học sinh
 - Hoạt động 4:
 + GV nhận xét tinh thần tham gia các hoạt động của học sinh
 + Đánh giá rút kinh nghiệm và nội dung thực hành tiết sau.
IV. Kết quả
 Với việc thực hiện các phương pháp nêu trên tôi đã đạt được những thuận lợi sau:
 - Học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động nhiều hơn.
 - Học sinh có ý thức tổ chức có tinh thần, trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao .
 - Phát huy được ý thức tự học và biết ứng dụng trải nghiệm vào thực tế cuộc sống.
 - Tiết học diễn ra sinh động hơn.
V. Kiến nghị
 Giáo viên bộ môn cần tìm hiểu thêm phương pháp trải nghiệm trên internet, tăng cường dự giờ trao đổi kinh nghiệm. 
 Tân An Hội, ngày 12 tháng 10 năm 2020
	 Người viết
 Duyệt của tổ CM Trần Thị Kim Minh
 Duyệt của lãnh đạo

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_giup_hoc_sinh_hung_thu_hoc_tap_mon_cong_ng.doc