Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả tivi tương tác kết hợp với phần mếm Active Inspite vào các tiết dạy tiếng Anh ở trường THCS
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một yêu cầu được đặt ra hàng đầu cho ngành giáo dục nước ta. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thì ứng dụng CNTT, đưa thiết bị dạy học mới vào sử dụng là một yêu cầu thiết thực. Giảng dạy tiếng Anh cũng như các bộ môn khác có thể vận dụng các phương tiện CNTT để minh họa cho các khái niệm trừu tượng của lý thuyết hay những hình ảnh khô khan trong sách giáo khoa, giúp bài giảng sinh động hơn với các hình ảnh, đoạn phim trực quan từ mạng internet, các trò chơi tạo sự tương tác cao giữa thầy và trò, đem lại hiệu quả cao trong việc học tiếng Anh. Các phần mềm soạn giảng như power point, violet, activinspire thực sự tạo ra sự khác biệt trong việc dạy và học tiếng Anh so với phương pháp dạy và học truyền thống.
Ngoài ra Tiếng Anh là một bộ môn cần đến nhiều hình ảnh trực quan sinh động nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng. Những file âm thanh mẫu cũng là phần không thể thiếu trong hầu hết các tiết dạy tiếng Anh. Nội dung bài học khá dài, nhiều bài tập thực hành nên việc sử dụng bảng viết tay mất nhiều thời gian, thỉnh thoảng lại xảy ra trường hợp học sinh chép bài chưa chính xác do đọc nhầm chữ viết tay của giào viên. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, bảng điện tử trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy phân môn này.
Hiện nay, phương pháp dạy và học tiếng Anh đang không ngừng được đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Các bài giảng được thiết kế hướng tới mục đích tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh. Giáo viên gợi ý đề tài, khuyến khích các em tự tìm tòi, giải quyết vấn đề. Những bài giảng bằng giáo án powerpoint soạn sẵn những nội dung cố định phục vụ cho việc trình chiếu đang dần được thay thế bằng những bài giảng đơn giản, nội dung có thể được chính học sinh thêm vào.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả tivi tương tác kết hợp với phần mếm Active Inspite vào các tiết dạy tiếng Anh ở trường THCS
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TIVI TƯƠNG TÁC KẾT HỢP VỚI PHẦN MẾM ACTIVE INSPITE VÀO CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một yêu cầu được đặt ra hàng đầu cho ngành giáo dục nước ta. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thì ứng dụng CNTT, đưa thiết bị dạy học mới vào sử dụng là một yêu cầu thiết thực. Giảng dạy tiếng Anh cũng như các bộ môn khác có thể vận dụng các phương tiện CNTT để minh họa cho các khái niệm trừu tượng của lý thuyết hay những hình ảnh khô khan trong sách giáo khoa, giúp bài giảng sinh động hơn với các hình ảnh, đoạn phim trực quan từ mạng internet, các trò chơi tạo sự tương tác cao giữa thầy và trò, đem lại hiệu quả cao trong việc học tiếng Anh. Các phần mềm soạn giảng như power point, violet, activinspire thực sự tạo ra sự khác biệt trong việc dạy và học tiếng Anh so với phương pháp dạy và học truyền thống. Ngoài ra Tiếng Anh là một bộ môn cần đến nhiều hình ảnh trực quan sinh động nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng. Những file âm thanh mẫu cũng là phần không thể thiếu trong hầu hết các tiết dạy tiếng Anh. Nội dung bài học khá dài, nhiều bài tập thực hành nên việc sử dụng bảng viết tay mất nhiều thời gian, thỉnh thoảng lại xảy ra trường hợp học sinh chép bài chưa chính xác do đọc nhầm chữ viết tay của giào viên. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, bảng điện tử trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy phân môn này. Hiện nay, phương pháp dạy và học tiếng Anh đang không ngừng được đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Các bài giảng được thiết kế hướng tới mục đích tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh. Giáo viên gợi ý đề tài, khuyến khích các em tự tìm tòi, giải quyết vấn đề. Những bài giảng bằng giáo án powerpoint soạn sẵn những nội dung cố định phục vụ cho việc trình chiếu đang dần được thay thế bằng những bài giảng đơn giản, nội dung có thể được chính học sinh thêm vào. Có thế nói, khoa học kỹ thuật- công nghệ thông tin đóng vai trò như chiếc đòn bẩy, còn giáo viên với những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình là điểm tựa để đưa học sinh tiếp cận với chân trời tri thức. Tất nhiên, nếu không có khoa học kỹ thuật mới thì chúng ta vẫn có thể đưa học sinh đến đích nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Trên thực tế, không phải tiết học nào cũng nhất thiết phải dùng đến máy tính và bảng tương tác, nếu có thể sử dụng hợp lý các công cụ này thì bài giảng sẽ sinh động và đạt hiệu quả tốt hơn nhiều. Từ thực tế ấy, tôi đã chọn chuyên đề “Sử dụng hiệu quả Tivi tương tác kết hợp với phần mềm Active inspite vào các tiết dạy Tiếng Anh ở trường THCS”. 1. Thuận lợi Trường THCS Tân An Hội là một trường nhỏ nhất trong huyện Mang Thít. Đời sống của người dân trong xã Tân An Hội còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học của con. Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mang Thít, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh. Hiện nay, hầu hết các giáo viên đều có khả năng tin học thành thạo, có thể tiếp cận và sử dụng các chương trình trên bảng điện tử. Phòng thực hành tiếng Anh được trang bị khá đầy đủ. Các chương trình tương tác trên bảng đều đã được cài đặt sẵn, thuận tiện cho việc sử dụng. Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ mới từ bảng điện tử nên các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi và khám phá trên chương trình mới này. 2. Khó khăn Giáo viên dạy môn Tiếng Anh còn ít (2 giáo viên) nên việc trao đổi, nghiên cứu, sử dụng và khai thác Tivi tương tác nhiều còn hạn chế. Bảng điện tử là một thiết bị dùng điện nên không thể sử dụng trong khi mất điện hoặc nguồn điện không ổn định. Phòng tiếng Anh nằm tách biệt so với khu vực các phòng học cố định của học sinh nên việc di chuyển học sinh trong tiết dạy sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời lượng tiết học. II. NỘI DUNG Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng Tivi tương tác thông minh đem lại rất nhiều lợi ích. Tivi tương tác giúp bài giảng trở nên sinh động hơn, dễ dàng nhìn thấy và học sinh tiếp thu nhanh hơn so với những hình thức giảng dạy thông thường, kích hoạt trí tuệ khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về hình ảnh, sự vật, âm thanh, tạo bài học vui nhộn, nâng cao khả năng của học sinh và chuyên môn của giáo viên. III. GIẢI PHÁP 1. Khái niệm Tivi tương tác (IQ BOARD ) là một ứng dụng có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với các phần mềm soạn thảo và trình chiếu khác như Violet hay Powerpoint. Để sử dụng chức năng tương tác, giáo viên cần kết nối máy tính và activeboard thông qua cả 2 cổng USB và cổng màn hình. Chức năng cuả dây cáp màn hình là truyền tải hình ảnh từ máy tính lên máy chiếu và hắt lên bảng, còn cáp USB giúp kết nối tất cả các chương trình của máy tính với bảng, nhờ đó khi chạm vào bảng thông qua bút điện tử ta cũng có thể điều khiển được máy tính. Điểm đặc biệt là với máy tính có cài đặt activeinspire, tất cả mọi đối tượng xuất hiện trên màn hình bao gồm cả văn bản, kí tự, hình ảnh, âm thanh đều có thể kéo thả vào bài giảng điện tử - điều mà máy tính thông thường không làm được. Nói đến ứng dụng của activeinspire, đầu tiên phải kể đến nguồn dữ liệu phong phú được sắp xếp hợp lý trong gói trình duyệt tài nguyên của activeinspire. Không chỉ có hình ảnh theo từng chủ đề, phần mềm này còn trang bị rất nhiều file âm thanh theo chủ đề, giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm hình ảnh trực quan và chèn âm thanh khi soạn giảng. Thư viện ý tưởng sư phạm cũng là nơi giáo viên có thể lấy ra nhiều tài liệu thú vị hoặc những hiệu ứng được làm sẵn và thay đổi sao cho phù hợp với bài giảng của mình. Đồng thời các bước thực hiện phức tạp trong powerpoint đã được hoàn toàn đơn giản hóa trong active inspire. 2. Yêu cầu tổ chức một tiết dạy sử dụng Tivi tương tác a. Đối với giáo viên Để có một giờ dạy hiệu quả trên activeboard, mỗi giáo viên cần phải trang bị những kỹ năng cơ bản về sử dụng bảng. Bảng điện tử không phải là thiết bị mà chúng ta có thể sử dụng thành thạo trong một sớm một chiều, cũng không thể tìm hiểu hết chức năng của nó qua sách vở. Cũng giống như thời gian đầu khi powerpoint và máy chiếu được đưa vào sử dụng, các giáo viên mất khá nhiều thời gian cho những bài giảng điện tử soạn sẵn đầu tiên. Thực hành thường xuyên là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những tính năng của bảng và những tình huống sư phạm có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy trên thiết bị này. Ngoài ra, tự xây dựng một nguồn tư liệu hữu ích và chia sẻ lài liệu, bài giảng giữa các thành viên trong tổ chuyên môn cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian soạn giảng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy sau này. Bên cạnh đó cần có thêm những tiết sinh hoạt chuyên môn để chia sẻ những vướng mắc trong giảng dạy và hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật. b. Đối với học sinh Để học tốt môn tiếng Anh, học sinh cần nâng cao ý thức tự học ở nhà, tự tìm hiểu, qua đó mới tìm ra vấn đề và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn trong lớp. Thông qua bảng điện tử, các em sẽ có nhiều cơ hội thực hành trước lớp hơn, do đó cũng cần rèn luyện tính mạnh dạn. Ngoài ra, giáo viên cũng phải giúp các em ý thức được rằng bảng điện tử là một thiết bị để hỗ trợ học tập chứ không phải để chơi đùa, tránh tình trạng các em sử dụng bút tương tác sai mục đích gây hư hại. 3. Ví dụ cụ thể ở các tiết dạy cho các khối lớp a. Tiếng Anh 7: Unit 11: TRAVELLING IN THE FUTURE- Lesson 7: Looking back - HĐ1: Warm up (Giáo viên dẫn dắt vào bài với trò chơi Matching bằng cách cho lần lượt từng học sinh dùng bút ghép nối tranh và từ với nhau.Sau đó GV trình chiếu đáp án.) - HĐ 2: Do exercise 1 (sử dụng gợi ý trong 2 bức tranh để tạo ra một cụm từ).Ở bài tập này GV cho HS làm bài theo nhóm, sau đó cử đại diện 1 nhóm lên bảng và dùng bút viết câu trả lời của nhóm mình. Nhóm còn lại viết vào bảng phụ.) a. environmentally friendly helicopter. b. solar-power taxi. c. driverless plane. d. space car. e. underwater bus. - HĐ 3: Do exercise 3 (Thay đổi những đại từ nhân xưng trong ngoặc thành đại từ sở hữu thích hợp). GV cho HS làm bài cá nhân, từng HS lên bảng viết đáp án của mình. 1. mine 2. yours 3. theirs 4. hers - HĐ 4: Do exercise 4 (Nhìn vào thông tin về cái ống đạp trên không. Sau đó viết bài miêu tả phương tiện này sử dụng will và won't). GV cho HS làm bài cá nhân, sử dụng bút hoặc tay kéo đáp án vào ô trống. Skycycling tubes will be easy to drive. They will be slow. They will be healthy and environmentally friendly. Skycycling tubes won't be driverless. They won't be cheap and they won't travel at high speed. b. Tiếng Anh 8: Unit 12- Lesson 2: A closer look 1 - HĐ1: Warm up (Giáo viên dẫn dắt vào bài với trò chơi Matching bằng cách cho lần lượt từng học sinh dùng bút ghép nối tranh và từ với nhau.Sau đó GV trình chiếu đáp án.) - HĐ 3: Do exercise 3 (viết lại tên của những hành tinh tương ứng với những vị thần La Mã ).Ở bài tập này GV cho HS làm bài theo cặp, sau đó cử đại diện 1 cặp lên bảng và dùng bút viết câu trả lời của mình. Nhóm còn lại viết vào bảng phụ.) 1. Neptune -- God of sea (Thần biển) 2. Saturn -- God of agriculture (Thần nông) 3. Mars -- God of war (Thần chiến tranh) 4. Jupiter -- God of thunder and lighting (Thần sấm chớp) 5. Venus -- God of love and beauty (Thần tình yêu và sắc đẹp - thần Vệ Nữ) - HĐ 4: Do exercise 4 (Thêm hậu tố -ful hoặc -less vào những từ trong khung. Lưu ý rằng vài từ có thể sử dụng cả hai hậu tố.Sau đó, sử dụng chủ đề không gian để đặt của cho mỗi từ mới. So sánh với câu của bạn học). GV cho HS làm bài cá nhân kéo và thả -full và –less vào đúng từ. Sau đó cho HS làm bài theo nhóm lớn thảo luận viết câu. -full -less resourceful resourceless beautiful weightless wonderful waterless airless Gợi ý: - Earth looks beautiful from space. - Venus is a dry and waterless planet. - Everything is weightless in space. III. KẾT QUẢ Việc sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy môn tiếng Anh nói chung đã đạt kết quả khá khả quan. Hầu hết các em tỏ ra thích thú với việc có thể trực tiếp tham gia vào bài giảng và viết lên bảng cảm ứng nên tỏ ra tích cực tham gia xây dựng bài hơn. Đặc biệt trong những tiết viết, học sinh hoạt động nhóm sôi nổi hơn và nghiêm túc hơn. Mặc dù thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ và chưa quen với việc việc bảng, song các em đã nhanh chóng thích nghi và cải thiện chữ viết và kỹ năng thao tác trên bảng. IV. KẾT LUẬN Có thể thấy, mặc dù việc sử dụng bảng điện tử trong giảng dạy tiếng Anh vẫn còn một số hạn chế nhất định những đã mở ra những triển vọng và tiềm năng mới trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường tính tích cực chủ động và khả năng tương tác của học sinh trong lớp học. Hy vọng trong tương lai gần, bảng điện tử sẽ là một thiết bị đồng hành với tất cả các giáo viên và bút điện tử sẽ được dùng thay thế cho phấn viết bảng độc hại. Chuyên đề: “Sử dụng hiệu quả Tivi tương tác kết hợp với phần mềm Active inspite vào các tiết dạy Tiếng Anh ở trường THCS”, chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý, từ quý đồng nghiệp để tôi học hỏi, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình nhằm đạt kết quả cao hơn. Tân An Hội, ngày tháng năm 2021 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Người viết chuyên đề Trần Thị Kim Thoa DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_tivi_tuong_tac_ket_ho.doc