SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục

Độ tuổi Mẫu giáo 5 – 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi mầm non, tức là lửa tuổi trước khi đến trường phổ thông. Ở lứa tuổi này tất cả các quá trình tâm lý của trẻ đều có sự thay đổi đáng kể, trẻ có những đặc điểm, những quy luật phát triển độc đáo không giống với bất kỳ giai đoạn phát triển nào sau này. Như L.N Tônxtôi đã nhận định về thời kỳ này: “Tất cả những gì mà đứa trẻ có sau này khi trở thành người lớn đều đã thu nhận được trong thời kỳ thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó thôi”.

Do vậy giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của các nhà giáo dục. Với sự giáo dục của người lớn,những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí, tư duy, ngôn ngữ) để hoàn thiện việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.

Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ nhạy cảm cao nhất đối với hình thức ngôn ngữ. Điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối lứa tuổi mẫu giáo trẻ em đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày, và ở cuối tuổi mẫu giáo thì trẻ đã nắm vững ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ như đọc diễn cảm, biết dùng cử chỉ, điệu bộ bổ sung cho phù hợp với nội dung giao tiếp. Với đặc điểm này là điều kiện tốt nhất để dạy trẻ các bài đồng dao trong trò chơi dân gian, trẻ có thể vừa chơi, vừa vận động chân tay, vừa đọc lời đồng dao. Lời đồng dao kích thích trẻ chơi, thực tế cho thấy trẻ rất thích những trò chơi dân gian có lời đồng dao. Khi được đọc đồng dao vốn từ tăng lên, trẻ tích luỹ được nhiều vốn từ phong phú hơn, trẻ chú ý đến ý nghĩa của lời nói. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian có lời đồng dao cần giải thích cho trẻ hiểu, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu.

 

doc 37 trang camtu 07/10/2022 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục

SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục
MỤC LỤC
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Họ và tên: Đinh Thị Kim Hồng
Lớp: ĐHGD Mầm non A K54
Mã số sinh viên: DQB02120018
1. Đặt vấn đề
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
(Hồ Chí Minh)
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ của những con người mới, là lớp người quyết định vận mệnh của một quốc gia. Chính vì vậy, trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ, được vui chơi học tập từ gia đình và cộng đồng xã hội.
Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo. Một trong những phương thức giáo dục mang tính đặc thù cho đối tượng này được cả thế giới thừa nhận là “Học mà chơi, chơi mà học”. Điều đó chứng tỏ hoạt động vui chơi và trò chơi có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi và nhu cầu hưởng thụ hoạt động của trẻ, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian nói riêng là hoạt động rất bổ ích và lý thú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ em. Trò chơi đã trở thành phương tiện quan trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.
Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho trẻ em. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi để chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó trò chơi dân gian được lưu truyền cho đến ngày nay, trò chơi dân gian thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu vận động, góp phần hình thành và giáo dục toàn diện cho trẻ.
Trò chơi vận động dân gian có tác dụng rèn luyện thân thể, hình thành, rèn luyện những kỹ năng kỹ xảo, phát triển vận động giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh, có thao tác vận động chính xác, có ý thức tổ chức kỷ luật.
Việc rèn luyện và phát triển tính tích cực vận động của trẻ Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng làm thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hoà, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong Nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDTC là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ Mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Tính tích cực vận động của trẻ ở trường Mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng, cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng kích thích giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, giúp cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối khoẻ mạnh. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự dồi dào thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem ti vi, chơi điện tử nhiều đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành, phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.
Hiện nay trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo, tuy đã có một số trò chơi vận động dân gian, nhưng giáo viên tổ chức chưa có hiệu quả, việc tổ chức còn đơn điệu, chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ, chưa phát huy được hết tác dụng của trò chơi dân gian. Việc nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi dân gian còn hạn chế nên việc đầu tư và tổ chức trò chơi còn sơ sài.
Từ những lý do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục”.
2. Trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
2.1. Một số vấn đề về trò chơi dân gian
2.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian
Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hàng ngày trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi đó là trò chơi dân gian.
Hầu hết những khái niệm về trò chơi đều gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí, trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. Nằm trong nền văn minh phương đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính, điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng thì trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian và phản ánh đời sống tinh thần văn hoá của dân tộc.
Còn trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói.
2.1.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dân tộc. Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ em. Bởi trò chơi dân gian thường thường đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập. Ở bất cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, ngõ phố đều có thể tổ chức được trò chơi dân gian phù hợp: Ở sân nhà nhỏ thì có thể chơi “Ô ăn quan”, “Rải gianh”, “Đánh chuyền đánh chắt”,rộng hơn có thể chơi “Rồng rắn lên mây”, “Đá cầu”, “Bịt mắt bắt dê”,Các ngõ xóm là nơi chơi “Trốn tìm”, “Mèo đuổi chuột”,Ở các bãi cỏ là nơi chơi “Đánh đu”, “Cướp cờ”,
Vật liệu để chơi trò chơi dân gian cũng thật đơn giản, không cầu kỳ, không tốn kém, dễ kiếm, dễ tìm ngay trong sản vật thiên nhiên Việt Nam như: Con khăng là đoạn tre, hòn cù được đẽo từ một mẫu gỗ, nắm sỏi, vỏ ốc để chơi ô ăn quan, cọng lá, cỏ,chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng.
Song hầu hết trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam đều gắn liền với những bài đồng dao. Đặc điểm ngôn ngữ của những bài đồng dao là mang tính giản dị, mộc mạc, vô tư, hồn nhiên vui tươi và ngộ nghĩnh. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh dễ thuộc, dễ nhớ được sử dụng trong khi chơi như: “Dung dăng dung dẻ” , “Thả đĩa ba ba”, “Chi chi chành chành” hay “Rồng rắn lên mây” là các trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.
Logic của đồng dao chính là logic của trò chơi, nhưng cũng không thể phải theo cái logic của hiện thực mà mang tính nhảy cóc.
Chính cái ngôn ngữ kỳ quặc theo lối tư duy nhảy cóc đó lại là yếu tố gắn bó với trò chơi để đưa trẻ vào thế giới trò chơi, khác hẳn với thế giới bên ngoài. Nếu đồng dao được tổ chức chặt chẽ như một bài dân ca, như một bài thơ thi ... cô biết hôm nay chúng ta vận động bài gì nhỉ ? (cho 2-3 trẻ nhắc lại).
c, TCVĐ: “ Lộn cầu vồng ”
Vừa rồi cô thấy các con ném xa rất giỏi nên cô thưởng cho các con trò chơi “ Lộn cầu vồng” các con thích không?
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô cho một trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân, vừa đi vừa đọc:
 Rồng rắn lên mây
 Có cái cây lúc lắc
 Có cái nhà điểm binh
 Có ông chủ ở nhà không?
Khi đọc đến câu: Có ông chủ ở nhà không: trẻ dừng lại trước mặt ông chủ, nếu ông chủ trả lời không thì trẻ sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu ông chủ trả lời có thì cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của ông chủ:
 Ông chủ: Cho xin khúc đầu
 Cả nhóm: Toàn xương với xầu
 Ông chủ: Cho xin khúc giữa
 Cả nhóm: Chả có gì ngon
 Ông chủ: Cho xin khúc đuôi
 Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Sau câu: Tha hồ mà đuổi, ông chủ đuổi bắt cho được khúc sau (người sau cùng) cho bằng được, còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm dang hai tay ra để che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ ông chủ bắt được khúc đuôi thì đổi vai chơi lại từ đầu.
*Luật chơi: Các trẻ phải bám lấy áo của nhau trong quá trình chơi, bạn nào để tuột áo là coi như thua.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ làm cánh chim bay đi quanh lớp 2-3 phút và đi ra ngoài.
- Trẻ hát
- Dạ có ạ
- Trẻ tập theo cô
- Trẻ làm theo cô
- Dạ rồi
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ chơi
- Trẻ làm
GIÁO ÁN 2
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Bật liên tục vào 7 vòng
Trò chơi dân gian: “Kéo cưa lừa xẻ”
Đối tương: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
 I.Mục đích.
-Trẻ biết cách bật liên tục vào 7 vòng bóng qua đầu – qua chân, trẻ nhớ cách thực hiện vận động chuyền, biết chơi theo đúng luật.
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng bật của đôi bàn chân bật liên tục vào 7 vòng.
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô, biết tên trò chơi, luật chơi, cách chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
II. Chuẩn bị
-Vòng thể dục, vạch cho trẻ bật và đứng, sân tập rộng.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
Cả lớp ơi. Chúng mình có muốn đi tham dự hội thi “bé khỏe bé ngoan” cùng cô không?
Để đi cho nhanh cô mời cùng mình cùng lên tàu nào!
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn( chân kiễng tay giang ngang, gập tay, gót chân gập tay, cúi lưng, đi mét chân, chay chậm, chạy nhanh)
- Để mở màn cho hội thi ngày hôm nay xin mời các quý vi khán giả cùng đến với màn đồng diễn của các bé lớp Lớn A. Xin mời các quý vị cùng thưởng thưởng thức.
a, BTPTC: Tập theo nhạc “ Cả nhà thương nhau”
- Tay: Hai tay song song trước mặt, lên cao.
- Chân: Kiễng chân đồng thời tay lên cao, chân gập gối tay song song trước mặt.
- Bụng: tay lên cao, cúi 2 tay chạm đất.
- Bật: Chụm tách chân.
b, VĐCB: Bật liên tiếp qua 7 vòng
Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau khoảng cách 3,5m.
-Tiếp theo sẽ là phần thi “ Bé khỏe” Ở phần thi này các bé sẽ trổ tài khéo léo và nhanh nhen của mình để bật liên tiếp qua 7 vòng.
Để có thể thực hiên tốt chúng mình cùng hướng lên cô nào!
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích, chỉ ra hiệu lệnh
- Cô làm mẫu lần 2: Thực hiện và giải thích toàn bộ vận động
- Mời 2 trẻ lên làm mẫu: Cô sửa sai cho trẻ.
- Mời lần lượt 2 trẻ một lên làm.
c, TCVĐ: “Kéo cưa lừa xẻ”
Cô giới thiệu cách chơi: Từng trẻ ngồi đôi với nhau, hai trẻ ngồi đối diện nhau, hai bạn chân chạm vào nhau, vừa đẩy tay qua đẩy tay về kết hợp đọc lời đồng dao theo nhịp.
+ Luật chơi: Vừa kéo vừa đọc lời đồng dao
- Cho cả lớp chơi 1-2 lần.. 
- Cô và trẻ nhận xét sau khi chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ hít thở sâu, đi lại nhẹ nhành. 
 - Trẻ trả lời
 - Trẻ thực hiện
 - Trẻ thực hiện
 - Trẻ thực hiện
 - Trẻ quan sát cô thực hiện
 - Trẻ chơi 
GIÁO ÁN 3
Chủ điểm: Trường mầm non
Đề tài: Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
Trò chơi vận động dân gian: “Nhảy bao bố”
Đối tượng : 5-6 tuổi
Thời gian : 25 - 30 phút
I. Mục đích.
- Biết cách chuyền bóng qua đầu, qua chân bằng 2 tay mà không làm rơi bóng, trẻ biết tên vân động, tên trò chơi vận động.
- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng qua đầu, qua chân, rèn sự khéo léo khi chuyền và bắt bóng, bật nhảy liên tục khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II.Chuẩn bị. 
Bóng, bao bố. Ti vi, máy tính, vòng, gậy thể dục.
Bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non, bài hát bé vui khỏe.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức:
- Hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” và trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ xếp hàng một nối đuôi nhau làm đoàn tàu. Tàu đi bình thường, nhanh, chậm dần chuyển sang đi sau đó đứng thành vòng tròn.
Hoạt động 2: Trọng động
a. BTPTC: Tập các động tác cùng với vòng và gậy
- ĐT1: Tay: Hai tay đưa lên hạ xuống
- ĐT2: Chân: Đưa chân ra phía trước, đổi chân
- ĐT3: Bụng, lườn: Nghiêng người qua phải, qua trái
- ĐT4: Trẻ dẫm chân xoay 1 vòng tròn
b. VĐCB: Đá bóng về phía trước
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích động tác.
- Để đá bóng chính xác và đúng kỹ thuật cô mời các con xem cô làm một lần nữa nhé.
- Cô làm mẫu lần 2: Vừa làm vừa hướng dẫn cụ thể: Từ đầu hàng cô đi đến vạch chuẩn, cô nhặt bóng đặt xuống giữa vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh “ Đá ”, cô dùng sức mạnh của cẳng chân để đá mạnh bóng về phía trước. - Cho cả lớp nhắc lại tên bài tập, cho một số cá nhân nhắc lại tên bài tập.
c. TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
- cô nói cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn 2 trẻ có sức ngang nhau: Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, đứng ở giữa vòng dựa lưng vào nhau. Khi nào cô hô “hai ba” thì chuột chạy và mèo đuổi chuột. Chuột chui vào lỗ nào thì mèo phải chui vào lỗ ấy, mèo bắt được chuột là mèo thắng, còn không bắt được chuột là mèo thua.
- Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ của chuột chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 2 phút.
 - Trẻ hát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tập
- Trẻ quan sát cô làm
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
DANH MỤC MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐÃ SƯU TẦM
* Cướp cờ
Cách chơi:
Không hạn chế người chơi, ít nhất từ 7-9 người (cử 1 người làm trưởng nhóm)
    Chọn sân chơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng. Giữa sân vẽ 1 vòng tròn rộng từ 20 - 25cm, ở giữa đặt cành lá, mảnh vải, chiếc khănđể làm vật tranh cướp (cờ). Ở mỗi đầu sân vẽ 1 vạch ngang làm mốc, cách vòng tròn từ 6 - 7m.
Luật chơi:
Chỉ được chạy lên cướp cờ khi gọi đúng số của mình.Bạn nào chạy sai số là trừ một điểm.
Chỉ được đập nhẹ vào tay, vai,người bạn bên đối phương cầm cờ.
Khi người cầm cờ chạy về qua  vạch đích thì không được đập nữa.
* Kéo co
 Cách chơi:
Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Luật chơi:
Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
* Oẳn tù tì
Cách chơi:
Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, ngón trỏ là dùi, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo, dùi nhưng bị lá bọc; kéo cắt được lá; dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo.
* Trồng nụ, trồng hoa
 Cách chơi: Hai em ngồi xuống đất để tạo thành các độ cao khác nhau, các bạn chơi nhảy qua từng độ cao.
Độ cao 1: hai em ngồi đối diện nhau, chân trái co, chân phải duỗi thẳng, bàn chân thẳng đứng. Một em để chân xuống đất, em còn lại chồng lên chân bạn.
Độ cao 2: chồng 4 bàn chân lên nhau.
Độ cao 3: như độ cao 2, thêm 2 gang tay của 2 bạn.
Độ cao 4: như độ cao 3, thêm tiếp 2 gang tay nữa.
Khi chơi các bạn chạy lấy đà hoặc đứng tại chỗ, hoặc quy định vạch lấy đà do các bạn tự thỏa thuận, và đọc: trồng nụ trồng hoa đến ngày kết quả hái hoa đem về. Khi đến chữ về thì mới được nhảy qua.
 Luật chơi: Nhảy chạm vào độ cao, thua cuộc. Chưa đọc hết câu đã nhảy, thua cuộc.
* Lộn cầu vồng
 Cách chơi: Chia số người chơi thành từng cặp (từng đôi) đứng đối diện nhau, hai tay nắm vào nhau.Khi chơi tất cả cùng đọc: “Lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” đồng thời tay đung đưa qua lại.
Khi đọc đến từ “vồng” quản trò đếm 1,2,3,4,5 các đôi vẫn phải nắm tay nhau và lộn 1 vòng( xoay lưng vào nhau rồi lại xoay mặt vào nhau).
 Luật chơi: Khi đọc hết số 5 đôi nào chưa lộn xong, thua cuộc. Chưa đọc đến từ “vồng” đôi nào lộn trước, thua cuộc. Đôi nào rời tay trong khi lộn, thua cuộc.
* Chi chi chành chành
Cách chơi:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập”.
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh,ai rút không kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
* Bịt mắt bắt dê
 Cách chơi:
Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác.

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien.doc