Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi

Thấy được sự quan trọng của việc duy trì sĩ số lớp học. Tôi cố gắng tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú, thích thú đi học. “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” theo những cách tốt nhất.

 Nó đặt nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, một trong những lớp học đầu tiên giúp trẻ có một sức khỏe tốt và thể lực đầy đủ để có thể thích ứng cho việc học tập giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức hỗ trợ và giúp ích cho tương lai sau này đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển đầy đủ 5 mặt về nhận thức, thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực “ Học đi đôi với hành” giúp trẻ không chỉ học một biết mười mà qua quá trình học tập trẻ có thể ứng dụng, trải nghiệm và phát triển về thể chất giúp trẻ thay đổi cách học tập, vận động một cách thụ động mà thay vào đó là quá trình học tập vận động , sáng tạo phù hợp với lối sống hiện đại năng động, tích cực giúp trẻ không chỉ phát triển đầy đủ vể kiến thức và còn nâng cao về tầm vóc và thể lực trong quá trình vận động sau này.

Để giúp cho giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu và phương pháp phù hợp với chương trình chăm sóc nâng cao thể lực cho trẻ mầm non.

 Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm và sáng tạo trong việc giúp trẻ hứng thú và tạo nhiều môi trường thuận lợi để có thể duy trì sĩ số lớp và đảm bảo chuyên cần trẻ 5 tuổi. Điều này đòi hỏi giáo viên chúng tôi phải khéo léo trong việc tổ chức và tích hợp các hoạt động vui chơi, học tập, lao động một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hợp lí, phù hợp và đầy đủ về các mặt tạo để thu hút trẻ cũng như sự an tâm, tin tưởng từ các bậc phụ huynh.

 

doc 18 trang Thảo Ly 17/08/2023 73732
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi
“Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi”
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kỹ năng, kỹ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Đặc biệt là phổ cập giáo dục trẻ em 5 tuổi.
 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ về công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi: “Chăm lo các trẻ 5 tuổi bây giờ chính là cho tương lai đất nước sau gần nửa thế kỷ nữa. Nếu bây giờ không làm thì chúng ta sẽ có lỗi với thế hệ sau”.
 Vì sao chúng ta lại chọn độ tuổi phổ cập là 5 tuổi? Vì độ tuổi này rất quan trọng bởi các em hình thành khả năng ngôn ngữ bước vào lớp 1. Ở vùng dân tộc, miền núi thì điều này không dễ dàng bởi các em ở nhà không nói tiếng Kinh nên khi bước vào lớp 1 học rất khó khăn. Chúng ta đã chứng kiến những em học trường phổ thông dân tộc nội trú, sau 10 năm học phổ thông mà tiếng Kinh vẫn không thạo bởi vì yếu ngay từ lớp 1, không được học mầm non
 Cho nên thứ nhất mầm non 5 tuổi tạo nền tảng ngôn ngữ cho các em và thứ 2 là thói quen sinh hoạt, học tập trong tập thể để học có hiệu quả cho nên chúng ta chọn phổ cập ở độ tuổi này. Bên cạnh đó, khi học ở 5 tuổi các em được bồi dưỡng về thể lực góp phần chống suy dinh dưỡng, trạng thái phát triển về khả năng suy nghĩ rất quan trọng. Theo thống kê của các nhà khoa học, đến hết 6 tuổi thì trên 50% khả năng trí tuệ của người lớn đã được hình thành cho nên chuẩn bị cho 5 tuổi là nền tảng suốt cuộc đời các em.
 Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường mầm non đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của trẻ nói riêng và trong việc thực hiện phổ cập giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp trẻ lĩnh hội kỹ năng, kiến thức một cách đầy đủ và hình thành thói quen, nề nếp tốt cho trẻ bước vào lớp 1
 Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục đào tạo đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi”
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Nhận thấy được tầm quan trọng của duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nề nếp và thói quen học tập tốt cho trẻ mầm non.
 Đối tượng nghiên cứu thuộc lứa tuổi mẫu giáo lớn theo độ tuổi: 5-6 tuổi. 
1.3. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non. Từ đó, phối hợp cùng giáo viên có biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú và đi học đều.
 Để trẻ phát triển một cách tốt nhất về thể lực và sức khỏe. Đòi hỏi giáo viên cần có một kế hoạch cụ thể và đưa ra các phương pháp phù hợp để giúp trẻ phát triển một cách hài hòa và tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái khi đến trường. Vì vậy, tôi đưa ra “ Một số biện pháp giúp duy trì sỉ số trẻ 5-6 tuổi”
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là hình thành nhân cách cho trẻ và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1. Như vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng, cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thương yêu và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp và hiện đại.
Chính vì thế, một vấn đề quan trọng cần thiết nhất hiện nay không chỉ riêng tôi mà tất cả giáo viên cần phải biết làm sao để duy trì sĩ số lớp, trẻ đi học đều. Muốn vậy, thì mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng phải làm như thế nào? Bằng cách nào? Để có những biện pháp giúp duy trì sĩ số lớp, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần và nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.
Căn cứ theo quyết định số 239/QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 02 năm 2010, Quyết định 264/ QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2011của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Quyết định số 657/QĐ-SGDĐT-GDMN ngày 15 tháng 08 năm 2012 của Sở giáo dục đào tạo Bình Dương, Công văn số 43/PGDĐT-MN ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng, hướng dẫn Hồ sơ Công Nhận Phổ Cập Mầm Non cho trẻ 5 tuổi để có kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục.
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện “Dự án tăng cường khả năng đi học cho trẻ mầm non”. 
2.2. Cơ sở thực tiễn:
 Thấy được sự quan trọng của việc duy trì sĩ số lớp học. Tôi cố gắng tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú, thích thú đi học. “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” theo những cách tốt nhất.
 	Nó đặt nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, một trong những lớp học đầu tiên giúp trẻ có một sức khỏe tốt và thể lực đầy đủ để có thể thích ứng cho việc học tập giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức hỗ trợ và giúp ích cho tương lai sau này đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển đầy đủ 5 mặt về nhận thức, thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực “ Học đi đôi với hành” giúp trẻ không chỉ học một biết mười mà qua quá trình học tập trẻ có thể ứng dụng, trải nghiệm và phát triển về thể chất giúp trẻ thay đổi cách học tập, vận động một cách thụ động mà thay vào đó là quá trình học tập vận động , sáng tạo phù hợp với lối sống hiện đại năng động, tích cực giúp trẻ không chỉ phát triển đầy đủ vể kiến thức và còn nâng cao về tầm vóc và thể lực trong quá trình vận động sau này.
Để giúp cho giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu và phương pháp phù hợp với chương trình chăm sóc nâng cao thể lực cho trẻ mầm non.
 Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm và sáng tạo trong việc giúp trẻ hứng thú và tạo nhiều môi trường thuận lợi để có thể duy trì sĩ số lớp và đảm bảo chuyên cần trẻ 5 tuổi. Điều này đòi hỏi giáo viên chúng tôi phải khéo léo trong việc tổ chức và tích hợp các hoạt động vui chơi, học tập, lao động một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hợp lí, phù hợp và đầy đủ về các mặt tạo để thu hút trẻ cũng như sự an tâm, tin tưởng từ các bậc phụ huynh.
2.3. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây, bậc học mầm non đưa ra chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp ngày một cao, đây là chủ trương đúng đắn của ngành nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và công tác phổ cập giáo dục, mà mục tiêu hàng đầu đặt ra là phải vận động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số, vì thành công trong cuộc vận động trẻ ra lớp học và duy trì sỉ số lớp sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của trường nói chung và của lớp nói riêng. Vì vậy vai trò, trách nhiệm của cô giáo mầm non cần phải nâng cao. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tất cả các cháu được vui chơi và học tập trong trường mầm non, mẫu giáo với các bạn cùng lứa tuổi? Đó chính là mối quan tâm chung của toàn xã hội mà trong đó cô giáo mầm non là người giữ vai trò quan trọng.
* Thuận lợi :
- Ban giám hiệu luôn quan tâm sâu sát, khuyến khích giáo viên tạo môi 
trường thân thiện – học sinh tích cực trong trường, lớp.
- Hàng tháng nhà trường có kế hoạch tổ chức dự giờ thao giảng giữa các giáo viên và dự giờ thao giảng các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo địa phương. Đặc biệt là lãnh đạo ấp An Thọ. 
* Khó khăn :
 - Trẻ còn thiếu tự tin, chưa thực sự mạnh dạn bày tỏ hết ý muốn, nguyện vọng, khả năng cũng như những hiểu biết của mình.
 - Trẻ chưa thể hiện, diễn đạt được suy nghĩ, hiểu biết của mình một cách rõ ràng, mạch lạc.
 - Sĩ số trẻ ít có 16 trẻ nên việc duy trì sĩ số trẻ và đảm bảo bảo tỉ lệ chuyên cần lại càng gặp khó khăn.
 - Đặc thù của đơn vị phụ huynh 100% là công nhân cao su trực tiếp khai thác mủ nên thời điểm sau tết cao su rụng lá, công nhân tạm thời nghỉ cạo để trang bị phần cây phụ huynh cho cháu nghỉ học theo ra lô.
 - Các phụ huynh chưa nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non cũng như việc cho trẻ đi học đều nên khi giáo viên trò chuyện và trao đổi phụ huynh thờ ơ hoặc còn hời hợt.
 - Một số trẻ chưa được học qua lớp mầm, chồi nên còn bỡ ngỡ, nhút nhát, chưa hình thành nề nếp, thói quen đi học.
 - Diện tích và không gian sân trường, khu vui chơi còn nhiều hạn chế, chưa đủ không gian, địa điểm cho trẻ hoạt động và vui chơi chưa thực sự hiệu quả
 - Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, chưa có các phòng chức năng, chưa thật sự tạo cho trẻ không gian thoải mái, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. 
 - Khả năng xây dựng kế hoạch và sự sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế. Chưa tích hợp được các chuyên đề vào làm phong phú các hoạt động để thu hút trẻ.
 *Khảo sát trình độ khả năng của trẻ / lớp và nhu cầu, hứng thú thích được đến trường, lớp ở trẻ 5-6 tuổi:
PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ Ở GIA ĐÌNH
Họ và tên trẻ :..
Phụ huynh :
Nội dung
Số trẻ/lớp
Tỷ lệ
- Trẻ có chủ động muốn đi học
7/16
43.75%
- Trẻ có thể hiện sự vui thích được đến trường, lớp với cô giáo, đồ chơi, bạn bè. 
9/16
56.25%
- Trẻ chủ động, mạnh dạn hát, kể chuyện, đọc thơ mà cô dạy ở lớp cho ba mẹ nghe.
7/16
43.75%
 ... i muỗng, thìa canh. Dùng sợi len hoặc trang trí tóc cho các khuôn mặt. Có thể làm thêm quần áo, tay chân cho các bộ phận khác cho con rối.
- Làm xúc xắc
+ Chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, băng keo trong, viên sỏi, hột hạt, hộp nhựa (sữa, kem...) đã rửa sạch, phơi khô.
+ Cách làm: Cho sỏi vào trong hộp, dùng hồ hoặc băng keo trong dán 2 miệng hộp lại với nhau. Trang trí vỏ hộp bằng nhiều cách: vẽ hoặc dán giấy màu.
*Biện pháp 7: Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ và đối xử công bằng với mọi trẻ:
Đối với trẻ thì ngoài gia đình thì cô giáo mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ hai” và là “thần tượng” của trẻ để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp mầm non. 
Để trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú đến trường, lớp thì thái độ của giáo viên đối với trẻ là điều vô cùng quan trọng. Cách ứng xử khéo léo của người giáo viên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo viên phải là một chuyên gia tâm lý để nắm bắt tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp với mọi trẻ. 
Môi trường giáo dục phải thật sự thoải mái, thân thiện và người giáo viên có thể đóng vai trò là “người mẹ”, “người bạn” cùng chơi với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái .
Bên cạnh đó, giáo viên phải tôn trọng trẻ, mở rộng kiến thức của mỗi trẻ và tạo nhiều cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động. Giáo viên cần xác định và đáp ứng sự hiểu biết, sở thích, và kỹ năng của trẻ em; đồng thời mở rộng việc học của mỗi đứa trẻ bằng cách cung cấp nhiều cách khác nhau cho trẻ học trong đó, bao gồm cả chơi và tương tác với các trẻ em khác.
*Biện pháp 8: Làm tốt công tác điều tra cập nhật số liệu, tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non.
 Đối với công tác tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non, nếu chỉ một mình cô giáo đảm nhận chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp chính quyền và các ban, ngành có liên quan. Trước hết giáo viên cần làm tốt công tác phổ cập để nắm chắc số lượng trẻ trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo, cụ thể là số trẻ có độ tuổi từ 3 đến 5, chú ý số trẻ 5 tuổi ở địa bàn đứng lớp để vận động được hết số lượng trẻ ra lớp không bị sót lại.
Hàng năm, giáo viên đều làm phiếu điều tra độ tuổi, điền đầy đủ thông tin như tên chủ hộ, dân tộc, quan hệ với chủ hộ, các cột năm sinh, tên trường trẻ đang học, tên nhóm lớp đã và đang học nhà trẻ, mẫu giáo, đang học trái tuyến, chưa đi học, đi học, bỏ học,số phiếu, mã hộ, sau khi điều tra xong phải kiểm tra có chữ ký của điều tra viên, của chủ hộ và của trưởng ấp, xác nhận địa phương.
Liên hệ với các ban, ngành như: thông tin văn hóa, Hội phụ nữ, ban bảo vệ chăm sóc trẻ em xã, trưởng ấp, qua đó thông tin tuyên truyền sẽ đến với người dân và đạt kết quả khả quan hơn.
Ngoài ra, cô giáo còn tham gia các hoạt động ở địa phương như họp ấp, tham gia các lễ kỉ niệm của phụ nữ tranh thủ tuyên truyền, vận động cho phụ huynh biết để phụ huynh tự giác đưa con em đến trường, lớp mẫu giáo để học.
*Biện pháp 9: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tu sửa cơ sở vật 
chất, mua sắm trang thiết bị 
Cơ sở vật chất rất quan trọng trong công tác thu hút trẻ đến lớp cũng như huy động trẻ ra lớp, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi cho con tới trường vì vậy hàng năm, vào đầu năm học tôi đều tham mưu với nhà trường và xây dựng kế hoạch đầu tư tu sửa cơ sở vật chất ở lớp, mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ cho trẻ hoạt động.
 Việc trang trí trường lớp đẹp có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ: Là môi trường để trẻ vui chơi và học tập theo hướng mở; Tạo cho trẻ hứng thú thích được đến trường, là cơ hội để trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, từ đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng phong phú cho trẻ, khơi gợi ở trẻ niềm say mê yêu thích hội họa, biết yêu quý bảo vệ cái hay, cái đẹp ở quanh mình. Mặt khác còn tạo được cảnh quan sư phạm nhà trường thêm đẹp và hấp dẫn, thân thiện với trẻ.
Hình 8. Trang trí lớp học đẹp, màu sắc rực rỡ, dạng mở nhằm thu hút trẻ.
2.5. Kết quả thực hiện:
Qua một năm bằng những biện pháp tích cực đã giúp trẻ tiến bộ một cách rõ rệt, trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trước, rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỉ lệ chuyên cần và tỉ lệ bé ngoan được cải thiện và nâng cao được thể hiện qua kết quả như sau:
Kết quả
Số trẻ
Đầu năm học
Cuối năm học
- Trẻ chủ động muốn đi học
16
43.75%
100%
- Trẻ có thể hiện sự vui thích được đến trường, lớp với cô giáo, đồ chơi, bạn bè. 
16
56.25%
100%
- Trẻ chủ động, mạnh dạn hát, kể chuyện, đọc thơ mà cô dạy ở lớp cho ba mẹ nghe.
16
43.75%
95%
- Ba, mẹ động viên và khuyến khích trẻ đi học đều.
16
56.25%
95%
- Trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp
16
37,5%
98%
- Sử dụng lời nói mạch lạc, diễn cảm
16
37,5%
90%
- Hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau
16
43.75%
90%
- Tỷ lệ chuyên cần
16
80-90%
95-98%
* Đối với phụ huynh: 
 Đã có cái nhìn tích cực hơn đối với việc đưa trẻ đến trường mầm non. Được phụ huynh hỗ trợ sách, truyện tranh cho lớp, kể chuyện cho trẻ nghe, trò chuyện nhiều hơn với trẻ ở nhà, đa số phụ huynh rất hài lòng khi về nhà trẻ mạnh dạn, tự tin kể chuyện sáng tạo, kể lại những câu chuyện, bài thơ trẻ được học ở lớp. Ngôn ngữ nói của trẻ cũng trở nên mạch lạc và chủ động giao tiếp hơn.
Phụ huynh đã quan tâm rất nhiều trong việc học của các cháu. Tích cực tham gia các hoạt động khi cần có sự phối hợp và thật sự yên tâm hơn khi gửi con em vào trường.
3. KẾT LUẬN
3.1. Bài học kinh nghiệm:
 Qua một thời gian nghiên cứu và những kết quả có được trong năm học qua tôi đã có những kinh nghiệm quý báu xin được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp
- Lập kế hoạch khảo sát trẻ và gia đình.
- Đưa thơ ca, chuyện kể, đồng dao vào mọi lúc mọi nơi một cách hợp lý trong các hoạt động.
- Lựa chọn, sưu tầm những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao gần gũi với cuộc sống trẻ. 
- Tổ chức trò chơi lồng ghép với thơ ca, đồng dao, hò vè, chuyện kể giúp trẻ đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu của những câu chuyện, bài thơ, đồng dao được học.
- Giáo viên cần có kinh nghiệm, luôn luôn học hỏi, lắng nghe, nắm bắt tâm lí trẻ, yêu nghề, mến trẻ, tạo không khí gần gũi với trẻ, luôn tạo tâm thế thỏa mái, tự nhiên không gò bó, ép buộc trẻ khi tham gia hoạt động.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi
- Tổ chức các hoạt động đóng kịch theo nhóm (tổ) vào cuối chủ điểm lớn có thi 
đua, khen thưởng để động viên trẻ.
- Làm đồ dùng mở như truyện tranh và chữ, cắt dán, vẽ theo câu chuyện đã được học.
- Chú ý những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn được giao tiếp nhiều trong các hoạt động.
- Kết hợp phụ huynh tham gia vào các lễ hội lớn của trường (xem trẻ diễn kịch hoặc nhập vai cùng trẻ), ủng hộ truyện tranh và nguyên vật liệu thế thải.
Để giúp trẻ hứng thú đi học và hình thành thói quen tốt trong học tập, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng thích hợp những biện pháp tạo cho trẻ phát triển tốt trong mọi lĩnh vực. Góp phần đào tạo cho thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Như lời Bác Hồ đã dạy : “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.” 
3.2. Khả năng ứng dụng:
 Ứng dụng cho tất cả trẻ trong độ tuổi mẫu giáo. Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi vì trẻ ở lứa tuổi này cần trang bị tốt về tâm lý, thái độ học tập cũng như thói quen, nề nếp để trẻ có hành trang tốt bước vào môi trường phổ thông. 
Tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ rèn luyện cơ thể thông qua các trò chơi, hoạt động tập thể, tập thể dục thể thao.Thường xuyên sưu tầm sách báo, làm nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ, tranh ảnh đẹp để phục vụ cho các hoạt động.
 Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tìm hiểu, học hỏi và luôn trao dồi kinh nghiệm của người đi trước, của các chị đồng nghiệp them kiến thức, phương pháp dạy và học để giúp trẻ học tốt. 
Sáng tạo làm thêm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hình thức vận động, phong phú các trò chơi nhằm giúp trẻ phát triển thể lực một cách tốt nhất, tạo mọi điều kiện để trẻ hoạt động được tốt hơn.
 Với tâm tận tụy với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề, mến trẻ thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu” và theo định hướng của bộ giáo dục và đào tạo về xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Kết hợp với kinh nghiệm gắn bó với nghề tôi đã đưa ra những biện pháp giúp duy trì sĩ số trẻ 5-6 tuổi. Rất mong được sự góp ý, nhận xét chân tình từ lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp để bài viết của mình được hoàn thiện hơn. 
 Ngày 03 tháng 02 năm 2017
 Người viết
 Nguyễn Thị Huỳnh Lê
* Nhận xét đánh giá của hội đồng chấm, xét SKKN cấp trường
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Định An, ngày tháng năm 2017 
TM.HĐCSKKN 
 Hieäu tröôûng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_duy_tri_si_so_tr.doc