Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Open Office Calc làm Sổ theo dõi nhóm trẻ

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là: đưa ra một phương án khả thi, thuận tiện, hiệu quả bằng cách ứng dụng phần mềm Sun Open Office Calc (tạo ra một tập tin bảng tính) để theo dõi nhóm trẻ, nhằm thay thế một phần cho Sổ theo dõi nhóm trẻ, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi làm báo cáo cuối tháng, cuối quý, giúp ban giám hiệu nhà trường giảm nhẹ thời gian, công sức khi kiểm tra, đánh giá.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi trình bày cách thức để tạo một bảng tính theo dõi nhóm trẻ trên phần mềm Sun Open Office Calc, cùng với một số tính năng, một số hàm trong Sun Open Office Calc có liên quan. Đề tài cũng trình bày cách sử dụng bảng tính để tạo bản in của các bảng theo dõi nhóm trẻ.

Trong phạm vi của đề tài, các chức năng quá chuyên sâu của phần mềm Excel hoặc Open Office Calc sẽ không được đề cập đến.

Đề tài này cũng không nhằm mục đích hoàn toàn thay thế Sổ theo dõi nhóm trẻ bằng tập tin bảng tính trên phần mềm Open Office Calc. Việc thay thế Sổ Sổ theo dõi nhóm trẻ bằng một tập tin bảng tính cũng là một định hướng, tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc khảo sát và thực hiện nghiên cứu này nằm ngoài phạm vi của đề tài.

 

doc 30 trang Thảo Ly 17/08/2023 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Open Office Calc làm Sổ theo dõi nhóm trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Open Office Calc làm Sổ theo dõi nhóm trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Open Office Calc làm Sổ theo dõi nhóm trẻ
 LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình dạy trẻ mầm non, công việc nhiều, sổ sách nhiều, thời gian ít, đòi hỏi bản thân tôi phải có cách thức để cải tiến, tăng hiệu quả giải quyết công việc. Một trong những cách cải tiến là ứng dụng các phần mềm máy tính vào công việc làm sổ sách. Tôi viết đề tài này để ghi lại những cải tiến của bản thân trong quá trình giải quyết các loại sổ sách ở trường.
Mặt khác, tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp đang là giáo viên mầm non cùng trường, cũng như các đồng nghiệp đang dạy ở các trường khác, để các giáo viên có thể ứng dụng trong công việc, hoặc có những cải tiến nhằm giảm nhẹ thời gian và công sức trong khi làm các sổ sách hàng ngày trên lớp.
Trong đề tài này, tôi giới thiệu kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Sun Open Office Calc (tạo ra một tập tin bảng tính) để theo dõi nhóm trẻ, nhằm thay thế một phần cho Sổ theo dõi nhóm trẻ, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi làm báo cáo cuối tháng, cuối quý, giúp ban giám hiệu nhà trường giảm nhẹ thời gian, công thức khi kiểm tra, đánh giá.
Thực hiện được đề tài này, tôi được sự hỗ trợ rất lớn từ những người thân yêu bên cạnh. Sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật, máy tính, phần mềm, tài liệu, cùng với sự tư vấn và động viên, đó là một trong những yếu tố quan trọng để tôi có thể hoàn thành được đề tài này.
Dù cố gắng đến đâu, chắc chắn đề tài này không tránh khỏi những sai sót và sẽ có những điểm cần phải cải tiến. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email: nguyenthihong0609@gmail.com.
	Tháng 02 năm 2012
	GV. NGUYỄN THỊ HỒNG
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lời dẫn:
Trong chương này, tôi giới thiệu bối cảnh thực hiện đề tài, lí do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, cũng như nêu bật một số điểm về tính mới của đề tài.
Bối cảnh thực hiện đề tài
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang được đẩy mạnh ở các cấp học. Đối với cấp học mầm non, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng đang từng bước được thực hiện, tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong tình hình chung tại địa phương, đa số giáo viên mầm non không có nhiều kĩ năng sử dụng máy vi tính để có thể ứng dụng hiệu quả. Mặt khác, công việc của giáo viên mầm non chiếm nhiều thời gian trên lớp, nên các giáo viên không có điều kiện để tập huấn nâng cao kĩ năng máy tính.
Do đặc thù của hầu hết các trường trên địa bàn huyện Dầu Tiếng thuộc vùng nông thôn, việc tiếp cận công nghệ thông tin còn khó khăn, do những hạn chế về hạ tầng kĩ thuật để đấu nối mạng, thiếu nhân lực để triển khai các dự án, cách thức đầu tư trang bị máy tính chưa đồng bộ, việc quản lý, sử dụng ở nhiều nơi cũng chưa thật hiệu quả.
Năm học 2011 – 2012 này là năm học tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục nhằm thực hiện thành công chủ đề năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ, thực chất công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” với nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị CNTT; thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục; tuyên truyền và nhân rộng các mô hình tiêu biểu về ứng dụng CNTT. ([1]).
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình dạy trẻ, công việc nhiều, sổ sách nhiều, thời gian ít, đòi hỏi bản thân tôi phải có cách thức để cải tiến, tăng hiệu quả giải quyết công việc. Một trong những cách cải tiến là ứng dụng các phần mềm máy tính vào công việc làm sổ sách. Tôi viết đề tài này để ghi lại những cải tiến của bản thân trong quá trình giải quyết các loại sổ sách ở trường.
Mặt khác, tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp đang là giáo viên mầm non cùng trường, cũng như các đồng nghiệp đang dạy ở các trường khác, để các đồng nghiệp có thể ứng dụng trong công việc, hoặc có những cải tiến nhằm giảm nhẹ thời gian và công sức trong khi làm các sổ sách hàng ngày trên lớp.
Một lý do nữa để tôi chọn đề tài này là cách thức thực hiện đơn giản, khả thi đối với đa số giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, dựa trên phần mềm Open Office Calc, một phần mềm xử lý bảng tính trong bộ phần mềm Open Office (tương tự như Microsoft Office). Phần mềm này có tính năng tương tự như phần mềm Excel, được phép sử dụng miễn phí, có giao diện tiếng Việt, thuận tiện cho giáo viên mầm non sử dụng.
Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là: đưa ra một phương án khả thi, thuận tiện, hiệu quả bằng cách ứng dụng phần mềm Sun Open Office Calc (tạo ra một tập tin bảng tính) để theo dõi nhóm trẻ, nhằm thay thế một phần cho Sổ theo dõi nhóm trẻ, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi làm báo cáo cuối tháng, cuối quý, giúp ban giám hiệu nhà trường giảm nhẹ thời gian, công sức khi kiểm tra, đánh giá.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi trình bày cách thức để tạo một bảng tính theo dõi nhóm trẻ trên phần mềm Sun Open Office Calc, cùng với một số tính năng, một số hàm trong Sun Open Office Calc có liên quan. Đề tài cũng trình bày cách sử dụng bảng tính để tạo bản in của các bảng theo dõi nhóm trẻ.
Trong phạm vi của đề tài, các chức năng quá chuyên sâu của phần mềm Excel hoặc Open Office Calc sẽ không được đề cập đến.
Đề tài này cũng không nhằm mục đích hoàn toàn thay thế Sổ theo dõi nhóm trẻ bằng tập tin bảng tính trên phần mềm Open Office Calc. Việc thay thế Sổ Sổ theo dõi nhóm trẻ bằng một tập tin bảng tính cũng là một định hướng, tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc khảo sát và thực hiện nghiên cứu này nằm ngoài phạm vi của đề tài.
Những điểm nhấn trong đề tài này
Tính mới:
Thứ nhất, đề tài này đặt ra vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và theo dõi nhóm trẻ, một vấn đề mà ở cấp học mầm non các giáo viên chưa ứng dụng nhiều. Trong thời điểm hiện tại, các sáng kiến kinh nghiệm tại các cấp cơ sở, cấp Phòng Giáo dục cũng chưa có nhiều đề tài về lĩnh vực này, đa số các đề tài đều tập trung vào việc ứng dụng máy tính để trình chiếu, minh họa. Năm học 2010 – 2011, cấp học mầm non trên toàn huyện Dầu Tiếng có 06 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải, tuy nhiên vẫn ít thấy những đề tài nghiên cứu về chủ đề này. (Tham khảo tài liệu [3][8]).
Thứ hai, đề tài này là một minh họa cho việc ứng dụng phần mềm miễn phí trong giáo dục, mở ra một hướng mới, thay vì sử dụng các phần mềm bản quyền như trước đây.
Tính khoa học:
Dựa vào kết quả khảo sát việc ghi chép Sổ theo dõi nhóm trẻ của giáo viên tại đơn vị, cũng như tại một số trường lân cận, cùng với việc khảo sát các tính năng của phần mềm, đề tài đưa ra giải pháp để ứng dụng phần mềm giải quyết vấn đề đặt ra.
Sản phẩm của đề tài được kiểm thử với các số liệu của các lớp khác nhau để đánh giá về độ chính xác của các phép toán, để đánh giá mức độ hiệu quả khi sử dụng trong thực tế.
Tính ứng dụng thực tiễn:
Thứ nhất, ở cấp học mầm non, tất cả các lớp học đều có Sổ theo dõi nhóm trẻ nên đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các lớp mầm non.
Thứ hai, đề tài đưa ra cách ứng dụng phần mềm Open Office Calc với giao diện tiếng Việt thay vì tiếng Anh như phần mềm Microsoft Excel, điều này tạo thuận lợi cho các giáo viên mầm non trong việc sử dụng và tìm hiểu thêm các tính năng mới.
Tính hiệu quả:
Thứ nhất, cách ứng dụng phần mềm máy tính vào công việc làm các sổ sách ở lớp mầm non được nêu trong đề tài sẽ giúp giáo viên mầm non tiết kiệm thời gian và công sức, giảm sai sót; đồng thời cũng giúp Ban giám hiệu giảm nhẹ thời gian và công sức trong quá trình kiểm tra Sổ theo dõi nhóm trẻ của các lớp.
Thứ hai, phần mềm này được phép sử dụng miễn phí, thay vì phải tốn chi phí để mua bản quyền như Microsoft Office, ứng dụng phần mềm này sẽ tiết kiệm được chi phí bản quyền khi triển khai rộng rãi đề tài trong thực tế.
Thứ ba, giao diện tiếng Việt trên phần mềm sẽ giúp giáo viên mầm non và cả giáo viên các cấp khác tiếp cận nhanh hơn, thời gian để học cách sử dụng ngắn hơn, từ đó việc triển khai đề tài trên quy mô lớn cũng nhanh hơn, chi phí đào tạo cũng giảm đi.
Thứ tư, việc triển khai cài đặt phần mềm này trên máy tính là dễ dàng, nhanh chóng (khoảng 05 phút), bởi đã có giao diện tiếng Việt và dung lượng không lớn (khoảng 150 Megabytes) nên việc cài đặt trên máy tính sẽ thuận tiện hơn hẳn, đa số các giáo viên đều có thể tự làm được.
KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lời dẫn:
Chương trước đã giới thiệu bối cảnh thực hiện đề tài, lí do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, cũng như nêu bật một số điểm về tính mới của đề tài.
Chương này sẽ nêu ra những yêu cầu đặt ra trong thực tế cần phải có sự cải tiến. Chương này cũng đề cập đến một số tính năng trong phần mềm Open Office Calc, và đưa ra giải pháp thông qua việc mô tả cách thức ứng dụng phần mềm này để làm sổ theo dõi nhóm trẻ trên máy tính.
Khảo sát thực trạng
Khảo sát Sổ theo dõi nhóm trẻ
Đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1.
Đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1 đoạn 1.
Ví dụ: Tính số tuần học của tháng 10, tháng 11, tháng 12 như trong hình dưới đây:
Đến đây, chúng ta đã khảo sát kĩ các số liệu cần xử lý trong Sổ theo dõi nhóm trẻ, chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn các nhược điểm đang tồn tại và sẽ đề ra cách cải tiến trong những phần t ... thực hiện xong công việc tính toán cuối cùng, và hoàn thành tất cả công việc tính toán. Chúng ta có thể kiểm tra lại định dạng, kiểm tra các công thức tính toán trước khi nhân bản để sử dụng cho các tháng tiếp theo.
Để sử dụng, chúng ta sẽ đánh dấu “+” cho tất cả các ngày học (bởi vì số trẻ ngoan thường chiếm tỉ lệ lớn hơn so với trẻ không ngoan và trẻ vắng). Với những trẻ nào không ngoan, hoặc vắng có phép, hoặc vắng không phép, chúng ta điền kí hiệu tương ứng vào để bảng tính tự cập nhật số liệu tổng hợp.
Từ những số liệu đã được tính toán tự động, chúng ta có thể định dạng lại trang in và xuất ra tập tin PDF để lưu trữ trên máy tính (để báo cáo qua email), hoặc in ra giấy, hoặc có thể đọc trực tiếp các số liệu để ghi lại vào Sổ theo dõi nhóm trẻ ở lớp.
Để định dạng trang in, chúng ta chọn lệnh “Trang...” trong menu “Định dạng:
Hình 35: Hộp thoại “Kiểu dáng trang” xuất hiện khi chọn “Trang...” trên menu định dạng
Hình 36: Hộp thoại “Kiểu dáng trang” xuất hiện khi chọn “Trang...” trên menu định dạng
Hình 37: Kết quả xem thử trang in
Hình 38: Xuất ra dạng tập tin PDF
Đến đây, chúng ta đã hoàn thành giải pháp để giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. Chúng ta sẽ đánh giá kết quả và kết luận đề tài trong chương cuối.
ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
Lời dẫn:
Chương trước đã nêu ra những yêu cầu trong thực tế cần phải có sự cải tiến, qua đó cũng đề cập đến một số tính năng trong phần mềm Open Office Calc, và đưa ra giải pháp thông qua việc mô tả cách thức ứng dụng phần mềm này để làm sổ theo dõi nhóm trẻ trên máy tính.
Chương cuối này đưa ra các kết quả kiểm tra tính toán, đánh giá các kết quả đạt được của đề tài, nêu lên một số kiến nghị và kết luận đề tài.
Kiểm thử kết quả
Chúng ta kiểm thử kết quả (chủ yếu là các kết quả tính toán) để bảo đảm sự chính xác.
Kiểm thử từ sĩ số ít tới sĩ số nhiều, cho sĩ số khoảng 10 trẻ để dễ quan sát và kiểm thử. Kiểm thử các tính toán từng phần trước khi kiểm thử các tính toán tổng hợp để việc sửa chữa không phải thực hiện nhiều lần trong trường hợp có sai sót.
Với kiểm thử kết quả xét “BN” cho mỗi tuần, chúng ta cho các trường hợp khác nhau (ngoan, không ngoan, vắng có phép, vắng không phép) để bảo đảm tính đúng.
Với kiểm thử số ngày học, chúng ta chú ý các tháng đặc biệt: tháng đầu năm học, tháng có ngày nghỉ Tết, tháng cuối năm học.
Với kiểm thử các số liệu tổng hợp, chúng ta kiểm thử với các trường hợp đặc biệt (các trường hợp có tỉ lệ 0%, 100%), các trường hợp khác chúng ta dùng các hàm đã được hỗ trợ để kiểm thử kết quả từng phần.
Hình 39: Kiểm thử tỉ lệ với trường hợp 100%
Trong đề tài này, các công thức tính toán đã được kiểm thử trên nhiều dữ liệu khác nhau, với nhiều lần thử với khác nhau, và các kết quả đều chính xác.
Chúng ta thử so sánh sự hiệu quả với cách làm thủ công như trước:
Hiệu quả về thời gian và công sức:
Với cách làm thủ công như cũ, các công việc xử lý số liệu sẽ mất khoảng thời gian (ước lượng) khoảng 45 phút đối với mỗi lớp (khoảng 35 trẻ), trong điều kiện không bị sai sót hay nhầm lẫn.
Với cách làm trên bảng tính, mất khoảng 04 phút nhập dữ liệu (“+”, “P” hoặc “K”), 01 phút để tính toán và in ấn, tổng thời gian khoảng 05 phút để xử lý xong số liệu của một tháng. Khả năng sai sót gần như không có. Như vậy, đã tiết kiệm khoảng 40 phút cho mỗi giáo viên.
Về khâu kiểm tra: khi cấp trên kiểm tra theo cách cũ, đương nhiên cũng phải thực hiện tính toán lại lần nữa, kết quả kiểm tra không thật đáng tin cậy vì chỉ kiểm tra ngẫu nhiên một vài trường hợp, tốn một khoảng thời gian trong khi sai sót vẫn có thể xảy ra. Nếu kiểm tra theo cách mới: ban giám hiệu gần như không cần phải kiểm tra thêm, nếu có, cũng chỉ mất khoảng thời gian 05 phút.
Kết quả thử nghiệm đối với 04 lớp tại trường Mẫu Giáo An Lập: bằng cách ứng dụng sáng kiến này, chỉ mất khoảng xxxx phút để xử lí xong số liệu trẻ ngoan mỗi tháng của toàn trường. Kết quả kiểm thử được in trong các tập tin PDF đính kèm.
Hiệu quả khác:
Với cách làm thủ công như cũ, chỉ có một bản được lưu lại, khi Ban Giám hiệu yêu cầu nộp về văn phòng để kiểm tra (mất vài ngày), giáo viên tại lớp sẽ không có sổ để ghi chép những trẻ ngoan hàng ngày.
Với cách làm mới, Ban Giám hiệu không mất nhiều thời gian kiểm tra, giáo viên sẽ có sổ tại lớp để ghi chép hàng ngày, đồng thời dễ dàng sao lưu thành nhiều bản in trên tập tin PDF hoặc bản in trên giấy để báo cáo.
Đánh giá đề tài
Từ vấn đề đã đặt ra và giải pháp được trình bày, chúng ta đánh giá kết quả:
Ưu điểm:
Thứ nhất, đã đặt ra được vấn đề có tính chất thực tiễn, một thực trạng mà ở cấp học mầm non, gần như nơi nào cũng đang gặp phải.
Thứ hai, đưa ra giải pháp có tính chất khả thi, dễ thực hiện, hiệu quả. Sự hiệu quả được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên phụ trách lớp và của cả những người thực hiện công việc kiểm tra đánh giá; tiết kiệm chi phí mua bản quyền phần mềm; tiết kiệm thời gian của giáo viên trong việc học cách sử dụng.
Nhược điểm:
Thứ nhất, giải pháp mà đề tài nêu ra chưa giải quyết được trường hợp có biến động sĩ số trong tháng: trẻ chuyển từ lớp này qua lớp khác, trẻ chuyển đến trường khác, trẻ chuyển từ trường khác đến.
Thứ hai, chưa tự động xử lý phân loại được kết quả cân nặng và chiều cao, và chưa thể thay thế hoàn toàn Sổ theo dõi nhóm trẻ trên lớp.
Thứ ba, do nguyên nhân khách quan, nên việc sử dụng còn nhiều hạn chế: bản thân giáo viên vẫn phải ghi chép lại kết quả tính toán vào sổ, có nghĩa là chỉ sử dụng được khả năng tính toán tự động, chưa tận dụng được tính năng in, vẫn còn lãng phí thời gian ghi chép qua lại. 
Kiến nghị
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu, thực hiện đề tài, áp dụng thử, tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm cũng như các vướng mắc khi áp dụng trong thực tế, tôi có những kiến nghị sau:
Thứ nhất, kiến nghị cấp trên thẩm định đề tài: tính khả thi, tính hiệu quả, tính thực tiễn, tính chính xác để sớm triển khai trong thực tế.
Thứ hai, xem xét và chuẩn hóa quy trình ghi chép trong các loại sổ, có dự kiến đến khả năng “tự động hóa”, để các giáo viên khác có thể phát huy tính sáng tạo, đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm tương tự, giúp giảm nhẹ thời gian, công sức.
Thứ ba, trong trường hợp đề tài này đã được kiểm định, kiến nghị cấp trên cho phép giáo viên sử dụng kết quả in như cách trình bày trong đề tài này để giảm nhẹ công việc ghi chép trong Sổ theo dõi nhóm trẻ. Xem xét và chấp nhận bản in trên tập tin PDF song song với bản in giấy.
Kết luận
Đề tài đã đặt ra vấn đề trong thực tế mà hầu hết các trường ở cấp học mầm non đều gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp mới, hiệu quả, có tính khả thi, và có thể áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Qua những gì đã trình bày, giải pháp mang tính mới mẻ được nêu ra trong đề tài đã giải quyết được vấn đề đã đặt ra, chứng minh được tính hiệu quả cao, và áp dụng được trong thực tiễn.
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1: Cài đặt hoàn tất	7
Hình 2: Các phần mềm trong bộ Open Office	7
Hình 3: Bước đăng kí sử dụng	7
Hình 4: Chọn “Đồng ý” để qua bước tiếp theo	7
Hình 5: Nhập họ, tên để đăng kí	8
Hình 6: Bước đăng kí sau khi cài đặt xong	8
Hình 7: Khởi động Open Office	9
Hình 8: Giao diện tiếng Việt của phần mềm soạn thảo văn bản Open Office Writer	9
Hình 9: Giao diện tiếng Việt của phần mềm xử lý bảng tính Open Office Calc	10
Hình 10: Giao diện tiếng Việt của phần mềm trình chiếu Open Office Impress	10
Hình 11: Tạo tiêu đề cho các cột	11
Hình 12: “Định dạng ô...” từ menu của chuột phải	12
Hình 13: Hộp thoại định dạng ô	12
Hình 14: Thực hiện kẻ các dòng nhập dữ liệu	13
Hình 15: Tên trường, tên lớp và định hình các số liệu tổng hợp	13
Hình 16: Bổ sung phần kí duyệt	13
Hình 17: Định dạng có điều kiện	14
Hình 18: Kết quả khi phác thảo hoàn tất	14
Hình 19: Các thông số của hàm CountIf	15
Hình 20: Trợ giúp của hàm CountIf	15
Hình 21: Đếm số trẻ ngoan ngày 05/09 bằng hàm CountIf, kết quả = 7	16
Hình 22: Đếm trẻ không ngoan ngày 05/09 bằng hàm CountBlank, kết quả = 1	16
Hình 23: Công thức tính cho ra kết quả 8, bởi có 02 trẻ vắng (01 P và 01 K)	17
Hình 24: Công thức xét “BN” cho các tuần mà không phải là tuần đầu tháng hoặc tuần cuối tháng	17
Hình 25: Tháng 10 có ngày cuối cùng (Thứ Hai, 31/10/2011) thuộc về tuần đầu tiên của tháng 11	18
Hình 26: Việc xét “BN” cho tuần đầu tháng 11 là đếm ngày đạt bé ngoan của 04 ngày đầu tháng 11 và 01 ngày của tháng 10 (31/10/2011)	18
Hình 27: Đếm số lần BN của tháng 09	19
Hình 28: Công thức và kết quả xét “Danh hiệu” của tháng 09	19
Hình 29: Công thức tính và kết quả đếm sĩ số (Tổng số trẻ)	20
Hình 30: Công thức tính và kết quả tính Tổng số ngày học trong tháng 09	20
Hình 31: Công thức tính và kết quả tính “Tổng vắng” trong tháng 09	21
Hình 32: Công thức tính và kết quả tính “Số ngày hiện diện” và tỉ lệ ngày hiện diện của tháng 09	21
Hình 33: Công thức tính và kết quả tính “Số cháu đạt danh hiệu Bé Ngoan” của tháng 09	22
Hình 34: Công thức tính và kết quả tính Tỉ lệ “Số cháu đạt danh hiệu Bé Ngoan” của tháng 09	22
Hình 35: Hộp thoại “Kiểu dáng trang” xuất hiện khi chọn “Trang...” trên menu định dạng	23
Hình 36: Hộp thoại “Kiểu dáng trang” xuất hiện khi chọn “Trang...” trên menu định dạng	23
Hình 37: Kết quả xem thử trang in	24
Hình 38: Xuất ra dạng tập tin PDF	24
Hình 39: Kiểm thử tỉ lệ với trường hợp 100%	25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sở Giáo dục Đào tạo Bình Dương, Công văn số 1680/SGDĐT-VP: Hướng dẫn và quy định việc thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Dương;
Sở Giáo dục Đào tạo Bình Dương, Công văn số 1517/SGDĐT-TVTB-CNTT: Hướng dẫn nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2011 – 2012;
Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Dầu Tiếng: Bảng tổng hợp các đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010 – 2011 tại đơn vị Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Dầu Tiếng;
Quốc hội 11, Luật Công nghệ Thông tin, 2006
Sở Giáo dục Đào tạo Bình Dương, Sổ theo dõi nhóm trẻ
Website Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Dương:  
Website Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bến Tre: www.bentre.edu.vn 
Website Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Dầu Tiếng:  
Website www.openoffice.org/vi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_open_office_calc_lam.doc