Báo cáo giải pháp Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới
Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam. “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá.
* Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực:
+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo giải pháp Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 1 Hiện nay như các đơn vị trường Tiểu học khác trên địa bàn tỉnh, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học Minh Thạnh. Mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức được: Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ra là: Học sinh lớp Một có khả năng tư duy và sáng tạo ra câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ mĩ thuật? Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản thân. Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 2 Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực, mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy. Chính từ những trăn trở này, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phƣơng pháp mới”, nhằm giúp học sinh lớp Một thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động học tập và phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng giao tiếp. Mặt khác, qua việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là một trong những cách để ghi nhận và xem xét lại quá trình thực hành giảng - dạy, để hoàn thiện kỹ năng sư phạm của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì cần phải làm tốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt. Việc tự phân tích thiết yếu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên, đồng thời giúp cho mỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn. II/. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Mục tiêu và những định hướng giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (SAEPS) thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 3 Năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy - học Mĩ thuật của SAEPS ở trường tiểu học trên toàn quốc. Theo đó, năm học 2015 – 2016 Bộ Giáo dục & đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường: Tiếp tục triển khai thử nghiệm dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường Tiểu học (Công văn số 4323/BGD&ĐT- GDTH). Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp”. Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có trình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông là hết sức cần thiết. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp Một: Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi này sự tri giác của các em còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết vì ở độ 6 tuổi là khởi đầu của giai đoạn phát triển mới của tư duy.. Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, hay thay đổi do năng lực tư duy hạn chế. Mặt khác, năng lực chú ý và trí nhớ ở lứa tuổi này cũng còn kém bền vững, chưa thể tập trung lâu trong thời gian dài. Nói chung là các em luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán do môi trường của các em có sự thay đổi, từ hoạt động vui chơi là chính chuyển qua hoạt động chủ đạo là học tập. Các em có thể nhớ rất nhanh và thích làm những gì mình thích, nhưng lại mau quên, khó tập trung vào việc học. Tâm lý của các em là thích được khen hơn chê, cho nên khi các em được thầy cô khen, bạn bè quý mến các em rất thích. Mặt khác khi chuyển từ giai đoạn từ chơi là chính sang hoạt động học là chính, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều. Thậm chí có em còn sợ đi học vì ít nhiều đều cảm thấy không thoải mái, bị bó buộc trong khuôn khổ nhất định. Đây là giai đoạn khó khăn đối với các em. Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy Mĩ thuật cho trẻ lớp Một. Giúp cho giáo viên có thể sử dụng những phương pháp, phương tiện thích hợp trong việc giảng dạy. Những vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới (thuộc dự án do Đan Mạch hỗ trợ). Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 4 Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân. Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam. “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá. * Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực: + Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân. + Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân. + Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện). + Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tác phẩm của mình, để giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác phẩm. + Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt đ ... t thì chưa đạt và ngược lại) nên giáo viên cần quan tâm theo dõi để có những nhận xét, đánh giá cho hợp lý và đảm bảo khách quan. *Cách thực hiện: Sau mỗi hoạt động. Tôi thường cho học sinh dán bài lên bảng để nhận xét. Sau khi áp dụng giải pháp kết quả đạt đươc là: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt. III/. KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 23 Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽBiết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tậpMột điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này, áp lực học tập không còn là vấn đề với các em. Đây chính là hình thức dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra một bài học mới), tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực, phục vụ cho học tập và cuộc sống. Số học sinh còn tẩy xóa bài vẽ giảm đi đáng kể, hiện tượng sao chép cũng không còn. Đặc biệt là không có học sinh nào không hoàn thành được bài thực hành theo nội dung yêu cầu của bài học. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 24 Từ những kết quả đạt được, chứng tỏ giải pháp mới này có hiệu quả và khả quan. Đồng thời cũng khẳng dịnh một điều đó là: dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới cho học sinh lớp Một không khó. Cái khó chính là giáo viên phải lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp và để làm được điều này trước hết đòi hỏi giáo viên phải là người có lòng yêu nghề - mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quyết tâm thực hiện theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Bộ Giáo dục & đào tạo đã triển khai. Xem sản phẩm của các em chúng ta sẽ thấy ngay những tiến bộ vượt bậc mà các em đã có được. Tính sáng tạo, độc đáo được học sinh thể hiện qua từng chủ đề sinh động, phong phú và đa dạng. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều quan trọng là giáo viên đã tạo được không khí hào hứng, say mê vẽ ở học sinh. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 25 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Chủ đề 3: Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác Tên: Trần Mai Thảo My – Lớp 1/1 Tên: Hoàng Thị Cẩm Ly – Lớp 1/2 Tên: Nguyễn Minh Tuấn – Lớp 1/3 Tên: Nguyễn Thảo Trang-Lớp 1/4 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 26 Chủ đề 4: Những con cá đáng yêu Tên: Trần Lê Quang Minh – Lớp 1/4 Tên: Lê Thị Ngọc Thi – Lớp 1/6 Tên: Phạm Hoàng Hiệp – Lớp 1/3 Nguyễn Võ Hoàng Anh – Lớp 1/4 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 27 Chủ đề 5: Em và bạn em Tên: Trần Hải Đăng – Lớp 1/5 Tên: Phí Thị Nhƣ Quỳnh – Lớp 1/6 Tên: Huỳnh Thanh Dung – Lớp 1/2 Tên: Thạch Thị Nhƣ Ý – Lớp 1/1 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 28 Chủ đề 6: Ông mặt trời vui tính Tên: Trần Lê Khánh Duy – Lớp 1/1 Tên: Trần Phúc Anh – Lớp 1/2 Tên: Đào Linh Chi – Lớp 1/3 Nguyễn Thị Minh Thƣ – Lớp 1/4 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 29 Chủ đề 9: Thiên nhiên tƣơi đẹp Tên: Trần Bảo Anh – Lớp 1/6 Tên:Bùi Nguyễn Bảo Trân-Lớp 1/6 Tên: Vũ Hoàng Kim – Lớp 1/4 Tên: Nguyễn Hoàng Phi Long – Lớp 1/4 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới tôi nhận thấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất. Việc đánh giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. Giáo viên cần cho học sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình, nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của học sinh vào các ngày sinh hoạt tập thể. Tập cho học sinh thói quen sưu tầm và cất giữ những vật dụng, vỏ hộp, chai nhựa..không còn sử dụng để khi cần có thể sử dụng. Làm tốt công tác tư tưởng với phụ huynh để phụ huynh tham gia chuẩn bị tốt họa phẩm và vật liệu phục vụ cho phương pháp mới dạy Mĩ thuật, có thể tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 30 Nhìn chung môn Mĩ thuật gần đây đã được chú trọng nên cũng dần có hiệu quả trong nhà trường. Năng lực sáng tạo của nhiều giáo viên có nhiều tiến bộ. Học sinh yêu thích môn học này nhiều hơn bởi mĩ thuật là môn học nghệ thuật, kết quả của nó là kết quả của cảm xúc, chứ không đơn giản là kỹ thuật hay kỹ năng. Muốn tạo ra cái đẹp, học sinh phải có cảm xúc. Cảm xúc phải xuất phát từ sự rung động của học sinh trước vẻ đẹp của đối tượng cùng với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên. Cái đẹp phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của mỗi học sinh. Trẻ em có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận riêng, không giống cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người lớn. Để áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn Mĩ thuật Tiểu học ngày càng hiệu quả và giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn, chúng tôi xin kiến nghị một số ý như sau: + Đề nghị ngành cấp trên tạo điều kiện cho giáo viên Mĩ thuật được dự giờ học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài huyện để giáo viên tiếp cận với phương pháp mới. + Như lời thầy Nguyễn Hữu Hạnh, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, BGD&ĐT : “Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em”. Vâng, khó khăn nào giáo viên cũng sẽ cố gắng vượt qua, nhưng khó khăn do kinh tế gia đình học sinh thì có cố mấy cũng không hiệu quả. Vậy nên kính mong ngành cấp trên sẽ có những điều chỉnh phù hợp để giáo viên chuyên trách Mĩ thuật không còn quá lo lắng, băn khoăn và an tâm công tác, nhằm huy động nguồn lực dạy học Mĩ thuật hiệu quả. + Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm qua quá trình áp dụng để giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới. Cần xây dựng nội dung thành các tiết dạy minh họa nhằm định hướng tổ chức dạy học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên chuyên. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 31 Có thể giải pháp nêu trên chưa phải là tối ưu nhưng đó chính là một cách cần thiết và dễ dàng áp dụng, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn vai trò của mình khi giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới và những vấn đề mà chúng tôi đã nêu chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Song đó là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm. ¶ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu lớp tập huấn hè . (2017- 2018) Tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục . Hình ảnh bài vẽ của học sinh lớp 1. Trường tiểu học Minh Thạnh Một số tư liệu lấy từ nguồn Internet. Trong quá trình thực hiện một học kì bản thân đã tích lũy một số kinh nghiệm như trên áp dụng đạt hiệu quả ở trường tuy thế cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Nay xin trình bày để các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp tham khảo và xây dựng để hoàn thiện hơn trong quá trình dạy học. Để đề tài này có thể áp dụng phổ biến cho giáo viên chuyên trách có thể làm tài liệu tham khảo để trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp có nhu cầu. Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 32 Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Minh Thạnh, các đồng nghiệp và các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến này . Minh Thạnh, ngày 20 tháng 1 năm 2019 Ngƣời thực hiện MỤC LỤC Đỗ Thị Mỳ Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 33 TT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 I/ Lí do chọn đề tài 1 3 II/ Cơ sở lí luận 3 4 III/ Cơ sở thực tiễn 6 5 IV/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6 PHẦN II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 7 I/ Thực trạng 7 8 II/ 5 giải pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp mới 11 9 Giải pháp thứ 1: Giáo viên, học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phù hợp với mỗi chủ đề. 12 10 Giải pháp thứ 2: Giáo viên bộ môn Mĩ thuật cần nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên suốt chủ đề, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương. 12 Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Mỳ Trang 34 11 Giải pháp thứ 3: Áp dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 15 12 Giải pháp thứ 4: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. 16 13 Giải pháp thứ 5: Thực hiện “ Đánh giá thường xuyên” trong dạy- học Mĩ thuật. 18 14 KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 22 15 PHẦN III: KẾT LUẬN 29 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
File đính kèm:
- bao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_day_hoc_mon_mi_thuat_cho.docx
- Mot_so_bie_phap_hoc_tot_mon_Mi_thuat_theo_phuong_phap_moi.pdf