SKKN Một số trò chơi giúp học sinh Lớp Một Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt môn Toán theo Sách giáo khoa mới
Trong các môn học của học sinh tiểu học cùng với môn Tiếng Việt và các môn học khác, môn Toán cũng có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Để góp phần tích cực vào việc nâng cao kiến thức và kĩ năng học Toán cho học sinh tiểu học tôi xin giới thiệu với các anh chị, em đồng nghiệp một sáng kiến trong dạy - học Môn Toán ở trường tiểu học đó là đề tài: " Một số trò chơi giúp học sinh lởp Một Truờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt môn Toán theo sách giáo khoa mới". Môn Toán giúp học sinh nhận biết được mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Muốn cho các em tính toán nhanh, đúng và chính xác phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề và hình thành phẩm chất cần thiết của người lao động như: cần cù, cẩn thận có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có khoa học. Muốn lôi cuốn các em thích thú các trò chơi không phải là một sớm một chiều mà đòi hỏi phải lâu dài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi giúp học sinh Lớp Một Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt môn Toán theo Sách giáo khoa mới

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI HỌC TỐT MÔN TOÁN THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI LỜI MỞ ĐẦU Trong các môn học của học sinh tiểu học cùng với môn Tiếng Việt và các môn học khác, môn Toán cũng có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Để góp phần tích cực vào việc nâng cao kiến thức và kĩ năng học Toán cho học sinh tiểu học tôi xin giới thiệu với các anh chị, em đồng nghiệp một sáng kiến trong dạy - học Môn Toán ở trường tiểu học đó là đề tài: “ Một số trò chơi giúp học sinh lớp Một Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt môn Toán theo sách giáo khoa mới”. Môn Toán giúp học sinh nhận biết được mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Muốn cho các em tính toán nhanh, đúng và chính xác phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề và hình thành phẩm chất cần thiết của người lao động như: cần cù, cẩn thận có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, có khoa học. Muốn lôi cuốn các em thích thú các trò chơi không phải là một sớm một chiều mà đòi hỏi phải lâu dài. Với đề tài trên đây là việc làm rất cần thiết đối với bản thân tôi. Cần phải tìm tòi các trò chơi cho phù hợp từng bài, từng tiết học. Là người giáo viên đang dạy lớp Một của chương trình đổi mới sách giáo khoa, tôi luôn luôn áp dụng các trò chơi thật phù hợp với lứa tuổi các em lớp Một. Tôi phải biết cách tổ chức các trò chơi sao cho hợp lí và hấp dẫn để lôi cuốn tất cả học sinh tham gia chơi tích cực, sôi nổi mà vẫn đảm bảo được kĩ luật lớp học. Đó là lí do lớn nhất của tôi khi quyết định chọn đề tài này để áp dụng trong giảng dạy môn Toán lớp Một hiện nay. Với sáng kiến của tôi, chắc chắn không thiếu phần thiếu sót. Tôi rất mong bạn đọc góp ý xây dựng bài viết của tôi hoàn thiện hơn. A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Vào lớp Một, lần đầu tiên được tiếp xúc với Toán học với tư cách là một môn học. Cụ thể hơn, học sinh sẽ tiếp xúc với các đối tượng toán học, các quan hệ toán học, các phép toán ... ban đầu làm nền tảng cho quá trình học môn Toán sau này. Đặc biệt lần đầu tiên học sinh được làm quen và rèn luyện với các thao tác tu duy trong dạy học Toán như là quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, chứng minh...Những điều này dễ làm cho các tiết học trở nên khó khăn, nhàm chán, học sinh dễ căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra chương trình môn Toán lớp Một là bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp Một ở nước ta, khắc phục một số tồn tại của việc dạy Toán lớp Một trong giai đoạn vừa qua. - Chương trình Toán tiểu học mới có nhấn mạnh hơn đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức kĩ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống trong sự hoàn chỉnh tương đối các kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt chương trình này quan tâm đúng mức hơn đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề, phát triển năng lực tư duy, xây dựng phương pháp dạy học Toán theo hướng tập trung vào học sinh, giúp các em biết cách tự học Toán có hiệu quả. Phấn đấu để dạy tốt các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là nguyện vọng tha thiết của đội ngũ giáo viên tiểu học. Như chúng ta đã biết, toán học là khoa học suy diễn trừu tượng nhưng toán học ở tiểu học lại mang tính trực quan, cụ thể bởi vì mục tiêu của môn Toán học ở tiểu học là hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy và phương pháp toán học cho học sinh sau này. Một mặt khác toán học còn có tính thực tiễn. Các kiến thức toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán học là khái quát từ nhiều tình huống trong cuộc sống. Dạy học toán học ở tiểu học là hoàn thiện những gì vốn có trong học sinh, cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức các kiến thức toán học bằng ngôn ngữ và các kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một cách sáng tạo nhất, thông minh nhất trong việc học toán và cuộc sống sau này. Chính vì vậy, người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học Toán. Với những đặc điểm trên, giáo viên dạy chương trình Toán lớp Một cần xác định phải đạt được những yêu cầu sau trong một tiết Toán: - Cung cấp kiến thức mới cho học sinh; - Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp; - Đảm bảo thực hiện các hình thức tổ chức học tập phong phú, sinh động, phù hợp với việc đổi phương pháp, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, có hiệu quả. Phấn đấu đạt được các yêu cầu này là điều các giáo viên dạy lớp Một luôn trăn trở. Làm thế nào để vừa đảm bảo kiến thức học tập, vừa tổ chức được các hình thức dạy học sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn - chủ yếu là những trò chơi học tập mà vẫn vừa đảm bảo được thời gian dạy học trong một tiết theo quy định, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức cho việc thiết kế bài dạy. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số trò chơi giúp học sinh lớp Một Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt môn Toán theo sách giáo khoa mới”. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/Mục đích nghiên cứu : “Giúp học sinh lớp Một thích thú tham gia vào cá trò chơi để học tốt môn Toán thao sách giáo khoa mới”. 2/ Nội dung nghiên cứu : Học sinh nắm chắc chắn tên trò chơi - cách chơi - luật chơi. 3/ Tài liệu nghiên cứu : Trong thực tế, để có được các hình thức dạy học đa dạng, giáo viên đã phải đầu tư suy nghĩ, sáng tạo rất nhiều; nhưng không phải lúc nào cũng thể hiện thành công trong tiết dạy. Một thực tế khác nữa, đó là khi củng cố bài học, giáo viên thường soạn ra một số bài tập tương tự sách giáo khoa , sau đó sáng tạo ra các hình thức trò chơi nhằm mục đích khắc sâu kiến thức cho học sinh một cách sinh động. Giáo viên phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, soạn thêm bài tập, mô hình, quân bài, bông hoađể tổ chức trò chơi. Tham khảo thêm các trò chơi ở tạp chí giáo dục về môn Toán. Thường xuyên dự giờ để học hỏi bạn đồng nghiệp cách tổ chức trò chơi có nhiều hiệu quả trong tiết dạy. I. Cơ sở lí luận : Tổ chức các trò chơi nhằm giúp học sinh lớp Một : - Bước đầu có một số kĩ năng giao tiếp, tự tin, nhanh nhẹn, sáng tạo, thông minh. II. Cơ sở trò chơi học Toán : Nội dung các trò chơi được phối hợp chặt chẽ, đồng đều và phù hợp. Chuẩn bị một số trò chơi để học Toán lớp Một. + Giới thiệu các mô hình. + Hình thành nề nếp học sinh khi tham gia trò chơi. + Tìm hiểu trình độ học sinh. Qua phân tích thực tế và xác định nguyên nhân như trên, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy Lớp Một nhiều năm tôi nghĩ, nên chăng giáo viên cần đầu tư thiết kế một số trò chơi phù hợp cho môn Toán, áp dụng cho từng dạng bài tập thực hành, chuyển một số bài tập thực hành trong sách giáo khoa thành dạng trò chơi để vừa luyện tập, vừa củng cố, làm phong phú các hình thức tổ chức học tập, gây hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mà không gây quá tải. Qua các trò chơi sẽ giúp các em tạo được tâm lý dạn dĩ, tự tin, hoà đồng cùng với các thầy cô giáo và bạn bè .Bên cạnh đó, thông qua các trò chơi, học sinh sẽ hứng thú học tập, góp phần làm cho tiết học sinh động, kích thích được trí tưởng tượng, trí nhớ ... của học sinh. Quá trình tổ chức các trò chơi góp phần vào việc hình thành kĩ năng, kiến thức học tập và làm việc tích cực của học sinh. Từ suy nghĩ này, tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Xin được phép trình bày trong nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI HỌC TỐT MÔN TOÁN THEO SÁCH GIÁO KHOA MỚI”. III. Một số biện pháp : Theo tôi nghĩ muốn những biện pháp giáo dục đặt ra và thực hiện đạt kết quả thì phải cần có sự kết hợp nhiệt tình từ phía gia đình, sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân học sinh và sự giúp đỡ tận tình của bạn học trong lớp, nhất là đôi bạn học tập. Nhưng yếu tố quyết định nhất trong sự thành công của những biện pháp giáo dục này chính là vai trò chủ đạo của người giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm phải biết đặt ra những kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và cũng rất thiết thực cụ thể nhất đối với tình hình lớp để thực hiện đều đặn, xuyên suốt cả năm học. Tôi xin nêu ra đây một số biện pháp cụ thể đã và đang được áp dụng tại lớp mình. * Biện pháp thứ nhất : Phối hợp với cha mẹ học sinh: Để góp phần giúp các em học tốt môn Toán sau khi nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách bài soạn, tôi nghĩ ngay đến việc phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh bàn đến biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học thông qua cuộc họp đầu năm. Tôi đã được tất cả các phụ huynh trong lớp ủng hộ nhiệt tình. Tôi soạn bảng kiến thức cần ghi nhớ như: - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 3. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 4. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 5. - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 7. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 8. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 9. - Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10... Học sinh dán ngay ở góc học tập hoặc nơi nào trong nhà mà các em hay qua lại nhất, nhìn nhiều thành ra thuộc. Cha mẹ sẽ kiểm tra các em hằng ngày. Tôi dành từ 5 đến 10 phút truy bài đầu giờ hoặc kiểm tra miệng nhất là các học sinh trung bình, yếu kém đã được phân loại và kịp thời động viên khuyến khích khi các em có tiến bộ.Vì sao vậy? Bởi vì đối với Toán ở tiểu học tính viết là chủ yếu, xong cũng không nên coi nhẹ tính miệng vì trong khi làm tính nếu các em gặp các phép tính trong bảng các em có thể ghi
File đính kèm:
skkn_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_lop_mot_truong_tieu_hoc_n.pdf