Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

- Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để giúp học sinh hiểu được sâu sắc chất vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác. học sinh phải biết đọc các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì chắc em mới thực sự làm chủ được kiến thức.

- Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động thông qua vận dụng kết hợp các kiến thức liên môn để tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ đem lại hiệu quả Tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng dẫn của bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội. phương pháp dạy học này chú trọng tập dợt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.

-> giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học lịch sử.

 

doc 6 trang Thảo Ly 18/08/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
 PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT 	 	 TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD 
TRƯỜNG THCS TT CÁI NHUM
Chuyên đề: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ỞTRƯỜNG THCS”
I.Lý do chọn chuyên đề:
 	Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở Trường THCS là Phương pháp dạy học đã được Bộ Giáo dục Đào tạo triển khai và thí điểm nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều giáo viên ở các trường THCS chưa thật sự nắm rõ mục đích, nội dung phương pháp dạy học này để giúp giáo viên trong tổ sử-địa Trường Trung học cơ sở TT Cái nhum và các trường trung học cơ sở trong huyện nói riêng cùng các đồng nghiệp khác có quan tâm nói chung, tôi cố gắng tìm hiểu và hệ thống lại chuyên đề với các nội dung thực sự cần thiết vì thế tôi chọn chuyên đề: “ Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở Trường THCS ”
II. Thực trạng dạy học lịch sử hiện nay:
1. Chương trình, SGK:
 a. Chương trình: thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học.
 b. Sách giáo khoa:
- Biên soạn theo hướng nặng nề cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức không thực sự cần thiết cho thực tế vẫn được đưa vào.
- Nội dung nhiều bài rất khó khăn về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học
2. Giáo viên:
- Coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong sách giáo khoa ( lối giải nhồi nhét kiến thức để thi cử).
- Ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục ( xem nhẹ việc dạy để giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn).
 	- Hệ quả: dẫn đến tiếp dạy khô khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện. điều này dễ sa vào lối dạy đọc chép.
3. Học sinh:
- Ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc.
- Không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn.
-> Hệ quả: nhàm chán, không yêu thích bộ môn Lịch sử.
III. GIẢI PHÁP :
 	1.Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp:
- Tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học, gửi nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh.
- Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
- Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để giúp học sinh hiểu được sâu sắc chất vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác. học sinh phải biết đọc các khái niệm đã học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì chắc em mới thực sự làm chủ được kiến thức.
- Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng lịch sử cụ thể, sinh động thông qua vận dụng kết hợp các kiến thức liên môn để tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ đem lại hiệu quả Tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng dẫn của bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội. phương pháp dạy học này chú trọng tập dợt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
-> giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học lịch sử.
2. Nội dung tích hợp:  
- Ngoài việc giáo dục truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, còn thực hiện các nội dung tích hợp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục Đào tạo: Tích hợp giáo dục phòng chống tham nhũng; kết hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tích hợp bảo vệ môi trường; Tích hợp giáo dục về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; Tích hợp giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo
3. Mức độ tích hợp:
 	- Tích hợp liên hệ kiến thức. ( mức độ hạn chế)
 	- Tích hợp bộ phận: chỉ một phần của bài học, của hoạt động thực hiện nội dung giáo dục ( mức độ trung bình).
 	- Tích hợp toàn phần: cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục ( mức độ cao nhất).
*YÊU CẦU:
1.  Đối với giáo viên:
 	 - Việc Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ có những kiến thức vững chắc về bộ môn lịch sử mà còn phải nắm những nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông ( có kiến thức cơ bản về môn được tích hợp).
 	 - Tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối tiếp học. tránh biến môn lịch sử thành môn Ngữ Văn hay các môn khác.
2. Học sinh:
 	 - Tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một sự kiện. Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và được vận dụng thông minh trong học tập.
* MỘT SỐ MÔN HỌC “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ”.
*Văn học:
 - Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. các trích đoạn thơ văn có tác dụng minh họa, cụ thể hóa sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử. các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
 a.Văn học dân gian: 
Phản ảnh về đời sống xã hội, về cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kỳ dựng nước và giữ nước của cha ông ( sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và tinh thần của dân tộc thời Hùng Vương)
 b.Yêu cầu:
Giáo viên cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thật nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài lịch sử.
 *Địa Lý:
- Về nội dung: hai môn địa lý và lịch sử đều có những nội dung thuộc nhóm khoa học Xã hội nhân văn, điều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính quy luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng ( lịch sử chú ý đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó địa lý chú ý tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay). Tuy vậy, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong đó các điều kiện Địa Lý, lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc ( kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường.
- Về mặt phương pháp dạy học: trong quá trình dạy học, giáo viên lịch sử, địa lý đã vận dụng phương pháp dạy học theo con đường quy nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ dẫn tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. không chỉ có môn Địa lý, môn Lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. vì vậy, học sinh cần biết cách sử dụng bản đồ khi hợp 2 môn này.
a. Điều kiện tự nhiên:
 	- Tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình thành và phát triển lịch sử xã hội loài người là môi trường đã nuôi sống người tối cổ ( hang động, trái cây, thú rừng) có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển các quốc gia:
- Lưu vực các dòng sông lớn là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, vị trí thuận lợi của bán đảo Ban-Căng và Italia đã hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Tây gắn liền với nền sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp nhất là Ngoại Thương.
 	- Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển qua các thời kỳ:
+ Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu thổ ven sông.
+ Việc khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên như đồng, sắp, than đá, sức nước... đã đưa con người tiến Dần vào thế giới văn minh từ khi có công cụ bằng kim loại, các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm dựng nước và giữ nước:
+ Cha ông đã biết dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ, bảo tồn và phát triển lực lượng: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Cầu, thành nhà Hồ, căn cứ địa Tây Sơn cha ông biết lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng lợi.
b.Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ở các mức độ khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử:
- Thời nguyên thủy: con người phụ thuộc vào thiên nhiên tích tác động đến Môi Trường.
- Thời văn minh nông nghiệp: rừng bắt đầu thu hẹp hệ sinh thái nông nghiệp phát triển.
- Thời công nghiệp với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, con người tăng cường khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu trong tự nhiên của con người đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phạm vi tác hại toàn cầu.
*Môn âm nhạc: 
Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến thức Lịch sử một cách cụ thể bởi nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kỳ đó. đặc biệt thông qua ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động đến lớn đến tâm tư,, tình cảm nhận thức của người học, giúp học sinh hình dung một cách cụ thể, sinh động các giai đoạn lịch sử. 
* Các bước tiến hành: “ Vận dụng kiến thức liên môn chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở”
Bước 1: Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa các môn học khác chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử. 
Như đã trình bày, trong chương trình, sách giáo khoa các môn học khác có rất nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch sử nhất là môn Văn, môn Địa lý... do vậy việc tìm hiểu chương trình, sách các môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử là việc làm cần thiết không những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử của giáo viên mà còn giúp học sinh liên tưởng, cũng cố các kiến thức của các môn học khác 
Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp cụ thể: 
Ví dụ: Dạy Lịch sử lớp 6 bài 12 nước Văn Lang
I.Điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang:
 Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ, kết hợp kiến thức địa lý để phân tích.
? Vào vào khoảng cuối thế kỷ VIII- đầu thế kỷVII TCN, ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn.
- Khoảng cuối thế kỷ VIII- đầu thế kỷ VII TCN  ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.  sản xuất phát triển. Trong các chiềng chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
? Theo em truyện Sơn Tinh Thủy Tinh nổi lên hoạt động gì của nhân dân ta thời đó 
- Giáo viên tích hợp môn Ngữ Văn lớp 6 kể về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh cho học sinh quan sát một số hình ảnh liên quan đến câu chuyện  nói về hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, còn thể hiện sự đoàn kết của nhân dân chống thiên tai bảo vệ mùa màng.
? Qua đó ta thấy nhân dân ta thời ấy gặp những khó khăn gì.
Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ lụt
? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ lúc đó đã làm gì.
- Các bộ lạc, chiền chạ, đã liên kết với nhau và bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các bộ lạc trong lũ lụt, bảo vệ mùa màng và cuộc sống.
? Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong các hình 31,32
- Giáo viên cho học sinh xem hình 31, 32 sách giáo khoa môn lịch sử lớp 6 về dao găm giáo đồng Đông Sơn.
- Nói lên sự phát triển của săn bắt nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội đã có sự tranh chấp xung đột giữa vùng này với vùng khác.
? Vũ khí của các hình trên nói lên điều gì. Hãy liên hệ với các loại vũ khí trên với truyện Thánh Gióng giáo viên tích hợp môn  Ngữ văn lớp 6 về nhân vật Thánh Gióng.
- Dùng vũ khí để tự vệ khi có xung đột nhà nước Văn Lang đã ra đời.
? Như vậy Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh như thế nào.
- Giáo viên kết luận: như vậy Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khác phức tạp kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định, xã hội nảy sinh mâu thuẫn giàu nghèo, dân cư luôn phải đấu tranh chống lũ lụt, ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống Thanh Bình trong hoàn cảnh đó, các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với nhau, muốn vậy cần có một người chỉ huy có uy tín và tài năng.
2. Sơ lược về nước Văn Lang:
- Quan sát trên bản đồ khu vực sông Cả (Nghệ An), Sông Mã (Thanh Hóa) với Đông Sơn giáo viên tích hợp kiến thức môn Địa lý.
? Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu.
- Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở ven sông Hồng Từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì 
( Phú Thọ).
?Trình độ phát triển của nhà nước Văn Lang như thế nào.
- Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh và giàu có nhất thời đó thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành liên minh các bộ lạc đó là nước - - Văn Lang. nhà nước Văn Lang ra đời vào thế kỷ VII TCN.
? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã làm gì.
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đứng đầu nhà nước tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Bạch Hạc Kinh đô đóng ở Văn Lang Phú Thọ ngày nay.
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào do ai đứng đầu đóng đô ở đâu.
- Vào thế kỷ VII TCN đứng đầu nhà nước là Hùng Vương đóng đô ở Bạch Hạc Phú Thọ
? Sự tích Âu Cơ Lạc Long Quân nói lên điều gì giáo viên tích hợp môn Ngữ văn lớp 6 về truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân.
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
? Sau khi Nhà nước Văn Lang ra đời Hùng Vương đã tổ chức nhà nước như thế nào.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
 Giáo viên trình bày sơ đồ: chính quyền Trung ương ( vua lạc hầu lạc tướng) địa phương ( chiềng chạ ) đơn vị hành chánh: nước- bộ ( chia nước làm 15 bộ, dưới bộ là chiềng chạ) vua nắm mọi quyền hành trong nước, Đời đời Cha truyền con nối và gọi là Hùng Vương)
? Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
 - Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có pháp luật nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
 - Giáo viên cho học sinh xem lăng vua Hùng và cho các em biết về câu danh ngôn mà Bác Hồ nói về các vua Hùng khi Bác Hồ Đến Thăm đền Hùng vào ngày 11 tháng 9 năm 1954 “ các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải nhau giữ lấy nước”.
4. Củng cố, dặn dò:
 Giáo viên Củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc có thể giáo viên cho học sinh Nghe video bài hát Đất Nước Lời Ru để khắc sâu lòng tự hào dân tộc và củng cố tình yêu quê hương đất nước lịch sử dân tộc
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
- Việc “Vận dụng kiến thức liên môn chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” phải được thực hiện đối với mỗi giáo viên dạy Lịch sử. Vì thế đây là đề tài có tính thiết thực phạm vi ứng dụng rộng lớn, có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học đối với môn Lịch sử từ 6 đến 9 nói riêng và các môn thuộc lĩnh vực xã hội, tự nhiên nói chung.
- Tuy nhiên để vận dụng đạt hiệu quả cao đòi hỏi cần phối hợp đồng bộ, thống nhất và kiên trì , nổ lực của cả giáo viên và học sinh. Các em phải học tập tích cực và chủ động.
- Đối với quý thầy cô ngoài việc nhận thức đúng và sâu sắc tầm quan trọng của việc “ Vận dụng kiến thức liên môn chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” cần phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề từ đó tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ và tay nghề.
- Ở mỗi trường cần “ Vận dụng kiến thức liên môn chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” một cách thống nhất, đồng bộ trong đội ngũ giáo viên dạy Lịch sử. Tổ trưởng và lãnh đạo cần thường xuyên kiểm tra giáo án và dự giờ đồng bộ các giáo viên thì phương pháp khai thác kênh hình sẽ đạt hiệu quả cao.
 V. KẾT LUẬN:
 	Việc áp dụng kiến thức liên môn là nội dung phong phú để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên cứu của bài dạy để phù hợp với nội dung của bài.Với học sinh các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học đã được người giáo viên thực hiện thường xuyên khi liên hệ và tích hợp bộ môn và đã đạt được những kết quả rất khả quan, lôi cuốn các em tham gia.
 	Tóm lại trước nhu cầu bức thiết của thực tiễn dạy học Lịch sử và yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành trong quá trình thực hiện chuyên đề mong sự quan tâm chia sẻ do đề tài rộng thời gian nghiên cứu không nhiều nên nội dung chuyên đề tất yếu sẽ có nhiều sai sót mong các quý thầy cô đóng góp để hoàn thiện chuyên đề hơn.
	 Người thực hiện
 Phạm Thị Hồng Lanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day.doc