Báo cáo biện pháp Một số thủ pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường tiểu học

Môn Âm Nhạc trong trường Tiểu Học vừa là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa là một môn học thuộc nhóm công cụ. Nên nó là cầu nối giữa các môn học với nhau . Nó giúp học sinh khám phá, hiểu được nội tâm của chính mình. Vì vậy có thể khẳng định rằng: Môn Âm Nhạc có một vị trí đặc biệt,quan trọng trong mục tiêu thực hiện giáo dục của bậc Tiểu Học, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn nhất định, chuẩn bị cho học sinh ra đời hoặc tiếp tục học lên những bậc học cao hơn. Ðó là những con người có ý thức tu dưỡng, biết rèn luyện để có tính tự lâp, tư duy sáng tạo.

-Trong đó, Âm nhạc là “Tiếng nói từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình, phát triển và tồn tại để đáp ứng nhu cầu và những hình thức bộc lộ tình cảm của con người. Là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ðiều đó, thể hiện ở cả cảm xúc và nghệ thuật diễn tả. Bên cạnh đó. Tuy âm nhạc là ngôn ngữ trừu tượng nhưng lại rất gần gũi, gắn bó với đời sống hàng ngày của con người. Nên nó rất được rất ưa chuộng và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta.

- Từ những lý do trên mà Bộ Giáo Dục đã đưa môn âm nhạc vào giàng dạy chính thức trong trường Tiểu học nhằm đào tạo con người toàn diện hơn, mặt khác góp phần bảo tồn và phát huy nền nghệ thuật nước nhà.

 

docx 30 trang Thảo Ly 17/08/2023 10221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số thủ pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số thủ pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường tiểu học

Báo cáo biện pháp Một số thủ pháp giảng dạy môn âm nhạc trong trường tiểu học
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:	Trang 2
I. Tên đề tài:	Trang 2
A. Lý do chọn đề tài	Trang 2
Cơ sở lý luận:	Trang 2
Cơ sở thực tế:	Trang 2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:	Trang 3
Thực trạng của vấn đề:	Trang 3
Thuận lợi	Trang 3
Khó khăn:	Trang 3
Yêu cầu của đề tài:	Trang 4
Những biện pháp thực hiện:	Trang 4
Một số thủ pháp dạy hát:	Trang 5
Một số thủ pháp dạy Tập đọc nhạc:	Trang 11
1. Một số thủ pháp dạy âm nhạc thường thức:	Trang 18
Kết quả:	Trang 26
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:	Trang 27
C. KẾT LUẬN:	Trang 27
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Tên đề tài:	MỘT SỐ THỦ PHÁP GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
A. Lý do chọn đề tài:
Cơ sở lý luận:
Môn Âm Nhạc trong trường Tiểu Học vừa là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, vừa là một môn học thuộc nhóm công cụ. Nên nó là cầu nối giữa các môn học với nhau . Nó giúp học sinh khám phá, hiểu được nội tâm của chính mình. Vì vậy có thể khẳng định rằng: Môn Âm Nhạc có một vị trí đặc biệt,quan trọng trong mục tiêu thực hiện giáo dục của bậc Tiểu Học, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn nhất định, chuẩn bị cho học sinh ra đời hoặc tiếp tục học lên những bậc học cao hơn. Ðó là những con người có ý thức tu dưỡng, biết rèn luyện để có tính tự lâp, tư duy sáng tạo.
-Trong đó, Âm nhạc là “Tiếng nói từ trái tim lên miệng” là thơ ca trữ tình, phát triển và tồn tại để đáp ứng nhu cầu và những hình thức bộc lộ tình cảm của con người. Là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ðiều đó, thể hiện ở cả cảm xúc và nghệ thuật diễn tả. Bên cạnh đó. Tuy âm nhạc là ngôn ngữ trừu tượng nhưng lại rất gần gũi, gắn bó với đời sống hàng ngày của con người. Nên nó rất được rất ưa chuộng và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta.
Từ những lý do trên mà Bộ Giáo Dục đã đưa môn âm nhạc vào giàng dạy chính thức trong trường Tiểu học nhằm đào tạo con người toàn diện hơn, mặt khác góp phần bảo tồn và phát huy nền nghệ thuật nước nhà.
Cơ sở thực tế:
- Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong thẩm mĩ học vì vậy giáo dục âm nhạc là một nội dung cần thiết để đào tạo và phát triển con người một cách toàn diện với đầy đủ năm mặt “Ðức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động”.Bộ môn âm nhạc được giảng dạy trong trường phổ thông nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng là nhằm thông qua nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần của học sinh mà trước là tình cảm thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ của các em. Ngoài ra âm nhạc còn có chức năng thư giãn, bồi bổ sức khỏe. Sau giờ làm việc, học tập căng thẳng chỉ một bài hát vui tươi đã làm cho đầu óc ta thư thái, hưng phấn hơn trong học tập cũng như lao động. Ngoài ra âm
nhạc còn giúp cho các em những kĩ năng cần thiết khác được áp dụng vào các môn học khác như: Cách viết câu văn có nhạc điệu, giàu cảm xúc, phát âm chính xác tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nước ngoài hay cách nhận biết nhịp điệu của ngôn ngữ múa...Từ nhiều năm nay phân môn âm nhạc đã được triển khai trong trường Tiểu học để thông qua đó giáo dục các em cái hay, cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc, góp phần đào tạo các em thành những con người toàn diện. Học sinh Tiểu học với tuổi thơ hiếu động sống bằng cảm tính nhiều hơn lý tính nên rất dễ tiếp cận với âm nhạc, hứng thú khi học âm nhạc.Tuy nhiên để dạy tốt một tiết âm nhạc đòi hỏi người giáo viên phải có hiểu biết cơ bản về lí thuyết âm nhạc, về thường thức âm nhạc phải rèn luyện để có kĩ năng thực hành tốt đặc biệt phải linh hoạt khi áp dụng phương pháp, vận dụng lồng ghép phương pháp để giúp các em hát chính xác các bài hát với tất cả các sắc thái, tình cảm của bài, đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu bài tập đọc nhạc, có như vậy các em mới có hứng thú trong học tập và qua đó tác động đến tình cảm và hình thành cho các em cảm xúc và thị hiếu lành mạnh.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại đây một vài kinh nghiệm nhỏ bé với hy vọng những ý kiến của tôi sẽ phần nào giúp ích cho quý đồng nghiệp.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi:
- Tất cả các em học sinh đến lớp đều có tập bài hát đây là điều rất cần thiết khi các em học tập trên lớp cũng như ở nhà.
- Ða số các em đều hăng say hứng thú khi học môn âm nhạc .
- Về nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu nghiên cứu, đồ dùng dạy học, bản đồ Việt nam, bản đồ thế giới và tranh ảnh phục vụ giảng dạy.
Ban giám hiệu quan tâm, giúp đỡ đến bộ môn âm nhạc.
Bản thân được đào tạo chính quy về sư phạm âm nhạc.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn cần khắc phục:
Về giáo viên:
- Do đặc thù của môn âm nhạc đòi hỏi người học phải có năng khiếu nên việc dạy đại trà gặp nhiều khó khăn vì chất lượng học sinh không đồng bộ.
- Trường chưa có phòng chức năng để giảng dạy nên còn gặp khó khăn trong
việc cho các em xem băng hình minh họa.
Về học sinh:
Một bộ phận cha mẹ các em lại có quan niệm chưa đúng về vị thế của môn âm nhạc trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn các em. Nên không tạo điều kiện cho các em trong việc học tập và sinh hoạt ngoại khóa khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc về việc học âm nhạc và không còn hứng thú với môn âm nhạc nữa (vì các em xác định đây là môn phụ nên chỉ học đối phó).
Bên cạnh đó, ngày nay với việc bùng nổ công nghệ thông tin, đa số nhà các em đã có ti vi, đầu đĩa nên các em dễ tiếp cận và bắt chước những kiến thức
không được chọn lọc (như các em hát nhạc người lớn, bắt chước những “thần đồng” ca nhạc). Chính vì vậy nên khi học ở trường những bài hát phù hợp lứa tuổi các em lại cho là bài hát “trẻ con” và không muốn hát.
Yêu cầu của đề tài.
Phần Âm nhạc trong trường Tiểu Học cần được giảng dạy, truyền thụ kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động nhưng khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Giúp giáo viên Âm nhạc giảng dạy tốt và đạt kết quả cao. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của các bài hát . Nắm được đặc điểm cũng như tâm sinh lí của đối tượng học. Cũng như phải có kiến thức âm nhạc sâu rộng.
Kết hợp chặt chẽ với các phân môn.
Kích thích sự hứng thú, chủ động, tích cực của học sinh.
- Ðồng thời, giúp các em nhận ra vẻ đẹp của câu ca. Và nhận ra được tầm quan trọng của âm nhạc trong đời sống hằng ngày.
Những biện pháp thực hiện .
- Phương pháp giảng dạy là một môn khoa học đồng thời là nghệ thuật chuyển tải kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Muốn có một tiết dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, luyện tập nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ và hát diễn cảm, đồng thời phải tìm hiểu nội dung, xuất sứ, hoàn cảnh ra đời bài hát vv... Ðể đề ra phương pháp tối ưu nhất cho từng tiết học cụ thể. Cũng như các môn nghệ thuật khác, muốn giảng dạy tốt môn âm nhạc trong trường Tiểu Học đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững “đặc trưng” của âm nhạc. a.Đặc trưng của âm nhạc:
- Khác với Văn học, hội họa, điêu khắc...mà người xem có thể trực tiếp cảm nhận được qua tác phẩm. Âm nhạc chỉ có thể cảm nhận được qua một lần diễn tấu.
Âm nhạc là nghệ thuật không gian, nó không tĩnh tại, hay dừng lại một chỗ mà nó thể hiện qua cảm xúc của mỗi con người.
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh nên không thể nhìn hay sờ thấy một cách cụ thể như các môn nghệ thuật khác 
Âm nhạc tác động qua thính giác nên nó tác động rất nhanh, rất mạnh đến cảm xúc của con người do đó nó đòi hỏi sự thực hành, rèn luyện một cách cụ thể về tai nghe, về giọng hát, tay đàn và nó đòi hỏi phải phát huy trí tưởng tượng, tính sáng tạo của con người nói chung và đối với người học nói riêng.
b.Một số đặc điểm của học sinh Tiểu học với phân môn âm nhạc:
- Do còn nhỏ tuổi nên tầm cữ giọng của các em rất hẹp (Học sinh lớp 1 ,2 không quá quãng 8) .(Học sinh lớp 3,4,5 không quá quãng 10) vì vậy người giáo viên đòi hỏi phải có thẩm âm tốt cũng như phải nắm vững nhạc lí để có thể dịch giọng phù hợp với từng bài dạy và với đối tượng học sinh cụ thể.
Do sức khỏe còn hạn chế nên các em không thể hát quá lâu,vì vậy nên ôn theo dãy nhóm nhiều để các em có thời gian nghỉ cũng như kích thích được các em thi đua giữa các nhóm với nhau.
Ham hiểu biết nhưng với tuổi thơ hiếu động và cũng nhanh chán. Do vậy khi giảng dạy môn âm nhạc giáo viên phải luôn thay đổi và kết hợp nhiều phương pháp cũng như hình thức tổ chức như hát lĩnh xướng, hát hòa giọng, hát nối tiếp, hát đối đáp, hay hát bằng các âm sắc khác nhau
* Ngoài những đặc điểm cơ bản trên còn phải dựa vào những điều kiện khác để có thể đề ra một phương pháp giảng dạy tối ưu nhất như: Phương tiện dạy học, bố cục tiết học trong kế hoạch bài dạy, thời lượng tiết dạyTrong mỗi phân môn như dạy hát, dạy Tập đọc nhạc, dạy âm nhạc thường thức đều có những đặc thù riêng nên cần có những phương pháp giảng dạy riêng biệt.
1Một số thủ pháp khi dạy hát. a.Nghiên cứu nắm vững bài hát.
- Mỗi khi dạy một bài hát nào đó giáo viên phải nhiên cứu, tìm hiểu về bài hát cũng như về tác giả, hoàn cảnh ra đời và chuẩn bị các tranh ảnh có liên quan để minh họa nhằm nâng cao hiểu biết về tác phẩm và qua đó kích thích tính tư duy sáng tạo cho các em.
Ví dụ1 : Khi giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài Quốc Ca Việt Nam: (Năm 1944 trong bối cảnh của cuộc tổng khởi nghĩa đang đến gần nhạc sĩ Văn Cao đã sáng
tác bài hát Tiến Quân Ca với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước. Bài Tiến Quân Ca đã vang lên hùng tráng trong các hoạt động đoàn thể cách mạng thời ấy. Cách mạng thành công nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời và Quốc hội khóa 1 năm 1946 đã công nhận Tiến Quân Ca là Quốc Ca Việt Nam.
Ví dụ 2: Giới thiệu qua tranh ảnh bài Bàn Tay Mẹ ( Lớp 4) giáo viên treo tranh và nêu câu hỏi gợi mở.
Giáo viên hỏi trong tranh vẽ cảnh gì? Học sinh trả lời tranh vẽ cảnh mẹ bế con.
Giáo viên giới thiệu: Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người đã sinh thành ra ta nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người. Có một bài hát rất hay viết về tình cảm của mẹ dành cho con, đó là bài hát Bàn Tay Mẹ sáng tác của nhạc sĩ Bùi Ðình Thảo phổ thơ Tạ Hữu Yên mà hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em học bài hát này.
Ngoài ra cần phải tìm h ... n nguyệt. Chất liệu bằng gỗ thường được trình diễn trong dàn nhạc dân tộc
ÐÀN TRANH
-Ðàn tranh : Còn gọi là đàn thập lục ( 16 dây ) có hình hộp dài âm thanh trong trẻo. Chất liệu bằng gỗ thường được trình diễn trong dàn nhạc dân tộc
*Gọi HS nhắc lại tên của 3 nhạc cụ
Giáo viên mô tả hoặc cho các em xem tranh tư thế các nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ.
Giáo viên giới thiệu vai trò của nhạc cụ, ví dụ hay biểu diễn ở dàn nhạc nào, thường đảm nhận vai trò độc tấu hay hoà tấu
Bước 2: Nghe âm sắc
Giáo viên cho học sinh nghe âm sắc của nhạc cụ (nghe qua nhạc cụ thật, qua âm sắc đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc).
Giáo viên dùng ngôn ngữ để mô tả về âm sắc của nhạc cụ..
+ Giáo viên có thể kết hợp với nội dung trong các câu chuyện, bài thơ hoặc bài hát để nói về âm sắc các nhạc cụ. Ví dụ tiếng đàn được mô tả trong câu chuyện Thạch Sanh: Ðàn kêu tích tịch tình tang
Ai mang công chúa dưới hang trở về.
Hay Bài hát Cộc cách tùng cheng nhạc sĩ Phan Trần Bảng đã mô tả âm sắc của sênh, thanh la, mõ, trống như sau:
Sênh kêu nghe tiếng vui nhất cách cách cách cách cách cách. Thanh la kêu tiếng rất vang cheng cheng cheng cheng cheng cheng. Mõ kêu nghe sao đĩnh đạc cộc cộc cộc cộc cộc cộc.
Trống kêu rộn rã tưng bừng tùng tùng tùng tùng tùng tùng.
Với những ví dụ và hình ảnh trực quan gần gũi với cuộc sống như vậy các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và sâu sắc hơn.
Bước 3: Củng cố
Có thể chọn một trong các cách sau.
Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh.
Tổ chức trò chơi, ví dụ học sinh nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ hoặc giáo viên mở băng đĩa âm sắc nhạc cụ nào, học sinh thể hiện tư thế trình diễn nhạc cụ đó.
Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ.
Ngoài cách dạy trên, giáo viên có thể dạy kết hợp giữa bước 1 với bước 2. Theo cách này, giáo viên sẽ giới thiệu riêng từng loại nhạc nhạc cụ: tên, hình dáng, đặc điểm, tư thế biểu diễn rồi cho học sinh nghe âm sắc. Giới thiệu xong nhạc cụ này mới chuyển sang nhạc cụ khác.
IV/ KẾT QUẢ
Thông qua các biện pháp và việc làm cụ thể trên.Tôi nhận thấy kết quả dạy và học môn âm nhạc khả quan và nhẹ nhàng hơn.
Học sinh hứng thú và linh hoạt hơn,tiết học sinh động và các em yêu thích môn âm nhạc.
Học sinh từng bước nắm được kĩ năng khi học hát, học nhạc các em biết vận dụng kĩ năng để hát truyền cảm, đúng sắc thái,tình cảm bài, biểu diễn bài một cách tự tin. Phần tập đọc nhạc các em thi đua hăng hái đặc biệt phần ghép lời ca các em tự hát lời mà không cần giáo viên hát mẫu.
Kết quả học tập của các em được nâng cao hơn so với các năm học trước.
V- Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân :
Trước hết, tôi nắm vững chương trìng SGK, mục đích yêu cầu của bài dạy để có phương pháp soạn giảng phù hợp. Từ đó có thể tạo sự hứng thú và giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
Tôi luôn chú ý chuẩn bị rất kĩ bài dạy cả về nội dung lẫn kiến thức, đồ dùng dạy học, hệ thống các câu hỏi. Cũng như là tìm hiểu kỹ những bài hát trong chương trình,và các chủ đề liên quan đến bài giảng. Từ đó giúp cho tiết học thêm phong phú và uyển chuyển hơn.
Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm quí báu trong giảng dạy.
Ngay cả vấn đề làm nhóm hay cá nhân cũng rất quan trọng, cần phải có phân công rõ ràng. Ðể kéo tất cả học sinh đều tham gia hoạt động. Tránh tình trạng các em đùn đẩy cho nhau, cuối cùng chỉ một vài em thường xuyên thể hiện còn các em khác lại không.
Từ đây sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Bước đầu các em có hiểu biết về âm nhạc.
Việc nắm vững tinh thần, nội dung chương trình, đặc điểm, Sách giáo khoa, sách giáo viên, cùng với kinh nghiệm bản thân tôi đã lựa chọn và sử dụng những phương pháp đặc trưng bộ môn, những thủ pháp rèn luyện kĩ năng nêu trên cho học sinh nên hiệu quả các tiết học đạt được cao hơn.
C- KẾT LUẬN
- Là giáo viên giảng dạy môn âm nhạc trong trường Tiểu học không những có trách nhiệm là người hình thành cho các em những cơ sở bước đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc mà còn là người đầu tiên phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng cho các em.
Ðể đạt được những hiệu quả như trên thì đòi hỏi giáo viên phải làm việc với cường độ nhiều hơn, thời gian soạn giảng cũng nhiều hơn. Và người giáo viên phải là người biết nghiên cứu, biết thâu tóm vấn đề, cũng như phải là người thực sự yêu thích âm nhạc, yêu mến trẻ và đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản về lí thuyết âm nhạc, về thường thức âm nhạc, phải rèn luyện để có kĩ năng thực hành giúp các em hát chính xác các bài hát với tất cả các sắc thái, tình cảm bài nhằm tác động đến tình cảm và hình thành cho các em cảm xúc cũng như thị hiếu lành mạnh. Ngoài ra còn đòi hỏi người giáo viên âm nhạc phải có tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, xao xuyến của mỗi câu ca.
*Tóm lại, qua thực tế giảng dạy và những kinh nghiệm của bản thân cũng như sự nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi đồng nghiệp, tài liệu. Tôi nhận thấy bài viết của mình
chắc không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong quý đồng nghiệp vui lòng góp ý kiến, bổ sung thêm để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Có thể có ích phần nào cho quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến !
Minh Thạnh ngày 25 tháng 2 năm 2019
Người thực hiện
Trần Minh Tuấn
Nhận xét của Ban Giám Hiệu
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.
Nhận xét của Phòng Giáo Dục :
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
..
Nhận xét của Sở Giáo Dục:
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_thu_phap_giang_day_mon_am_nhac_tron.docx
  • pdfMot_so_thu_thuat_day_mon_am_nhac_trong_truong_TH.pdf