SKKN Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên lạc giai đoạn 2012–2015

Hiện nay đất nước ta đang trên đà đổi mới, nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó giáo dục đào tạo là một trong những mặt quan trọng đào tạo ra nhân tố con người có đầy đủ tài năng, trí tuệ cho đất nước. Đảng ta cũng khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, có kỹ thuật, tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai.

Vì vậy cần phải giải quyết tốt vấn đề giáo viên để đảm bảo chất lượng và có hiệu quả giáo dục. Muốn giảiquyết tốt vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo, phải chăm lo xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có năng lực sư phạm, vừa có trách nhiệm gắn bó và tâm huyết với nghề. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, điều đó có nghĩa là Nhà nước đã giao cho ngành giáo dục sứ mệnh cực kỳ to lớn và quan trọng. Có thể nói: “Thành hay bại trong cuộc sống đấu tranh cho sự phát triển, cho việc xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh và hạnh phúc là tuỳ thuộc rất nhiều vào hiệu quả công việc của người giáo viên, của mỗi lớp học, mỗi nhà trường”.

Đặc biệt giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Nhìn lại đội ngũ giáo viên Tiểu học trong nhiều thập kỷ qua, ngành ta tự hào có rất nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề, luôn tận tâm với thế hệ trẻ, miệt mài bên trang giáo án. Dấu chân của họ đã trải dài trên khắp mọi miền của đất nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hiện nay vẫn còn bộ phận chưa làm tròn trách nhiệm của người giáo viên, khi giảng dạy còn nặng về nhồi nhét, truyền thụ kiến thức theo con đường mòn, chưa phát huy tính sáng tạo của học sinh. Muốn có chất lượng giáo dục tốt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đòi hỏi các nhà trường cần phải có những biện pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên để nâng cao kiến thức và năng lực sư phạm.

pdf 22 trang Huy Quân 28/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên lạc giai đoạn 2012–2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên lạc giai đoạn 2012–2015

SKKN Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên lạc giai đoạn 2012–2015
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG 
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TRƯỜNG TIỂU 
HỌC NGUYỆT ĐỨC - YÊN LẠC GIAI ĐOẠN 
2012– 2015 
MỤC LỤC Trang 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I/ Lý do chọn đề tài 
II/ Mục đích nghiên cứu 
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu 
IV/ Đối tượng nghiên cứu 
V/ Phương pháp nghiên cứu 
VI/ Phạm vi nghiên cứu 
PHẦN II: NỘI DUNG 
I/ Cơ sở lý luận 
II/ Cơ sở giáo dục 
III/ Cơ sở thực tiễn 
1/ Đặc điểm tình hình 
2/ Thực trạng giáo dục của trường Tiểu học Nguyệt Đức 
3/ Cơ sở vật chất 
4/ Công tác xã hội hóa 
5/ Về chất lượng 
IV/ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội 
ngũ giái viên trường Tiểu học Nguyệt Đức – Yên lạc 
1/ Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và lối 
sống 
2/ Các giải pháp về tổ chức 
3/ Tăng cường cơ sở vật chất 
V/ Kết quả thực hiện 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1/ Kết luận 
2/ Kiến nghị 
1 
2 
2 
2 
2 
2 
3 
3 
4 
6 
6 
7 
8 
8 
8 
10 
10 
10 
14 
15 
18 
18 
19 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Hiện nay đất nước ta đang trên đà đổi mới, nhân tố con người là yếu tố 
quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó 
giáo dục đào tạo là một trong những mặt quan trọng đào tạo ra nhân tố con 
người có đầy đủ tài năng, trí tuệ cho đất nước. 
Đảng ta cũng khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng 
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có 
kiến thức văn hoá, có kỹ thuật, tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, 
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển 
của đất nước và chuẩn bị cho tương lai. 
Vì vậy cần phải giải quyết tốt vấn đề giáo viên để đảm bảo chất lượng và 
có hiệu quả giáo dục. Muốn giải quyết tốt vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo, 
phải chăm lo xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có năng lực sư phạm, 
vừa có trách nhiệm gắn bó và tâm huyết với nghề. Đảng và Nhà nước ta khẳng 
định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng 
đầu”, điều đó có nghĩa là Nhà nước đã giao cho ngành giáo dục sứ mệnh cực 
kỳ to lớn và quan trọng. Có thể nói: “Thành hay bại trong cuộc sống đấu tranh 
cho sự phát triển, cho việc xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh 
và hạnh phúc là tuỳ thuộc rất nhiều vào hiệu quả công việc của người giáo 
viên, của mỗi lớp học, mỗi nhà trường”. 
Đặc biệt giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục 
quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban 
đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam 
tương lai. Nhìn lại đội ngũ giáo viên Tiểu học trong nhiều thập kỷ qua, ngành 
ta tự hào có rất nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề, luôn tận tâm với thế hệ trẻ, 
miệt mài bên trang giáo án. Dấu chân của họ đã trải dài trên khắp mọi miền của 
đất nước. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hiện nay vẫn còn bộ phận chưa làm 
tròn trách nhiệm của người giáo viên, khi giảng dạy còn nặng về nhồi nhét, 
truyền thụ kiến thức theo con đường mòn, chưa phát huy tính sáng tạo của học 
sinh. Muốn có chất lượng giáo dục tốt nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao 
của xã hội đòi hỏi các nhà trường cần phải có những biện pháp bồi dưỡng đội 
ngũ cán bộ giáo viên để nâng cao kiến thức và năng lực sư phạm. 
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở 
trường Tiểu học Nguyệt Đức nên tôi chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải 
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên Lạc 
 giai đoạn 2012– 2015” nhằm xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên 
môn nghiệp vụ vững vàng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành giáo dục 
mà Đảng bộ – chính quyền nhân dân các cấp đặt ra cho trường Tiểu học 
Nguyệt Đức hiện nay và cho những năm tiếp theo. 
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, tình hình thực tiễn về thực trạng giáo dục 
của trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên Lạc – Vĩnh Phúc nhằm tìm ra mặt 
mạnh, mặt yếu trong giáo dục của trường Tiểu học Nguyệt Đức. Từ đó đề ra 
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần phát triển kinh tế, 
giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội ở địa phương Nguyệt Đức - Yên 
Lạc. 
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
Xác định cơ sở khoa học và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Phân 
tích thực trạng của việc quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tại 
trường Tiểu học Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó đề 
xuất những biện pháp để xây dựng và phát triển bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 
tiểu học hiện nay. 
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Đội ngũ giáo viên Tiểu học Nguyệt Đức cùng với các biện pháp xây 
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ của trường Tiểu học Nguyệt Đức. 
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1/ Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
Đọc sách, văn bản để thu thập tư liệu, thông tin cầng thiết cho phần I của 
đề tài. 
2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
- Điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với quan sát, đàm thoại, 
phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi 
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Nguyệt Đức. 
- Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi 
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạt 
động dạy và học trong nhà trường. Phương pháp này được sử dụng ở phần II. 
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án, sổ 
sách...) để xác định kết quả công tác dạy - học của giáo viên và học sinh. 
VI/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
Do trình độ lý luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai 
nghiên cứu đề tài ở phạm vi trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên Lạc – Vĩnh 
Phúc đến năm 2015. 
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ 
thuật. Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục 
thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Không có thầy 
thì không có giáo dục”. Do vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ là lực 
lượng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, họ có vai trò quyết định chất 
lượng giáo dục của nhà trường. Cùng với sự lớn mạnh của giáo dục Vĩnh Phúc, 
trường Tiểu học Nguyệt Đức thực hiện tốt một trong những nhiệm vụ trọng 
tâm của năm học 2012 – 2013 là “Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý giáo dục”. 
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, định hướng của chủ 
thể lên khách thể về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng hệ thống 
các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ 
thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. 
Nói về đội ngũ thì đội ngũ là một trong những nguồn vốn quan trọng của 
bất cứ tổ chức nào đó là nguồn vốn nhân lực. 
Nói về đội ngũ giáo viên thì đội ngũ giáo viên là một tập thể người gắn 
kết với nhau bằng hệ thống mục đích, có cùng nhiệm vụ trực tiếp dạy học và 
giáo dục học sinh, cùng chứa sự ràng buộc của những qui tắc có tính hành chấp 
sư phạm của ngành và Nhà nước. 
Về “Xây dựng đội ngũ”: Làm cho hình thành một tổ chức hay một chủ 
thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một hướng nhất định. Xây dựng 
và phát triển đội ngũ nhà trường chính là làm cho nguồn nhân lực của nhà 
trường không ngừng được cải thiện cả về mặt số lượng và chất lượng. Xây 
dựng con người mới, tạo ra các giá trị tinh thần có ý nghĩa. 
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm. Tập thể sư 
phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu là 
hiệu trưởng. Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành 
một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thức 
hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo 
viên ở trong tập thể sư phạm cũng có những đặc điểm giống như đặc điểm của 
tập thể sư phạm. Mục tiêu của tập thể sư phạm cũng giống như mục tiêu giáo 
 dục của trường Tiểu học là “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, 
thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con 
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm 
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. (Theo điều 23 – 
Luật giáo dục). 
Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu đó, tập thể sư phạm nhà 
trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên 
với mục tiêu của tập thể và mục tiêu xã hội. Sự thống nhất và hài hòa ba lợi ích 
đó là điều kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể. 
Đội ngũ của trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên không 
kể người đó trong hay ngoài biên chế. Đội ngũ phải đủ về số lượng, đồng bộ về 
cơ cấu, đạt trình độ chính trị – học vấn – nghiệp vụ chuyên môn. 
Đội ngũ giáo viên tiểu học bao gồm các thành viên là cán bộ, giáo viên, 
nhân viên đều phải đạt các tiêu chuẩn: Phẩm chất đạo đức, chuẩn về chuyên 
môn nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng. 
Mỗi giáo viên tiểu học đều có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học 
sinh và mỗi học sinh cũng tiếp nhận sự giáo dục của mỗi giáo viên và tập thể 
giáo viên. Vì vậy, chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục được qui định bởi 
năng lực, phẩm chất của mỗi giáo viên và vào sự phối hợp giáo dục của các 
giáo viên. Những giáo viên có tay nghề cao, thường thực hiện tốt được cả 2 
nhiệm vụ này. 
Một đội ngũ mạnh phải bao gồm nhiều người tốt và chính tập thể đó sẽ 
là môi trường thuận lợi cho mỗi thành viên làm việc có chất lượng nhất là 
những cán bộ giáo viên mới vào nghề hoặc còn có mặt yếu kém. 
Một đội ngũ vững mạnh là tập thể sư phạm mà ở đó được phản ánh cao 
nhất sự nhất trí về nguyện vọng, niềm ao ước giữa trường học, cha mẹ học sinh 
và học sinh. Đó là chất lượng giáo dục cao mà cộng đồng

File đính kèm:

  • pdfskkn_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi.pdf