SKKN Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở Trường THCS Phong Thủy
Năm học 2012-2013 vừa qua, Phòng GD-ĐT Lệ Thủy và Sở GD-ĐT
Quảng Bình đã đưa trường THCS Phong Thủy chúng tôi là một trong hai
trường của khối THCS trong huyện vào kế hoạch tổ chức KĐCLGD. Đến
19/3/2013 Phòng Khảo thí KĐCL - Sở GD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức đánh
giá ngoài. Kết quả trường chúng tôi được đánh giá đạt cấp độ III (cấp độ cao
nhất). Đây thực sự là một thành quả đáng tự hào của cán bộ giáo viên học sinh
toàn trường, địa phương, nhân dân xã Phong Thủy.
Trong quá trình thực hiện công việc đó, chúng tôi đã bước đầu hình
thành được một số kinh nghiệm về tổ chức tự đánh giá chất lượng GD. Để cho
việc kiểm định lần sau trở nên thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả đạt chất
lượng cao hơn, chúng tôi tự thấy cần phải tổng kết lại những công việc của
mình vừa qua thành kinh nghiệm để cho lần TĐG chu kỳ sau được thuận tiện,
cũng như các CSGD khác chuẩn bị tham gia đánh giá có thể tham khảo. Đó là
lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở Trường THCS Phong Thủy

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS PHONG THỦY A. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài: Năm học 2012-2013 vừa qua, Phòng GD-ĐT Lệ Thủy và Sở GD-ĐT Quảng Bình đã đưa trường THCS Phong Thủy chúng tôi là một trong hai trường của khối THCS trong huyện vào kế hoạch tổ chức KĐCLGD. Đến 19/3/2013 Phòng Khảo thí KĐCL - Sở GD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức đánh giá ngoài. Kết quả trường chúng tôi được đánh giá đạt cấp độ III (cấp độ cao nhất). Đây thực sự là một thành quả đáng tự hào của cán bộ giáo viên học sinh toàn trường, địa phương, nhân dân xã Phong Thủy. Trong quá trình thực hiện công việc đó, chúng tôi đã bước đầu hình thành được một số kinh nghiệm về tổ chức tự đánh giá chất lượng GD. Để cho việc kiểm định lần sau trở nên thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả đạt chất lượng cao hơn, chúng tôi tự thấy cần phải tổng kết lại những công việc của mình vừa qua thành kinh nghiệm để cho lần TĐG chu kỳ sau được thuận tiện, cũng như các CSGD khác chuẩn bị tham gia đánh giá có thể tham khảo. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này. II.Sơ lược lịch sử vấn đề và điểm mới của đề tài: 1.Tổng quan về việc tự đánh giá chất lượng nhà trường: Kiểm định chất lượng giáo dục(KĐCLGD) là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục (CSGD) bao gồm tự đánh(TĐG) giá và đánh giá ngoài để xác định mức độ CSGD đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục(TCĐGCLGD) và việc công nhận CSGD đạt TCĐGCLGD của cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó, CSGD, cơ quan quản lý giáo dục nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có kế hoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là một việc làm rất cần thiết. Tự đánh giá của CSGD là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá trình nhà trường tự tổ chức kiểm tra đánh giá, tự xem xét, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành. Nội dung của quá trình đó là tự xem xét, tự đánh giá về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Mục đích nhằm giúp nhà trường tự nhận biết được thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất của trường đang ở cấp độ nào, uy tín, vị thế của nhà trường đối với cha mẹ học sinh, địa phương, nhân dân và với ngành đạt được đến đâu. Từ đó, có kế hoạch đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng các tiêu chí GD. 2.Những chủ trương chỉ đạo và văn bản liên quan đến công việc đánh giá, KĐCLDG: Công tác KĐCLGD ở nước ta được khởi động từ năm 2008, đến năm 2009 mới được triển khai từng bước đến các bậc học trong tỉnh. Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo công tác KĐCLGD đối với các CSGD nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục ở các trường học. Nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc triển khai đã được ban hành đó là: Chỉ thị số 46/2008/CT- BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông; Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá.chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở; Công văn số 1421/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 25/8/2009 của Giám đốc Sở GD&ĐT v/v tập huấn công tác tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông; CV 7880/BGD& DT- KDCL- Híng dÉn tù ®¸nh gi¸; Công văn số 1299/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 12/9/2011;CV 1747/QĐ-SGD-ĐT ngày 15/11/2011; CV 1900/QĐ-SGD-ĐT ngày 11/12/2011; CV 124/ SGD-ĐT ngày 01/02/2012; CV 821/ SGDĐT- KTKĐCLGD ngày 03/5/201; CV 2027/ SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08/10/2012. Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (mới nhất)... Hàng năm SGD-ĐT chỉ mới tổ chức KĐCLGD mỗi huyện thị mỗi cấp học từ 1-2 trường. Như vậy vấn đề ĐGCLGD là một việc làm còn rất mới đối với các CSGD của huyện cũng như toàn tỉnh. Thời gian qua, trường THCS Phong Thủy đã trải qua 2 lần TĐG, 1 lần KĐCLGD. Trường chúng tôi đã hoàn thành với kết quả đạt được khá tốt, làm cho trường chúng tôi tiếp tục có những chuyển biến tích cực về mọi mặt công tác. Chúng tôi đã và đang rút kinh nghiệm để tiếp tục phát triển. 3.Điểm mới của đề tài: Như trên đã trình bày, bởi đây là vấn đề mới được triển khai trong vài ba năm nay, các CSGD bước đầu đang tiếp cận, thực hiện và tiếp tục chuẩn bị tham gia đánh giá. Cho nên, việc đúc rút kinh nghiệm đang là vấn đề cần thiết đặt ra, để một mặt thực hiện tốt công việc quản lý nhà trường hàng ngày, mặt khác là để chuẩn bị cho việc TĐG, KĐCLGD lần sau được chu đáo, đầy đủ, có hiệu quả hơn mà lại tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Đó là mong muốn của chúng tôi. Nhưng, trên thực tế, chưa thấy có ai phổ biến kinh nghiệm về công việc này, nên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC của trường chúng tôi đang là vấn đề còn rất mới và khá cấp thiết đối với các CSGD. III. Mục đích, giới hạn phạm vi nghiên cứu, áp dụng của đề tài: 1. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, sau khi hoàn thành việc KĐCLGD chúng tôi đã tổ chức sơ kết, tổng hợp những ưu điểm tồn tại đã qua và rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục chẩn chỉnh các hoạt động hàng ngày của trường và đặc biệt là chuẩn bị từ xa, đầy đủ, chu đáo cho chu kỳ kiểm định sắp tới của trường được thuận lợi, đạt hiệu quả cao, mà đảm bảo tiết kiệm sức lực của toàn đội ngũ. Mặt khác, cũng qua việc đúc rút kinh nghiệm này, ở một mức độ nào đó giúp cho các CSGD khác đang và sẽ chuẩn bị KĐCLGD có thể tìm thấy ở đây ít nhiều điều bổ ích. Bởi đây là một công việc còn rất mới đối với các trường học hiện nay. Đó là tất cả mục đích và sự mong muốn của chúng tôi. 2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và áp dụng của đề tài: Trong khuôn khổ kinh nghiệm này bản thân tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy của chúng tôi để chuẩn bị cho việc KĐCLGD của cấp trên trong thời gian qua. Các đồng nghiệp ở các CSGD, đặc biệt là ở cấp THCS có thể tìm thấy ở đây một số điều bổ ích khi tiến hành công tác TĐG, chuẩn bị cho việc tham gia đánh giá ngoài theo TT 42 hiện nay. B.PHẦN NỘI DUNG B.1.THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS PHONG THỦY 1.Những thuận lợi cơ bản: Trường THCS Phong Thủy ra đời từ năm 1964. Từ đó đến nay, trường đã qua một chặng đường phát triển 49 năm. Có thể nói, với 49 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Phong Thủy đã có một bề dày thành tích đáng trân trọng trong việc thực hiện nhiệm giáo dục, trở thành địa chỉ tin cậy cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Với nhiều năm phấn đấu, trường Trung học cơ sở Phong Thủy đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ Phan Văn Khải về thành tích dạy tốt, học tập tốt, xây dựng trường khang trang. Hiện tại, trường đã và đang khẳng định được vị thế của mình, tiếp tục vươn lên quyết tâm phấn đấu đạt chất lượng giáo dục ở mức cao, bền vững để xứng đáng là điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện của huyện, tỉnh. Trong thời gian đánh giá kiểm định chất lượng 5 năm gần đây, đội ngũ cán bộ quản lý, cốt cán nhà trường khá ổn định. Điều đó, đã tạo cho việc tổ chức triển khai kế hoạch TĐG và việc thu thập các minh chứng khá thuận lợi, liên tục, có hệ thống. Nhà trường đã có ý thức triển khai đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, các phong trào thi đua hàng năm. Những nội dung kế hoạch triển khai đó cơ bản đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các chuẩn trong thông tư quy định. Qua hàng năm đã tổ chức sơ, tổng kết các hoạt động kịp thời, lưu trữ khá đầy đủ. Hồ sơ của trường đầy đủ, có hệ thống từ nhiều năm nay, đặc biệt là 6 năm gần đây. Phòng GD đã cung cấp các văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn, chỉ đạo hoạt động đánh giá CLGD kịp thời. Trước khi tổ chức KĐCLGD, trường đã hoàn thành việc xây dựng CSVC đạt CQG và đã được cấp bằng công nhận trường đạt CQG bậc THCS (11/2012). CSVC nhà trường qua đó đã được nâng cấp một bước, các loại hồ sơ chuẩn bị cho việc kiểm tra CQG đó đều cũng là những loại hồ sơ cần thiết, quan trọng đáp ứng một phần cho KĐCLGD lần này. 2.Những khó khăn ban đầu: Khối lượng hồ sơ, công việc, số liệu cần tập hợp đánh giá chất lượng trong thời gian dài đến 5 năm, trong khi vừa phải thực hiện kế hoạch TĐG, chuẩn bị cho việc KĐCL của cấp trên, trường đồng thời phải hoàn thành công việc quản lý, giảng dạy thường xuyên đòi hỏi toàn trường bỏ ra nhiều công sức, tranh thủ thời gian mới có thể hoàn thành cùng một lúc. Một số loại hồ sơ liên quan từ nhiều năm trước đây (khi chưa có chủ trương KĐCLGD) vì nhiều lý do mà còn nằm rải rác trong cá nhân giáo viên, các tổ chức trong nhà trường không thể ngày một, ngày hai mà tập hợp được thành hệ thống, đầy đủ theo các yêu cầu của các chuẩn đề ra. Quy trình thực hiện việc TĐG với khối lượng, số lượng hồ sơ văn bản, văn kiện báo cáo cần tập hợp rất nhiều, theo yêu cầu rất cao, quy định chặt chẽ, đòi hỏi nhà trường, đội ngũ phải xem xét, thực hiện, xử lý, đánh giá, trình bày tiêu tốn rất nhiều công sức, thời gian. (Quy mô cả về không gian, thời gian, khối lượng công việc, lực lượng huy động, số lượng hồ sơ còn lớn hơn nhiều so với yêu cầu của kiểm tra đạt CQG). KĐCL là một việc làm còn mới, hệ thống văn bản của các cấp cũng có nhiều thay đổi, điều chỉnh nên không khỏi ảnh hưởng
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_buoc_dau_ve_viec_to_chuc_tu_danh_gia.pdf