SKKN Một số kinh nghiệm cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non

Trong quá trình đảm nhiệm công việc tôi đã chủ động nhận thấy: Nhiệm vụ xây dựng, cải tạo khu vui chơi, hoạt động cho trẻ thì phải nắm được số liệu tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng lớp cũng như tại các khu vui chơi của trẻ. Mặt khác, người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, làm tốt công tác tham mưu đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, có như vậy thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ đề ra. Để quản lý nhà trường tốt thì làm việc gì chúng ta cũng phải có kế hoạch thực hiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên cho tất cả các biện pháp nhằm giúp cho bản thân sắp xếp công việc mình sẽ làm 1 cách tuần tự, hợp lý, khoa học, chủ động trong công việc.

doc 10 trang camtu 07/10/2022 19423
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với sự phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, nên vai trò của Giáo dục Mầm non không một cấp học nào có được, đó chính là việc thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Người từng căn dặn “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.
Thay vì nhốt trẻ trong nhà với vô số trò chơi, với các tập truyện tranh hay xem ti vi thì nên cho trẻ tham gia sinh hoạt ngoài trời nhiều hơn, kể cả các chương trình hoạt động ngoài trời tại nhà. Đó chính là cách giúp trẻ có thể có được sự nhanh nhẹn hoạt bát. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình.
 Các khu vui chơi sáng tạo chính là nơi lý tưởng để trẻ chơi đùa. Trường mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho trẻ vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần vô cùng quan trọng. Trường mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ những bước khởi đầu trong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho trẻ vui chơi, học tập là điều thiết yếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên chiếm một phần vô cùng quan trọng.
Với trách nhiệm của một cán bộ quản lý nhà trường, bản thân tôi nhận thức được vấn đề để nâng cao chất lượng theo chương trình Giáo dục Mầm non mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cần phải cải tạo các khu vui chơi sáng tạo cho phù hợp yêu cầu cần thiết, phục vụ trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động khi đến trường mầm non. Không chỉ có vậy, các cô giáo cũng có điều kiện giảng dạy thuận tiện, thoải mái trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời, giảm tải sức lao động khi đưa trẻ ra các khu vui chơi, học tập với phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”. Đồng thời, thực hiện tốt khi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” mà nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã đề ra.
Trước thực tế đó, bản thân tôi thấy vẫn còn một số bất cập như: Đồ chơi ngoài trời đặc biệt ở góc vận động vẫn còn ít, chưa phong phú nhiều chủng loại. Những khoảng trống tại khuôn viên trong sân trường đa số là bê tông hóa, trẻ không tận dụng được không gian để tham gia vui chơi, đồ chơi còn ít, sơ sài nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Để khắc phục những mặt hạn chế đó, trong năm học 2020 -2021 này, tôi mạnh dạn áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Cùng với đó, khi thiếu các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi trong nhịp sống của mình, thường trở nên cáu bẳn, trầm uấtChính vì vậy, ích lợi khi trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động vui chơi đó là: Trẻ khỏe mạnh, hoạt bát hơn; Giúp trẻ giải toả căng thẳng; Giảm cận thị; Trẻ dễ dàng thu nạp Vitamin D; Dễ hòa nhập, thích nghi hơn; Trẻ được tự mình học hỏi, khám phá.
Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái, dễ tiếp thu bài vở hơn sau khoảng thời gian dài miệt mài bên đống sách vở. Có khi chỉ cần đi dạo quanh nhà cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể, hít thở không khí trong lành, giải tỏa bớt tâm trạng căng thẳng và nhìn mọi vật, mọi việc trong một viễn cảnh mới mẻ hơn. 
Khi trẻ luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp, sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D là đã góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Ở lứa tuổi đang lớn sẽ giúp xương hấp thụ nhiều canxi hơn, giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, trọng lượng cũng như về sự rắn chắc của thể hình.
Các hoạt động tại các khu vui chơi sáng tạo của trẻ không nhất thiết phải là những khu vui chơi thể thao. Sẽ rất tốt khi trẻ cũng tham gia các hoạt động cùng những trẻ em năng động khác. Trẻ sẽ được tiếp xúc với những người bạn mới, trẻ sẽ linh hoạt, ít có biểu hiện bị trầm cảm, lo lắng, ngôn ngữ phát triển, do đó trẻ sẽ dễ hòa nhập hơn. 
Nhiều quần áo đẹp, đồ chơi đẹp, nhiều trang thiết bị giải trí hiện đại trong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ. Trẻ được phát triển trong môi trường tự nhiên, được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh để phát triển nhiều mặt và học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh khác nhau. Vui chơi tại các khu vui chơi sáng tạo giúp bé khám phá môi trường xung quanh trong mối quan hệ với chính bản thân. Không gian vui chơi sáng tạo rất phù hợp cho các trò chơi vận động nhiều, ở đó trẻ có thể hét hò, nhảy nhót tung tăng. Từ đó rèn luyện ý thức tự lập, ý thức tập thể để phát triển toàn diện và bền vững Văn - Trí - Thể - Mỹ cho trẻ.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:	
2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non chúng tôi nằm gần trung tâm quận Long Biên, khu đô thị mới phát triển nên dân cư rất đông. Và đây cũng là nơi phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá. Đặc biệt trẻ em được quan tâm, và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được đến trường mầm non.
Nhà trường được xây dựng khang trang đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, có nhà vệ sinh khép kín, có đủ nước sạch để phục vụ cho hoạt động hàng ngày của cô và trẻ.
2.2. Khó khăn: 
	Sân trường nhiều khoảng trống không được tận dụng gây mất thẩm mỹ cũng như không có khu vui chơi, vận động, trải nghiệm, sáng tạo riêng cho trẻ, trẻ chơi chủ yếu ở sảnh hành lang các lớp nên không có các khu chơi sáng tạo liên hoàn để trẻ liên kết với nhau trong giờ chơi, khiến trẻ thiếu hứng thú. Trẻ hoạt động bó hẹp từng khu vực, chưa có điều kiện sinh hoạt giao tiếp cùng nhau, hạn chế trong tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. 
Nguồn kinh phí hạn hẹp khi trang bị đồng loạt các trang thiết bị hiện đại cho trẻ, sân chơi phát triển vận động nghèo nàn về thiết bị giáo dục, đồ chơi ngoài trời đơn điệu. Qua tiến hành khảo sát trước khi áp dụng biện pháp tôi thu được kết quả. 
STT
Nội dung
Đ 
%
CĐ
%
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động dưới sân trường.
50
50
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp khi hoạt động.
40
60
- Giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động dưới sân trường
55
45
 Xuất phát từ khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã trăn trở và suy nghĩ tìm ra kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, cải tạo khu vui chơi sáng tạo cho trẻ cụ thể như sau:
	3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
	3.1. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Trong quá trình đảm nhiệm công việc tôi đã chủ động nhận thấy: Nhiệm vụ xây dựng, cải tạo khu vui chơi, hoạt động cho trẻ thì phải nắm được số liệu tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của từng lớp cũng như tại các khu vui chơi của trẻ. Mặt khác, người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, làm tốt công tác tham mưu đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường, có như vậy thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ đề ra. Để quản lý nhà trường tốt thì làm việc gì chúng ta cũng phải có kế hoạch thực hiện cụ thể. Xây dựng kế hoạch là tiền đề, là khâu đầu tiên cho tất cả các biện pháp nhằm giúp cho bản thân sắp xếp công việc mình sẽ làm 1 cách tuần tự, hợp lý, khoa học, chủ động trong công việc.
* Cách thực hiện:
a) Xây dựng kế hoạch:
Để xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế diện tích các khoảng trống và các khu vực khác, thống kê cụ thể về số liệu cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong trường. 
Sau khi đã khảo sát thực tế các khu vực là khoảng trống như: khu trước dãy nhà A, khu sau dãy nhà B và toàn bộ phía sau khu hiệu bộ mặt sàn bê tông hóa tôi nhận thấy trường chưa tạo thành các khu vui chơi, hoạt động sáng tạo cho trẻ. Vì vậy tôi đã lên kế hoạch sẽ tập chung vào việc thiết kế xây dựng các khoảng trống trọng tâm này.
TT
Công việc trọng tâm
Người thực hiện
Thời gian 
1
- Quy hoạch các khu vui chơi sáng tạo “Vườn cổ tích”, “Khu vui chơi vận động” “Vườn rau của bé”.
- Ban giám hiệu
- Giáo viên, nhân viên toàn trường.
Tháng 7/2020
2
- Đo diện tích cụ thể 
- Lựa chọn công ty và các trang thiết bị vận động, đồ chơi góc thư viện, đồ chơi khám phá phù hợp.
- Ban giám hiệu, kế toán, tổ bảo vệ và Phụ huynh học sinh.
Tháng 8/2020
3
- Lập dự toán xây dựng, cải tạo các khu vui chơi sáng tạo. 
- Thiết kế sơ đồ xây dựng các khu vui chơi, hoạt động ngoài trời
- Hiệu trưởng , kế toán
- Họa sĩ thiết kế
Tháng 9/2020
4
- Lựa chọn và ký hợp đồng với đối tác xây dựng, cải tạo.
- Thực hiện xây dựng, cải tạo từng khu vui chơi sáng tạo.
- Hiệu trưởng
- Đơn vị thực hiện 
Tháng 10/2020
5
Phân công, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận quản lý các khu vui chơi	
Ban giám hiệu
Tháng 11/2020
6
Hoàn thiện và đưa vào sử dụng
CB,GV,NV, trẻ và cham mẹ trẻ
Tháng 01/2021
	b) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã xây dựng:
Toàn bộ khoảng trống bê tông hóa phía trước dãy nhà A, phía sau dãy nhà B và toàn bộ phía sau khu hiệu bộ, trường cải tạo thành khu vui chơi, hoạt động cho trẻ là: “Vườn cổ tích”, “ khu vui chơi vận động”, “Vườn rau của bé” cho trẻ. Vậy là đã thực hiện được kế hoạch đã đề ra đúng tiến độ. 
Để kế hoạch “Cải tạo khu vui chơi, hoạt động cho trẻ” có khả thi và đạt hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. 
Trước hết, tôi ... nước
Bộ
5
736.000
3.680.000
III
Vườn rau của Bé
27.600.000
1
Đất
Xe
100
108.000
10.800.000
2
Gạch, xi măng, công
Khu
1
1.680.000
16.800.000
Tổng cộng
157.910.000
Sau khi đã lên được dự toán kinh phí xây dựng, cải tạo các khu vui chơi sáng tạo cho trẻ tôi đã triển khai kế hoạch cải tạo, trang bị cơ sở vật chất cho trẻ ngay trước thềm năm học mới. 
	* Kết quả:
Tập thể nhà trường và phụ huynh học sinh đã chung tay để đầu tư xây dựng, cải tạo các khu vui chơi sáng tạo cho trẻ thành công và hiệu quả. 
	3.3. Thực hiện cải tạo khu vui chơi, hoạt động cho trẻ trong nhà trường:
Sau khi đã nhận được sự đồng thuận hỗ trợ cả về vật chất, kinh phí lẫn tinh thần, tôi bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình.
	3.3.1. Khu vận động cho trẻ: 
	* Cách thực hiện: 
Để xây dựng được khu vui chơi sáng tạo này, trước tiên tôi chỉ đạo tổ chuyên môn kết hợp với nhân viên Bảo vệ trong nhà trường và bên thi công vẽ, thiết kế khu sân bóng mini riêng, sau đó dán cỏ nhận tạo và bố trí kê đặt các dụng cụ tập Gym, khu thang leo, tạo ra mô hình hợp lý nhất sao cho trẻ vừa được chơi, vừa được học, phát huy tối đa vận động và tính tích cực hoạt động của trẻ.
	* Kết quả:
Sau khi thiết kế mô hình và tiến hành xây dựng, “Khu vận động” của trường tôi đã hoàn thiện với diện tích là 130m2. Trẻ rất thích thú khi được vào khu thư viện này. Ở đó, trẻ vừa được giao lưu, được tập luyện thể lực và hoạt động tập thể trong buổi học, trải nghiệm của cô tổ chức và cuối giờ được tham gia cùng bố mẹ, bạn bè sau nhưng buổi học.(Hình ảnh 1, 1a)
Khu vui chơi Vườn cổ tích cho trẻ:
Nhân vật cổ tích qua các câu truyện mà trẻ được làm quen tại lớp, đã hằn sâu trong tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Và cũng để cho trẻ được tiếp xúc với thế giới xung quanh và hòa mình vào thiên nhiên nhằm pát triển một cách toàn diện.
	* Cách thực hiện:
Được biết có 1 phụ huynh học sinh là kiến trúc sư, tôi đã nhờ tư vấn dựa trên ý tưởng và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng: Tạo đồi cỏ, chỗ đặt nhà chòi, cầu trượt, các con vật và cây xanh,
Tiếp đó tôi huy động cán bộ , nhân viên, giáo viên và phụ huynh học sinh đến trường hỗ trợ đổ đất tạo đồi, thuê đổ bê tông, dán cỏ nhân tạo, trồng cây và làm hàng rào xung quanh khu vườn cổ tích.
	* Kết quả:
Sau khi hoàn thiện công trình cải tạo khu vườn cổ tích với tổng diện tích là 196m2 . Trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động ngay tại vườn cổ tích một cách tích cực, hứng thú. Từ đó trẻ luôn muốn đến trường sớm và ra về muộn để được chơi trong khu vườn cổ tích, phụ huynh nhà trường rất phấn khởi và luôn ủng hộ và đồng hành cùng nhà trường. Ở đó, trẻ vừa được đọc sách (phát huy văn hóa đọc) lại vừa được chơi qua các nhân vật trong truyện cổ tích Đặc biệt các cô giáo có thể tận dụng không gian để kể chuyện, cho trẻ làm quen với hoạt động văn học, hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng sách, truyện cho trẻ. Cô đặt vấn đề trẻ tư duy phát hiện, khám phá ra những điều mới lạ qua sách truyện, giúp trẻ hứng thú, có cảm xúc hưng phấn hơn trong văn hóa đọc. Từ đó, cô dễ dàng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. (Hình ảnh 2, 2a, 2b)
	3.3.3. Khu vườn rau của bé: 
Trải nghiệm, khám phá thiên nhiên là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non, đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô, cháu có phương tiện vận động tốt, nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
	* Cách thực hiện:
Trước tiên để có được diện tích mặt sàn cho việc xây dựng, cơi nới diện tích vườn rau, xây dựng hàng rào an toàn, thuận tiện, phù hợp cho trẻ thăm quan, trải nghiệm. sau đó, tôi chỉ đạo tổ bảo vệ làm hệ thống tưới tiêu cho vườn sau tự động để trẻ có thể thấy được việc ứng dụng khoa học trong chăm sóc vườn rau.
Tiếp đến chúng tôi đo đạc cụ thể diện tích mặt sàn để tính toán đổ đất kết hợp làm đất, chọn đất phù sa tơi xốp để trồng rau được năng suất cao. 
	* Kết quả:
Sau khi cải tạo “vườn rau của bé” hoàn thành với diện tích 82 m2. Khi thực hiện hoạt động quan sát, trải nghiệm, trẻ có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực hoạt động và giao lưu tập thể, làm việc theo nhóm một cách tự tin và năng động. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển và thúc đẩy phát triển toàn diện của đứa trẻ. (Hình ảnh 3, 3a, 3b, 3c, 3d)
	4. HIỆU QUẢ SKKN
Sau khi triển khai thực hiện đề tài, tôi nhận thấy những biện pháp đưa ra rất khả thi, đạt được hiệu quả cao thể hiện qua bảng khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp tôi thu được trên trẻ và giáo viên như sau:
Nội dung
Trước khi áp dụng các biện pháp.
Sau khi áp dụng các biện pháp
Đ
%
CĐ
%
Đ
%
CĐ
%
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động dưới sân trường.
50
50
100
0
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp khi hoạt động.
40
60
95
5
- Giáo viên thích tổ chức cho trẻ hoạt động dưới sân trường
55
45
100
0
	4.1. Đối với nhà trường
 Trong năm học qua, cơ sở vật chất nhà trường được khang trang “Xanh - sạch - đẹp- an toàn”. Tạo được khung cảnh vui chơi cho trẻ đảm bảo. Khuôn viên trường sạch, hấp dẫn, đa sắc màu: Màu xanh của rau, cây, màu vàng, đỏ của các loài quả, loài hoa, ấm cúng gần gũi của các chú giống ngộ nghĩnh, thư thái yên tĩnh của các hàng ghế đá, nhộn nhịp tíu tít của các góc chơi. 
 Nhà trường được công nhận mức 1 mô hình trường học “Sáng - xanh- sạch- đẹp- văn mình” năm 2020.
	4.2. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
	Đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và sáng tạo các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đặc biệt là hoạt động vui chơi sáng tạo cho trẻ khi đến trường mầm non. Từ đó, người giáo viên yên tâm tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi cho trẻ không còn e dè, ngần ngại do phải chuẩn bị sân chơi, giảm bớt thời gian lao động nên nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động, sinh động, phát huy được tính tích cực ở trẻ. Trong điều kiện thực tế, vận dụng vào thiên nhiên, giáo viên không phải bỏ nhiều thời gian làm học cụ, vẽ tranh, đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu có trong thiên nhiên, vận dụng được điều kiện sẵn có giúp trẻ phat shuy văn hóa đọc cũng như giảm tải cường độ lao động có thời gian cho các cô nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường.
Tạo ra được một tập thể đoàn kết, nhất trí, yêu cuộc sống, hăng say làm việc và nhiệt tình trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động giao lưu, hoạt động tham quan dã ngoạicho trẻ.
	4.3. Đối với trẻ
Trẻ rất hứng thú, tập trung chú ý trong các hoạt động vui chơi sáng tạo, mạnh dạn tự tin hơn, yêu thích giờ học, giờ chơi tại các khu vui chơi sáng tạo, trẻ có nhiều điều kiện để cùng trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi thân thiện hơn. Qua đó, giúp trẻ hứng thú, phát triển tốt ngôn ngữ, làm giàu vốn từ hơn, lý luận vững chắc, mở rộng tầm hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên, từ đó biết yêu thích ngôi trường trẻ đang học. 
	4.4. Đối với cha mẹ trẻ: 
Phụ huynh hưởng ứng cùng nhà trường thực hiện cải tạo khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ và cũng trở thành khu vực thư giãn cho cha mẹ trẻ trong buổi chiều khi trả trẻ giúp trẻ phát huy được văn hóa đọc và phát triển được ngôn ngữ cho trẻ rất hiệu quả. Sau giờ làm việc, lao động mệt nhọc, cha mẹ trẻ được cảm nhận sự thanh thản hơn, không vội vàng tất bật đón con về. 
Cha mẹ trẻ ngày một tin tưởng và yên tâm hơn khi có con theo học tại trường, vui mừng, phấn khởi khi thấy con em mình đã có các khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm phù hợp thực tế đảm bảo độ an toàn, thẩm mỹ với đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị phong phú, đa dạng.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Với những biện pháp mà tôi đã thực hiện để cải tạo các khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong nhà trường, tôi đã thật sự vui mừng khi kế hoạch của mình tưởng chừng như không thể thực hiện thì giờ đây đã tạo được các khu vui chơi sáng tạo phù hợp thực tế cho trẻ hoạt động, thỏa mãn được nhu cầu vui chơi của trẻ. Đặc biệt khi ngắm nhìn những gương mặt thơ ngây, những ánh mắt ngời lên niềm hân hoan của các con khi được chơi, tôi cảm thấy thật hạnh phúc biết bao với những gì mình đã làm được bằng tất cả tấm lòng, sự tâm huyết của bản thân. Để xây dựng, cải tạo thành công các khu vui chơi sáng tạo cho trẻ trong trường mầm non, tôi rút ra một số vấn đề sau:
- Bản thân tôi là một Hiệu trưởng phụ trách chung trong toàn trường phải hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động khám phá thiên nhiên. Phải có tâm huyết với trẻ và có lòng say mê công việc.
- Xây dựng, cải tạo các khu vui chơi sáng tạo cho trẻ cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như thế nào cho phù hợp với diện tích mặt bằng, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển, đảm bảo tính an toàn, phục vụ được cho chuyên môn tối ưu nhất.
- Đáp ứng nhu cầu của các con: được chơi, được khám phá, trải nghiệm, được vận động, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ và qua đó hình thành cho cháu tình cảm sâu sắc về quê hương ở bước đầu tiên là mái trường mầm non thân yêu của các cháu.
2. Kiến nghị:
- Bản thân là người cán bộ quản lý trong nhà trường rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để được tham gia học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trong công tác giáo dục.
- Các phòng, ban của Quận cũng như tại địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn kinh phí để nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng cải tạo các khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm nhằm phục vụ trực tiếp cho trẻ khi đến trường mầm non trong những năm học tiếp theo.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm cải tạo các khu vui chơi, hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non”. Bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng đạt hiệu quả cao khi thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tại địa bàn quận nói riêng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp đối với bản sáng kinh nghiệm của tôi. Để giúp cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt được kết quả cao hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_cai_tao_khu_vui_choi_hoat_dong_trai.doc