SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Văn Thuỷ

Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục tiêu chiến lược.Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; đặc biệt để thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân, tất yếu tuỳ thuộc vào đội ngũ giáo viên.

Đặc điểm lao động của người giáo viên cho thấy dạy học là một nghề với nhiệm vụ chủ yếu hết sức quan trọng là giảng dạy và giáo dục học sinh. Việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới thì vai trò của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới.

pdf 16 trang Huy Quân 29/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Văn Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Văn Thuỷ

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Văn Thuỷ
. 
Phòng Gd&ĐT Lệ Thủy Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Trường Th văn hủy 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 
 ---------------------- ------------------------ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG 
LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO 
VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN THUỶ 
Họ và tên: Nguyễn Thị lợi 
Phó Hiệu trưởng TH Văn Thủy 
 Phần mở đầu 
 I. Lí do chọn đề tài 
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất 
nước đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt ngành Giáo dục 
- Đào tạo. Tiểu học là bậc học nền tảng. Để nâng cao chất lượng dạy học ở 
trường Tiểu học thì việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ là một yếu 
tố hết sức quan trọng. 
Quản lí chuyên môn ở trường TH trước hết và chủ yếu là quản lí con 
người, cụ thể là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ 
vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục, là người 
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành công hay thất bại của nhà trường. Vì 
thế việc tổ chức, quản lí làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho 
đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên và được các nhà trường quan tâm 
hàng đầu. 
Hiện nay, đất nước chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Giáo 
dục - Đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu nhằm: nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, tiến kịp 
các nước tiên tiến, đặc biệt nước ta đang trên con đường hội nhập. Mục tiêu 
giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục TH nói riêng đã chỉ rõ đây là mục 
tiêu chiến lược.Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học 
sịnh; đặc biệt để thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Nói không với tiêu cực 
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT 
Nguyễn Thiện Nhân, tất yếu tuỳ thuộc vào đội ngũ giáo viên. 
Đặc điểm lao động của người giáo viên cho thấy dạy học là một nghề 
với nhiệm vụ chủ yếu hết sức quan trọng là giảng dạy và giáo dục học sinh. 
Việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới thì vai trò của người giáo 
viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằm 
giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới. Như vậy đòi hỏi người giáo viên phải 
thường xuyên hoàn thiện tri thức và kĩ năng nghề nghiệp toàn diện, mới đáp 
ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, phù hợp với định hướng phát 
triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hoá của xã hội đương đại. Giáo 
viên cần được học tập và bồi dưỡng suốt đời. Việc tổ chức, quản lí để cho mỗi 
giáo viên có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn là việc làm cần 
thiết và có ý nghĩa chiến lược. 
Như vậy, xuất phát từ: 
- Yêu cầu của đất nước trong thời kì hội nhập. 
- Mục tiêu đào tạo của giáo dục tiểu học. 
- Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc tiểu học. 
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 
- Từ thực trạng đội ngũ giáo viên. 
Tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiên đề tài: “Bồi dưỡng năng lực 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học”. Đây là mộ vấ đề rộng và 
phức tạp, với khả năng cho phép, tôi chỉ mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và trình 
bày một số giải pháp của bản thân trong việc “Bồi dưỡng năng lực chuyên 
môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Văn Thuỷ”. 
II. Mục đích của đề tài: 
Qua nghiên cứu, khảo sát để nắm chắc thực trạng chất lượng đội ngũ giáo 
viên của trường nhằm giải quyết một số vấn đề về lí luận và đề ra một số giảI 
pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
- Nghiên cứu tài liệu về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới 
quản lí giáo dục. 
- Mục tiệu, kế hoạch giáo dục Tiểu học 
- Đội ngũ giáo viên trường TH Văn Thuỷ mà nội dung tập trung chủ yếu là 
năng lực chuyên môn của giáo viên. 
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Bước đầu xác định một số cơ sở khoa học và thực tiễn bồi dưỡng chuyên 
môn cho đội ngũ. 
- Phân tích thực trạng về năng lực SP đội ngũ trường mình phụ trách. 
- Từ lí luận và thực trạng đề ra một số giải pháp về công tác bồi dưỡng 
năng lục chuyên môn cho đội ngũ. 
V. Phạm vi đề tài: 
Đề tài chỉ đề cập đến một số vấn đề về “Bồi dưỡng năng lực chuyên môn 
cho đội ngũ giáo viên trường TH Văn Thuỷ“. 
VI. Phương pháp giải quyết đề tài: 
- Nghiên cứu lí luận (tài liệu liên quan đến giáo dục) để tìm hiểu cơ sở 
khoa học của đề tài. 
- Điều tra, khảo sát nắm tình hình năng lực đội ngũ. 
- Tổng kết kinh nghiệm công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội 
ngũ giáo viên trường mình. 
B. Phần nội dung 
 Chương một: Một số cơ sở khoa học và thực tiễn 
I. Cơ sở khoa học: 
Tiểu học là bậc học đầu tiên. Đây là “bậc học nền tảng“ của hệ thống giáo 
dục quốc dân. Giáo dục TH phải đảm bảo mục tiêu giúp học sinh hình thành 
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, 
thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con 
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm 
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Từ mục tiêu này 
giúp cho người cán bộ quản lí cũng như đội ngũ giáo viên có được những 
định hướng đúng đắn cho việc dạy học. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng 
đội ngũ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên“. 
Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là 
chìa khoá vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời. Lê - nin đã dạy “Có 
sách mới có tri thức“ và Người còn nhắc nhở “Học – học nữa – học mãi”. 
Trước sự đổi mới của tri thức khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, 
người giáo viên phải không ngừng tự học và tự bồi dưỡng. Hơn nữa người 
giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy Toán hay dạy Tiếng Việt mà là 
“ông thầy tổng thể“ dạy tất cả các môn học. Do đặc trưng này, đối với học 
sinh TH, giáo viên là thần tượng, là trí tuệ, là lí tưởng, điều thầy giáo nói là 
chân lí, việc thầy giáo làm là chuẩn mực. Vì vậy con đường tối ưu của thầy 
giáo là tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên. 
Dạy học là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi trường học. 
Quản lí chuyên môn ở trường TH là quản lí dạy học: quản lí dạy học trên lớp 
và hoạt động ngoài giờ của giáo viên. Quản lí giáo viên chủ yếu là quản lí 
năng lực của họ. Để đội ngũ giáo viên ngày càng có phẩm chất và năng lực thì 
bồi dưỡng là công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo 
dục TH nói riêng. Đây cũng là cơ sở để khẳng định “ có bao nhiêu thầy giáo 
giỏi thì có bấy nhiêu học trò giỏi“. 
Để đạt được mục tiêu đào tạo, cụ thể là mục tiêu giáo dục TH, mục tiêu đó 
được cụ thể hoá bằng kế hoạch dạy học mà trường TH, trực tiếp là đội ngũ 
giáo viên cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc. 
Kế hoạch dạy học tối thiểu như sau: 
Môn học và 
hoạt động giáo dục 
Lớp / tiết 
1 2 3 4 5 
A. Môn học 
Tiếng Việt 
Toán 
Đạo đức 
Tự nhiên và Xã hội 
Khoa học 
Lịch sử và Điạ lí 
Nghệ thuật 
 Âm nhạc 
Mĩ thuật 
Kĩ thuật 
Thể dục 
B. Hoạt động tập thể 
10 
4 
1 
1 
3 
1 
1 
9 
5 
1 
1 
3 
2 
1 
8 
5 
1 
2 
3 
2 
1 
8 
5 
1 
2 
2 
1 
1 
1 
2 
1 
8 
5 
1 
2 
2 
1 
1 
1 
2 
1 
 Tổng cộng A và B 21 22 22 24 24 
Từ kế hoạch dạy học này ta đây là cơ sở khoa học để giáo viên TH trực 
tiếp dạy đủ, dạy đúng có chất lượng các môn học. Cơ sở khoa học này đòi hỏi 
người quản lí phảI suy nghĩ tìm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho 
đội ngũ. 
II. Cơ sở thực tiễn: 
1.Một số nét cơ bản về tình hình và đặc điểm nhà trường: 
Trường TH Văn Thuỷ là một trường thuộc miền núi thấp,địa phương nơi 
trường đóng thuộc diện khó khăn được sự hỗ trợ chương trình 135 của Chính 
phủ. Trường được tách ra từ trường PTCS vào tháng 10 năm 1997. Hiện nay 
trường có 10 lớp với 250 học sinh và 16 cán bộ – giáo viên – nhân viên. Qua 
10 năm xây dựng và phát triển, trường đã được công nhận là trường TH đạt 
chuẩn quốc gia mức 1. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trường có 10 
phòng học 2 tầng, thiết bị dạy học đầy đủ cho giáo viên và học sinh. Nhiều 
năm qua trường luôn đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. 
2. Tình hình đội ngũ: 
 Là một đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn, xã trung tâm huyện lị nên 
đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động qua hàng năm. Giáo viên mới ra 
trường lên công tác vài năm lại trở về cho nên trường TH Văn Thuỷ như là 
nơi để giáo viên mới ra trường thực tập đến khi tay nghề vững vàng lại 
chuyển công tác. 
 Đội ngũ phần lớn tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhiệt tình năng nổ 
trong công tác nhưng kinh nghiệm trong dạy học còn hạn chế. Trong những 
năm qua, nhận thức được việc đào tạo và bồi dưỡng là cần thiết nên đã động 
viên giúp đỡ nhau tham gia các lớp học nâng cao trình độ (năm 2006 + 2007 
có 1 đ/c tốt nghiệp ĐHTH, 2 đ/c tốt nghiệp CĐTH). Cụ thể về trình độ đội 
ngũ giáo viên: 
 Đại học tiểu học : 4 đ/c 
 Cao đẳng tiểu học : 5 đ/c 
 THSP : 3 đ/c 
 Về chất lượng đại trà của đội ngũ, các đồng chí mới ra trường nhiệt tình 
năng nổ, lại có kiến thức, có trình độ nên khi tiếp cận với PPDH mới thì rất 
nhạy bén. Những giáo viên công tác lâu năm thì có cả một bề dày kinh 
nghiệm trong dạy học, ứng xử tình huống sư phạm trên lớp khéo léo hơn, hiệu 
quả hơn. Bên cạnh đó, trước thực tế đổi mới PPDH, sự bùng nổ về khoa học 
thông tin thì một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu này, khi bố trí dạy 
các lớp cuối cấp còn bất cập. 
 Là người cán bộ quản lí, người chịu trách nhiệm về trọng trách quản lí 
nhà trường và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng chiến lược 
phát triển GD - ĐT trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân, 
rất lo lắng trước sự đổi mới và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối 
với giáo dục. 
Chương II. Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ 
giáo viên trường TH Văn Thuỷ 
 I. Nội dung bồi dưỡng: 
 1. Bồi dưỡng về phẩm chất nhân cách: Nghề sư phạm có tính đặc thù 
riêng, nó không giống bất kì 1 nghề nào 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_chuyen_mon_cho_do.pdf