SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

- Qua việc kiểm tra dây chuyền nuôi dưỡng của tổ, kiểm tra cá nhân, hình

thức đột xuất hoặc báo trước, để từ đó tôi góp ý, đánh giá những mặt tồn tại của

nhân viên và khích lệ những việc làm sáng tạo, đổi mới. Tôi kiểm tra từ khâu

giao nhận thực phẩm: giao nhận đủ thành phần, chỉ nhận thực phẩm của công ty

có hợp đồng ký kết với nhà trường, đảm bảo về mặt pháp lý. Kiểm tra kỹ chất

lượng, thực phẩm tươi ngon mới nhận, riêng hàng khô đóng gói phải xem kỹ

hạn sử dụng, vào sổ chính xác số lượng, kịp thời. Kiểm tra khâu sơ chế phải đảm

bảo không làm dập nát thực phẩm; khâu chế biến phải đảm bảo hương vị, màu

sắc của món ăn; khâu chia ăn phải đảm bảo đúng định lượng; khâu đưa cơm tại

các lớp phải đảm bảo đúng giờ, thức ăn đảm bảo nóng, không làm giảm chất

lượng món ăn. Nhưng quan trọng các khâu luôn được thực hiện nghiêm túc,

tuyệt đối đảm bảo ATTP. Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá nhân viên để phân

loại nhân viên theo từng nhóm để bồi dưỡng cho đúng trọng tâm. Tôi đã bồi

dưỡng thêm nhiều kỹ năng chuyên môn cho nhân viên như:

+ Biết lựa chọn thực phẩm tươi ngon theo yêu cầu riêng của từng món ăn

để mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

+ Kỹ thuật hấp các món ăn của trẻ đảm bảo nhừ, mềm mà không bị mất

chất dinh dưỡng, vẫn có màu sắc đẹp của món ăn.

+ Kỹ thuật ninh nấu món ăn có dùng cả nước lẫn cái nếu thấy có lớp váng

hoặc bọt nổi trên nước nấu cần phải hớt bỏ tránh ảnh hưởng đến yêu cầu cảm

quan và một số món ăn cần nước trong giúp cho món ăn sẽ thơm ngon hơn.

+ Kỹ thuật cho gia vị, thời điểm cho gia vị ở từng món ăn khác nhau. Với

các món ăn được làm chín bằng phương pháp xào, quay, nướng do thời gian

chế biến nhanh vì vậy phải tẩm ướp gia vị trước cho ngấm kỹ mới đem nấu; Đối

với các món thời gian đun nấu lâu, thực phẩm được làm chín trong môi trường

nước thì chỉ cần ướp sơ, khi ninh cần phải nêm lại vị mới chính xác.

+ Kỹ thuật xào được phối hợp bằng nhiều loại nguyên liệu, do độ chín của

từng nguyên liệu khác nhau, vì vậy để đạt được độ chín thích hợp và lại ngấm

đều gia vị, đối với nguyên liệu lâu chín cần được làm gần chín sau đó mới đem

xào phối hợp thành món ăn Nếu món xào có cả thực phẩm động vật và thực

vật thì thịt động vật phải được làm chín riêng trước, sau mới xào phối hợp. Kỹ

thuật chế biến các món luộc, kỹ thuật ninh nấu, kỹ thuật nấu các loại nước dùng.

+ Kỹ thuật bầy biện, trang trí đẹp mắt làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ sử

dụng vào các dịp đặc biệt tổ chức tiệc Buffet

pdf 63 trang camtu 07/10/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

SKKN Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10
MỤC LỤC 
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 
II. Mục đích nghiên cứu.. 1 
III. Đối tượng nghiên cứu 1 
IV. Phương pháp nghiên cứu....... 2 
V. Phạm vi nghiên cứu. 2 
VI. Kế hoạch nghiên cứu. 2 
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 
I. Cơ sở lý luận. 2 
II. Cơ sở thực tiễn 
1. Thực trạng về nhà trường.. 
2. Thực trạng về đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng 
2 
2 
3 
III. Các biện pháp thực hiện. 3 
 1. Bồi dưỡng nhân viên thông qua các hoạt động........................................... 
 1.1. Phân công nhiệm vụ................................................................................. 
 1.1.1. Mục tiêu của biện pháp. 
 1.1.2. Cách tiến hành................................... 
 1.2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn... 
 1.2.1. Mục tiêu của biện pháp. 
 1.2.2. Cách tiến hành................................... 
 2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua hội thi nhân viên giỏi............................. 
 2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng......................................................................... 
 2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.......... 
 2.2.2. Cách tiến hành....................................... 
 2.2. Bồi dưỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên...................... 
 2.2.1 . Mục tiêu của biện pháp. 
 2.2.2. Cách tiến hành.................................... 
4 
4 
4 
4 
6 
6 
6 
7 
7 
7 
7 
8 
8 
8 
 2.3. Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên............................. 
 2.3.1. Mục tiêu của biện pháp.. 
 2.3.2. Cách tiến hành.................................... 
10 
10 
10 
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.... 13 
V. Bài học kinh nghiệm.... 
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
14 
14 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC (Bảng khảo sát nhân viên; Bảng thống kê trình độ nhân viên; Bảng 
phân công nhiệm vụ; Bảng phân công dây chuyền; Đề thi lý thuyết; Bảng kết 
quả cân của trẻ; Ảnh minh họa) 
16 
17 
18 
1 
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong Khoa học Giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi 
dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Trong đó, nuôi dưỡng trẻ 
là khâu quan trọng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Do đó, cần 
phải có các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt 
để trẻ phát triển toàn diện. Để có được chất lượng nuôi dưỡng trẻ tốt thì việc bồi 
dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trực tiếp chăm sóc, 
nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, 
bởi họ là những người nấu những bữa ăn ngon mang đến cho trẻ hàng ngày và 
tạo nên những thực đơn giàu dưỡng chất, phù hợp với sự phát triển của trẻ. 
Trường Mầm non 20-10, quận Hoàn Kiếm thực hiện mô hình trường mầm 
non CLC từ năm học 2014-2015, đến nay là năm học thứ 6. Đó là những thuận lợi 
nhưng cũng là áp lực rất lớn, do yêu cầu của phụ huynh và xã hội đòi hỏi nhà trường 
đáp ứng ở mức độ rất cao về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tuy đã tăng 
cường nhiều biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhưng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu 
cầu của phụ huynh, nhà trường vẫn cần bổ sung thêm các biện pháp tích cực hơn. 
Với vai trò là một người quản lý - Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác chăm 
sóc, nuôi dưỡng tại Trường Mầm non CLC 20-10 nên tôi đã nghiên cứu rõ mục tiêu, 
nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng: song song với việc nâng cao chất 
lượng giáo dục trẻ, việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng 
cần thiết. Việc tìm ra các biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý để giúp nâng 
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đáp ứng tốt mô hình trường mầm non công 
lập CLC tại Thủ đô Hà Nội khiến tôi đặc biệt quan tâm. Tôi luôn đề cao công tác bồi 
dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng để họ ngày càng có nhiều kinh nghiệm và 
vững vàng chuyên môn. Một trong các biện pháp bồi dưỡng nhân viên mà tôi tâm 
đắc đó là thông qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm để 
luyện tay nghề nấu ăn và ôn luyện kiến thức cho nhân viên nuôi dưỡng. 
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ 
chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi, tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề 
tài khoa học: “Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội 
thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10” với mong muốn góp một phần 
vào việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ một cách hiệu quả, hợp lý. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Nhằm bổ sung thêm các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi 
dưỡng qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường để giúp 
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của 
một trường mầm non CLC tại quận trung tâm Thủ Đô Hà Nội. 
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 
Các biện pháp bồi dưỡng nhân viên nuôi dưỡng thông hoạt động chuyên 
môn hàng ngày và thông qua tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp 
trường tại trường Mầm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
2 
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Kết hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài.. 
- Phương pháp thực hành. 
- Phương pháp hội thảo, trao đổi với đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm. 
- Nghiên cứu, đọc tài liệu. 
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
Đề tài được nghiên cứu ở Trường Mầm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 
Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 và 
sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở những năm học tiếp theo. 
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Chế độ dinh dưỡng ở trường mầm non góp phần quan trọng trong sự phát 
triển của trẻ, vì thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường chiếm tỷ lệ khá lớn so 
với thời gian trong ngày. Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý ở trường 
mầm non sẽ giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Nếu dư thừa 
hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc 
suy dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp 
đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng 
ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất 
quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món 
ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đòi hỏi nhân 
viên nuôi dưỡng phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi ra những món ăn ngon mới lạ, 
hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các món ăn phải có màu sắc đẹp vì 
màu sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ, lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá; mùi vị phải 
thơm ngon, hấp dẫn làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng 
thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp trẻ ăn hết suất. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi 
hàng năm chính là cơ hội để nhân viên được trau dồi kiến thức, học hỏi kinh 
nghiệm, sáng tạo, tìm tòi ra các món ăn mới giàu chất dinh dưỡng cho trẻ và 
được thể hiện kiến thức và kỹ năng tay nghề chuyên môn. Do đó, việc tổ chức 
thành công hội thi là góp phần thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
1. Thực trạng về nhà trƣờng 
Trường Mầm non 20 - 10 được thành lập từ năm 1963 theo Quyết định của 
Thành hội phụ nữ Hà Nội với nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục các cháu mầm non. 
Từ năm học 2014-2015, trường thực hiện mô hình mầm non công lập CLC. Do 
đó, nhà trường xây dựng Chương trình bổ sung nâng cao đề ra các hoạt động 
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo tiêu chí trường mầm non CLC, phù hợp 
với điều kiện của nhà trường và được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt. Từ đó đến 
nay, nhà trường tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình 
Giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT và Chương trình bổ sung nâng cao, hàng 
năm có điều chỉnh, bổ sung phù hợp hướng phát triển của nhà trường. 
3 
Trường có diện tích mặt bằng là 4530m2, có 20 lớp học, 11 phòng chức 
năng và các khu vui chơi phát triển vận động, trí tuệ cho trẻ. Khu nấu ăn nằm 
trong khối nhà mới xây dựng vào tháng 3/2017, được bố trí trên tầng 4, đảm bảo 
thông thoáng không khí, ánh sáng tự nhiên với các trang thiết bị nhà ăn hiện đại. 
Năm học 2019-2020, trường đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 410 cháu/20 
lớp với tổng số 84 CBGVNV. 
2. Thực trạng về đội ngũ nhân viên nuôi dƣỡng. 
Tổ nuôi dưỡng có 12 nhân viên nuôi dưỡng do tôi phụ trách, 12/12 nhân viên 
có trình độ đào tạo chuyên môn nấu ăn từ trung cấp trở lên. Đa số nhân viên có tay 
nghề vững vàng, có 5 người đã làm việc trên 15 năm tại trường, có kinh nghiệm 
chế biến các món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, khi mới tiếp quản công việc phụ trách nuôi 
dưỡng, tôi nhận thấy việc cập nhật chuyên môn vẫn còn khó khăn đối với nhân 
viên do nhiều yếu tố: thời gian hạn chế, áp lực công việc và do chưa mở rộng nhận 
thức (thể hiện qua Bảng khảo sát năng lực nhân viên năm học 2016-2017, phần phụ 
lục, trang 18). Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: nhân viên thực hiện nội 
dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ 38,8%, 
mức độ khá 33,8,%, mức độ trung bình 27,2%; tham gia thi lý thuyết, thực hành 
đạt loại tốt 58,3%, khá 41,7%. Vì vậy, rất cần thiết tổ chức bồi dưỡng kiến thức, 
kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, khi bồi dưỡng nên phân loại theo nhóm, bổ sung 
những kỹ năng, kiến thức còn yếu để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Để công tác 
quản lý tổ được sát sao, tôi lập danh sách thống kê trình độ nhân viên, để từ đó 
phân công nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Thực trạng tình hình đội ngũ nhân viên 
nuôi dưỡng qua khảo sát cho kết quả phản ánh qua Bảng thống kê đội ngũ nhân 
viên nuôi dưỡng (phần phụ lục, trang 20) 
Qua bảng thống kê cho thấy: trình độ đào tạo của nhân viên: đạt chuẩn 
(trung cấp) là 8/12 người – 67%; trình độ trên chuẩn (cao đẳng, đại học) là 
4/12 người – 33,3%. Về cơ bản, trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên đã đáp 
ứng được yêu cầu về trình độ của nhân viên trường mầm ... g sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. Không đeo tai nghe, 
bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. 
Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội 
dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. 
c) Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ 
niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, 
không nói tục. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. Không làm 
việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng 
làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. Không đeo 
tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ 
làm việc. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình 
ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. 
Câu 8: CBGVNV cần thực hiện đúng quy tắc “Ứng xử đối với phụ huynh học 
sinh” như thế nào? (Theo bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, ban hành 
kèm theo Quyết định số 157/QĐ-MN20-10 ngày 04 tháng 10 năm 2019 của trường 
Mầm non 20-10 về ban hành Bộ Qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học) 
a) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải 
quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà 
trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ 
phát triển toàn diện. Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền 
bạc của cha mẹ học sinh, không vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. 
b) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải 
quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Đối xử công bằng với mọi trẻ. Giữ 
vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học 
32 
sinh, không vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. 
c) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải 
quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà 
trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ 
phát triển toàn diện. 
II. Phần thi tự luận (2 điểm): 
(Anh/chị hãy lựa chọn và trình bày 1 trong 2 câu hỏi dưới đây) 
Câu 1: Anh (chị) trình bày các nội dung của Điều 6 (Sử dụng phương tiện, tài 
sản) trong Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của 
CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Liên hệ với bản thân. 
Câu 2: Anh (chị) trình bày các nội dung Phòng ngộ độc thức ăn, nước uống, 
thuốc được quy định tại Điều 17 (theo Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non của Sở 
GDĐT Hà Nội phát hành năm 2001); Liên hệ với thực tiễn với nhiệm vụ của 
bản thân. 
33 
 PHỤ LỤC 
Bảng khảo sát khả năng nhân viên nuôi dƣỡng thực hiện nội dung chăm sóc, 
nuôi dƣỡng trẻ sau quá trình bồi dƣỡng (năm học 2019-2020) 
Nội dung 
Mức độ 
Tốt Khá TB 
SL % SL % SL % 
Công 
tác 
chăm 
sóc, 
dinh 
dưỡng 
1.Xây dựng thực đơn theo tuần, theo mùa 
cho trẻ, xây dựng thực đơn buffet hàng tuần, 
buffet đặc biệt 
 8 66,7 4 33,3 
2. Xây dựng bữa ăn tiêu chuẩn hàng ngày 
cho trẻ, có cơ cấu dinh dưỡng đảm bảo theo 
khuyến nghị 
 8 66,7 4 33,3 
3.Thực hiện quy trình giao nhận thực phẩm 
hàng ngày 
8 66,7 4 33,3 
4.Thực hiện sổ kiểm thực 3 bước 8 66,7 4 33,3 
5.Thực hiện lưu mẫu thực phẩm theo quy 
định 
12 100 
6.Thực hiện nhiệm vụ trong dây chuyền chế 
biến bữa ăn cho trẻ 
10 83,3 2 16,7 
7.Thực hiện đảm bảo VSATTP trong chế 
biến bữa ăn hàng ngày cho cô và trẻ 
 12 100 
8.Thực hiện chia định lượng thực phẩm, chia 
định lượng thức ăn trong quá trình chế biến 
bữa ăn cho trẻ 
10 83,3 2 16,7 
9.Thực hiện giao nhận thức ăn với các lớp, cân 
lượng thức ăn theo quy định 
10 83,3 2 16,7 
10.Phối hợp với giáo viên trong việc chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ 
 9 75 3 25 
Công 
tác 
tham 
mưu 
1.Tham mưu với Ban giám hiệu về đầu tư cơ 
sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức 
các chuyên đề chăm sóc, nuôi dưỡng 
 9 75 3 25 
2.Tham mưu với Ban giám hiệu về chế độ ăn 
phù hợp, thay đổi thực đơn cho trẻ, chế độ ăn 
dành cho trẻ SDD, thấp còi, trẻ mới ốm dậy, 
trẻ thừa cân 
 9 75 3 25 
Công 
tác 
tuyên 
truyền 
Tuyên truyền với phụ huynh về công tác 
CSND, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai 
nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh cho 
trẻ 
 9 75 3 25 
34 
Nội dung 
Mức độ 
Tốt Khá TB 
SL % SL % SL % 
Công 
tác tự 
đánh 
giá 
1.Tự đánh giá trong việc thực hiện nhiệm vụ 
nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh môi trường 
10 83,3 2 16,7 
2.Tự đánh giá trong thực hiện vệ sinh an 
toàn thực phẩm 
10 83,3 2 16,7 
 Tổng hợp tỷ lệ % 142 78,9 38 21,1 
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CÂN ĐO CỦA TRẺ TRONG 4 NĂM HỌC 
(Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2019 – 2020) 
Năm 
học 
Tháng 
cân đo 
Tổng 
số trẻ 
Số trẻ 
đƣợc 
cân 
Cân nặng Chiều cao 
Tăng 
cân 
Chiều 
cao 
vƣợt 
trội 
Kênh 
BT 
Kênh 
SDD 
Cao 
hơn 
so 
với 
độ 
tuổi 
Kênh 
BT 
Kênh 
thấp 
còi 
2016-
2017 
Tháng 9 485 485 469 4 12 482 3 17 
Tháng 4 509 509 499 0 10 509 0 509 37 
2017-
2018 
Tháng 9 474 474 451 6 17 467 7 15 
Tháng 4 488 488 483 0 5 488 0 488 30 
2018-
2019 
Tháng 9 407 407 390 5 12 406 1 15 
Tháng 4 443 443 437 0 6 443 0 41 
2019 - 
2020 
Tháng 9 396 396 377 6 13 385 11 21 
Tháng 12 410 410 396 3 11 404 6 409 26 
35 
PHỤ LỤC 
(Các hình ảnh minh họa) 
Đội ngũ tổ nuôi dưỡng do tôi phụ trách 
 Bồi dưỡng nhân viên nấu chính kỹ thuật chế biến món ăn 
36 
 Qua kiểm tra, bồi dưỡng nhân viên kỹ năng sơ chế và vệ sinh ATTP 
37 
Qua kiểm tra, bồi dưỡng nhân viên chia cơm, thức ăn cho các lớp 
38 
Giao nhận thực phẩm đủ thành phần, mời cả phụ huynh tham gia giám 
sát, giao nhận thực phẩm. 
Bồi dưỡng nhân viên kỹ năng kiểm tra kỹ thực phẩm sau khi giao nhận, 
thực phẩm tươi ngon đảm bảo chất lượng mới nhận 
39 
Bồi dưỡng nhân viên thực hiện đúng quy chế: cân bàn giao cơm, thức 
ăn cho các lớp để giáo viên nhận đủ số cân thức ăn và nhận phiếu giao 
thức ăn. 
40 
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi dưỡng hàng tháng để củng cố 
các kiến thức an toàn thực phẩm, sử dụng trang thiết bị và chia sẻ kinh 
nghiệm chế biến món ăn, tay nghề của mỗi nhân viên 
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa giáo viên và nhân viên để bồi 
dưỡng kỹ năng phối hợp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
41 
Cử nhân viên tham gia các lớp học nấu ăn để biết áp dụng tại trường 
Nhà trường mời nhân viên Công ty Viettech hướng dẫn tính khẩu phần 
ăn trên phần mềm nuôi dưỡng cho kế toán ăn, nuôi dưỡng 
42 
Tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em” do PGS – TS Bùi Thị Nhung - 
Viện Dinh dưỡng quốc gia trao đổi tới 100% CBGVNV về dinh dưỡng trẻ em. 
Tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường lần 1 – thi lý 
thuyết quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ năm học 2016-2017 
43 
Tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi lần 1 thi lý thuyết quy chế 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: năm học 2018-2019; 2019-2020 
44 
Nhân viên nuôi dưỡng tích cực nấu các món ăn ngon, hấp dẫn, phù hợp 
khẩu vị của trẻ và bày biện đẹp mắt trong các bữa ăn buffet của trẻ 
45 
Bồi dưỡng nhân viên phục vụ các món ăn và bày bàn ăn buffet cho trẻ đẹp mắt 
 Nhân viên phục vụ các món ăn buffet tại lớp giao lưu cùng cô giáo và 
các bạn nhỏ trường Quốc tế UNIS 
46 
Nhân viên phục vụ bữa ăn tiêu chuẩn hàng ngày của trẻ, hình thức bữa ăn gia 
đình – lớp MG lớn: có 2 món mặn, 2 món xào, còn có thêm món tráng miệng 
như: bánh, sữa probi (sữa chua, hoa quả hoặc phomai) 
47 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2015-2016 được tổ chức tại 
bếp khi chưa thực hiện đề tài 
. 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2016-2017 được thay đổi 
về hình thức và địa điểm tổ chức thi 
48 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2016-2017 được tổ chức 
tại lớp mẫu giáo bé để học sinh thưởng thức và đánh giá 
49 
100% nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi nấu ăn năm học 2016-2017 
được tổ chức tại lớp mẫu giáo bé để học sinh thưởng thức và đánh giá 
 Nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi nấu ăn năm học 2016-2017 được tổ 
chức tại lớp mẫu giáo nhỡ để học sinh thưởng thức và đánh giá 
50 
Nhân viên chế biến món ăn dành cho bữa ăn buffet trong Hội thi năm 
học 2016-2017 
51 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2017-2018 được tổ chức 
trong 1 buổi tại sảnh lớn trước sự chứng kiến của nhiều người 
52 
Các món ăn được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ thuật cao 
53 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2017-2018 
54 
Các món ăn ngon, được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ 
thuật được BGK, phụ huynh và học sinh đánh giá cao 
55 
Các món ăn ngon, được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ 
thuật, được BGK, phụ huynh và học sinh đánh giá cao 
56 
Hội thi Nhân viên giỏi năm học 2018-2019 có hình thức phong phú hơn 
Nhà trường mời cán bộ Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cùng Ban 
thường trực phụ huynh học sinh tham gia Ban giám khảo chấm thi 
57 
Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường đã sáng tạo nhiều món ăn 
mới được nhân viên thể hiện và đưa vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ 
58 
Qua hội thi đã thể hiện sự khéo léo trong nấu ăn, bày biện của nhân viên 
nuôi dưỡng và nhiều món ăn ngon, phù hợp với trẻ được đưa thêm vào 
thực đơn. 
59 
60 
Ngoài các món ăn tham gia hội thi, nhân viên còn chế biến được các món ăn 
trẻ yêu thích, dùng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn buffet: Cơm rang thập 
cẩm, Miến xào thịt bò, bắp cải, cà rốt; Gà viên tẩm bột; Cơm cuộn rong biển; 
Khoai tây nghiền, thịt bò, bánh mỳ; Mỳ spagetty; Cháo các hồi; các loại súp: 
bí đỏ, súp gà, súp hải sản, súp rau; cá tẩm bột chiên giòn... 
61 
Tăng cường rau, hoa quả trong các bữa ăn của trẻ 
62 
Hướng dẫn các cô giáo, cô nuôi bày biện bàn tiệc buffet cho các cháu 
Nhân viên nuôi dưỡng còn được thể hiện sự khéo léo qua bày biện bữa 
tiệc cho CBGVNV do công đoàn tổ chức 

File đính kèm:

  • pdfskkn_boi_duong_doi_ngu_nhan_vien_thong_qua_cac_hoat_dong_va.pdf