Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối THCS

Bóng chuyền là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, kĩ thuật tương đối đơn giản, dễ, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó mà môn bóng chuyền được đưa vào nội dung học tự chọn trong chương trình THCS. Trong các kì Hội Khỏe Phù Đổng từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia đều có thi đấu môn bóng chuyền. Tuy nhiên thành tích môn bóng chuyền của học sinh trường còn thấp so với thành tích môn bóng chuyền của các trường trong địa bàn Huyện Xuân Lộc.

Ở cấp Trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kĩ thuật môn bóng chuyền ở mức độ đơn giản. Việc giảng dạy môn bóng chuyền trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định, song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để

giảng dạy tốt hơn nữa môn bóng chuyền cho học sinh, tập luyện bóng chuyền có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kỹ thuật của bật nhảy, đập bóng làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện và xử lý tốt các kỹ thuật trên không đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho học tập.

Để đạt hiệu quả cao trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS, giáo viên cần chú ý đến: Nhóm phương pháp sức bền, trực quan, phương pháp thực hành , việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này (12-15 tuổi). Bên cạnh quan sát và làm mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại, tìm tòi trong nhóm, phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS.

Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc hơn. Trong trường hợp này các phương pháp góp phần phát triển tư duy, rèn kĩ năng cho học sinh, cho các em tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu trên và giải quyết vấn đề.

 

docx 10 trang Thảo Ly 17/08/2023 9960
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối THCS

Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối THCS
UBND HUYỆN XUÂN LỘC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
˜ & ™
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN CHO HỌC SINH KHỐI	THCS.
GIÁO VIÊN: NGUYỄN DUY THUYẾT TỔ: THỂ DỤC – NHẠC HỌA
NĂM HỌC: 2017 – 2018
1/ TÊN SÁNG KIẾN:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN CHO HỌC SINH KHỐI THCS.”
2/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh, có sự tiến bộ về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường.
Việc tập luyện và tham gia thi đấu môn bóng chuyền đã trở thành truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Bên cạnh đó thời gian học môn TTTC bóng chuyền trong phân phối chương trình còn quá ít.
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu nằm trên địa bàn Xã Xuân Tâm, nền tảng môn bóng chuyền của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành tích môn bóng chuyền của học sinh trường THCS Nguyễn Đình Chiểu còn thấp so với thành tích của các trường trên địa bàn Huyện Xuân Lộc.
Trong bối cảnh hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với giáo viên là phải đổi mới cách dạy: giáo viên chỉ là người hướng dẫn điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo thông qua sự dẫn dắt của giáo viên trong các tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng,
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến “ Phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn cho học sinh khối THCS”
3/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội, thi đấu đối kháng gián tiếp, không va chạm thân thể trực tiếp do có lưới ngăn cách, hoạt động thi đấu bóng chuyền theo hướng toàn diện – cao – nhanh – biến đổi.
Trong thi đấu và tập luyện môn Bóng chuyền, nó thể hiện trong một loạt kỹ thuật cơ bản (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng thời gian ngắn. Kỹ thuật thực dụng thi đấu (vận dụng trong thi đấu) , kỹ thuật sở trường – tức là khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó được đào tạo phù hợp với đặc điểm của cá nhân. Để toàn diện hơn trong kỹ thuật,người tập cần phải chú ý tới sự phát huy sức mạnh toàn diện các bộ phận cơ thể như : sức mạnh 2 tay, 2 chân, lực toàn thân, khả năng quan sát của mắt.. Hầu hết các động tác kỹ thuật bóng chuyền đều có sự sự kết hợp giữa các tố chất vận động như: Sức nhanh – Sức mạnh – Sức bền – Sự mềm dẽo và khéo léo, trong quá trình giảng dạy để làm cho học sinh có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật động tác của môn học, giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn giảng dạy sau.
Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là học các nguyên tắc kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó mặc dù dưới dạng “đơn giản”, để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: tạo khái niệm chung về động tác để tiếp thu tốt kỹ thuật động tác. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động thừa.
Giai đoạn giảng dạy chi tiết: Mục đích giảng dạy ở giai đoạn ban đầu còn đơn giản, đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kỹ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kỹ thuật đó. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Giúp học sinh hiểu biết các qui luật vận động của động tác cần học sâu hơn. Cần có sự chính xác kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian, động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm của người tập.
Giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác: Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người học tiếp thu sâu và vận dụng các động tác hoàn thiện trong thực tế.. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật động tác để lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác, việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại kết quả cao.
4/ CƠ SỞ THỰC TIỂN.
Bóng chuyền là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, kĩ thuật tương đối đơn giản, dễ, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó mà môn bóng chuyền được đưa vào nội dung học tự chọn trong chương trình THCS. Trong các kì Hội Khỏe Phù Đổng từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia đều có thi đấu môn bóng chuyền. Tuy nhiên thành tích môn bóng chuyền của học sinh trường còn thấp so với thành tích môn bóng chuyền của các trường trong địa bàn Huyện Xuân Lộc.
Ở cấp Trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kĩ thuật môn bóng chuyền ở mức độ đơn giản. Việc giảng dạy môn bóng chuyền trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định, song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để
giảng dạy tốt hơn nữa môn bóng chuyền cho học sinh, tập luyện bóng chuyền có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kỹ thuật của bật nhảy, đập bóng làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện và xử lý tốt các kỹ thuật trên không đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho học tập.
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS, giáo viên cần chú ý đến: Nhóm phương pháp sức bền, trực quan, phương pháp thực hành , việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này (12-15 tuổi). Bên cạnh quan sát và làm mẫu được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại, tìm tòi trong nhóm, phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học thể thao tự chọn môn bóng chuyền cho học sinh THCS.
Các phương pháp này phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu nhận được sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì vậy các em hiểu bài sâu hơn, nắm kiến thức chắc hơn. Trong trường hợp này các phương pháp góp phần phát triển tư duy, rèn kĩ năng cho học sinh, cho các em tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu trên và giải quyết vấn đề.
5/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
a/ Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài
 Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và tổ chuyên môn.
Có sân bãi học môn thể dục riêng.
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục nhiều năm.
Học sinh học tích cực, hăng hái tập luyện, biết vượt khó, dễ uốn nắn, sửa sai.
Lực lượng giáo viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong công tác.
Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm.
Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường.
PGD Huyện thường xuyên tổ chức các giải bóng chuyền dành cho học sinh, HKPD cấp Huyện, cấp Tỉnh cũng đưa môn bóng chuyền là môn thi đấu chủ đạo
 Khó Khăn :
Phụ huynh ít quan tâm việc học thể dục của con em, học phụ đạo, bồi dưỡng, học thêm ngoài nhà trường. cho nên ảnh hưởng đến học thể dục và một số lớp buổi sáng phải học thể dục tiết 3,4, buổi chiều học thể dục tiết 7,8 , lúc này trời nắng nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, từ đó dẫn đến việc tập luyện và nâng cao thành tích của học sinh không cao.
Học sinh xuống sân vẫn chưa chủ động tập trung vào hàng theo quy định, một số em đi học trễ. bên cạnh đó còn có một số em xem nhẹ môn học thể dục.
Một số PHHS cũng như hs vẫn có suy nghĩ môn thể dục là môn phụ nên không thấy sự cần thiết, không quan tâm, dẫn đến rất khó khăn trong việc rèn luyện và luyện tập cho học sinh
b/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Bóng chuyền là môn được mọi tầng lớp yêu thích và ngày càng có nhiều giải thi đấu được tổ chức cho học sinh và cán bộ công nhân viên trong và ngoài ngành. Mặt khác với môn bóng chuyền được đưa vào chương trình tự chọn cho học sinh nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm nhận chưa đem lại hiệu quả cao, bên cạnh đó về tài liệu nghiên cứu chưa phố biến ở các trường, trong sách giáo viên chỉ đưa ra được các bài tập mang tính đơn điệu, chưa chuyên sâu hoặc tập theo phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh. Đối tượng học sinh yếu chưa có bài tập bổ trợ để dẫn dắt, cách sữa sai chưa cụ thể, học sinh khá giỏi chưa đưa ra được bài tập nâng cao cho phù hợp. Nên đa số các em thực hiện kỹ thuật động tác sai dẫn đến hình thành kỹ năng, kỹ xảo sai, do đó khi các em được học lên cao thì sẽ khó khăn trong công tác huấn luyện và sự phát triển của các em sẽ chậm hoặc không tiến bộ. Ngoài ra khi cho học sinh tự chọn môn học bóng chuyền cần phải có đủ dụng cụ tập luyện cho cả lớp. Một số trường tiết học bóng chuyền từ 30 -35 học sinh chỉ được 3 -4 quả bóng nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra về mặt kỹ thuật, chuyên môn cũng như về khối lượng vận động.
Thực tế cho thấy khi giảng dạy đến các nội dung như chuyền bóng thấp tay, chuyền bóng cao tay, đa số giáo viên chưa tìm ra các nguyên nhân mà học sinh thường mắc phải, chỉ cho là em đó không có năng khiếu nên không thực hiện được kỹ thuật động tác. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn ứng dụng các bài tập bổ trợ về chuyên môn nhằm tìm ra hướng đi mới cho việc giảng dạy và huấn luyện đạt hiệu quả cao hơn.
c/ Các giải pháp.
*Giải pháp thực hiện.
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) và kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Khi giảng dạy kỹ thuật cho học sinh giáo viên cần làm mẫu nhiều lần, phân tích kỹ thuật động tác rồi sau đó cho học sinh luyện tập. Nhưng đối với đặc điểm riêng của kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay đòi hỏi các em phải thực hiện với mức độ kỹ thuật tương đối khó, do đó khi giảng dạy giáo viên chưa chý ý đến trình độ tiếp thu của đa số các em, trong quá trình tập luyện đã dẫn đến những sai lầm cơ bản sau:
+ Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng:)
Động tác sai: Tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý, điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ khuỷu tay đến cổ tay, dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người còn gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. Chưa phối hợp được sức của toàn thân, chỉ sử dụng một bộ phận cánh tay.
+ Kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Động tác sai: Tư thế cơ bản di chuyển chọn điểm rơi của bóng không chính xác, tay đón bóng mở quá rộng hoặc chưa phù hợp, khi tiếp xúc với bóng chưa có sự hoãn sung đã chuyền bóng, cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân.
* Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc cũng như một số bài tập nâng cao đối với kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay:
Xây dựng nội dung bài tập: Khi xây dựng nội dung bài tập cho học sinh cần chú ý đến 3 đối tượng học sinh, bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em, không yêu cầu cao quá đối với học sinh có thể chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt. Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu), để có bài tập bổ trợ dẵn dắt bằng cách cho tập chậm , lựa chọn bài tập theo phương pháp phân chia từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng..thì giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh.
- Bài tập dành dẫn dắt cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng).
Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước(chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc bóng, dùng lực)
Tại chỗ hai tay nắm hờ đệm không bóng, di chuyển không bóng theo tín hiệu. (chú ý đến bước chân, phối hợp chân với vai)
Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều chỉnh về hình tay theo tín hiệu.
- Bài tập dànhcho những em đã thực hiện tốt kỹ thuật trên:
Di chuyển ngang, chuyền bóng về trước theo nhóm 2 em.
Di chuyển chếch chuyền bóng về trước, 1 em tung 1 em di chuyển chuyền bóng
 - Bài tập dành dẫn dắt cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước (chậm), quan sát bằng mắt di chuyển.
Bài tập đưa hai bàn tay đặt trước mặt cao hơn trán 15 -25cm. Sau đó hoản sung và dùng lực cách tay, khuỷu tay, cổ tay, đẩy lên theo hướng 45độ (Quan sát hình tay không bóng).
Bài tập đưa bóng lên đỉnh đầu đồng thời chuyển trọng tâm chân trước và phối hợp hông, vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái chuyền bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện.
Bài tập tung và đón bóng đên đỉnh đầu ( hai tay tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu) đồng thời di chuyển đón bóng vào hai tay có giai đoạn hoản sung. sau đó chuyển trọng tâm chân trước, dùng lực hông, vai, cách tay, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái đẩy bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện.
Tập liên hoàn có bóng phối hợp các giai đoạn trên theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện.
Đập bóng xuống đất, cho bóng tiếp xúc với cổ tay nhiều lần .
6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Nội dung chương trình của các môn thể thao tự chọn phải xây dựng cho thật phù hợp với đối tượng của học sinh, không yêu cầu cao quá đối với học sinh có tố chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có tố chất tốt. Trong đó đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu) để có bài tập bổ trợ dẵn dắt riêng. Chú ý đến những em có năng khiếu các bài tập dành cho những học sinh này phải mang tính sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn các em.
Phương pháp sử dụng dạy học, giáo viên nên chọn phương pháp phân nhóm quay vòng. Những học sinh yếu thì cho tập riêng các bài tập dễ hơn và chậm hơn so với các em có năng khiếu.
Sử dụng cán sự lớp hoặc những em có năng khiếu để sửa sai cho nhóm có trình độ tiếp thu kỹ thuật chậm.
Đồ dùng dạy học cần phải đủ để hs tập luyện, tránh tình trạng 1-2 tập cả lớp ngồi xem.
Khuyến khích được học sinh tự giác trong tập luyện ở trường cũng như ở nhà bằng hình thức thi đấu giữa các nhóm ( có thể cộng điểm rèn luyện thân thể cuối năm).
7/ KẾT LUẬN:
Thông qua việc áp dụng các bài tập trên tôi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ dẫn dắt nhằm nâng cao thành tích cho học sinh đó là:
Luyện tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước(chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc bóng, dùng lực)
Tại chổ hai tay nắm hờ đệm không bóng, di chuyển không bóng theo tín hiệu. (chú ý đến bước chân, phối hợp chân với vai)
	Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều chỉnh về hình tay theo tín hiệu.
8/ KIẾN NGHỊ:
Cần đầu tư hơn về sân tập, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn thể thao tự chọn.
Cần có chính sách ưu tiên cho học sinh tham gia thể dục thể thao đạt thành tích cao tại huyện, tỉnh.
Thư viện nhà trường cần có sự đầu tư tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục thể chất cho học sinh và giáo viên.
Mỗi năm nhà trường phải mua sắn thêm một số thiết bị dụng cụ như: mua bóng đúng tiêu chuẩn, lưới để học sinh có điều kiện tốt trong tập luyện.
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên, mong được sự tham khảo và góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và có hiệu quả hơn. Xin chân thành cám ơn
Xuân Tâm, ngày 10 tháng 01 năm 2018
Duyệt BGH	Người viết
Nguyễn Duy Thuyết
9/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU
TÁC GIẢ
NĂM XUẤT BẢN
1
Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh giá.
Lê văn Lẫm
Trần Đồng Tâm
2004
2
Đảng và nhà nước với thể dục thể thao.
Đặng Đức Thao
1984
3
Đại cương tâm lý học
NXBGD
2001
4
Hồ Chí Minh toàn tập
NXBGD
1999
5
Một số vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THCS.
Nhóm	tác	giả
NXBGD
2004
6
Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học
Nguyễn Hải Châu
Đinh Mạnh Cường
2005
7
Sách giáo viên 6,7,8,9.
Ngô Trần ái
Vũ Dương Thụy
2002
8
Thể dục và phương pháp dạy học tập 1
Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
1995
9
Thể dục và phương pháp dạy học tập 2
Vũ Đào Hùng
Trần Đồng Lâm Đặng Đức Thao
1997
10
Thể dục và phương pháp dạy học tập 3
Vũ Đào Hùng Trần Đồng Lâm
Đặng Đức Thao
1997
10/ MỤC LỤC:
1/ Tên sáng kiến	trang 02
2/ Đặt vấn đề	trang 02
3/ Cơ sở lí luận.	trang 02
4/ Cơ sở thực tiễn.	trang 03
5/ Nội dung nghiên cứu	trang 04
6 Kết quả nghiên cứu.	trang 7
7/ Kết luận.	trang 7
8/ Đề nghị.	trang 7
9/ Tư liệu tham khảo.	trang 9

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_phuong_phap_day_hoc_mon_the_thao_tu_chon_c.docx
  • pdfPHuoNG_PHaP_DaY_HoC_MoN_THe_THAO_Tu_CHoN_CHO_HoC_SINH_KHoI_THCS.pdf