Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp để giảng dạy tốt môn Bóng chuyền trong học sinh THPT
Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường.
Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ ) thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh, bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường, và thành phố Vinh là nơi có nhiều sân bãi cũng như nhân lực về bóng chuyền.
Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học vui vẻ bổ ích cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường.
Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10;12 là học sinh ở đầu cấp và cuối cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp để giảng dạy tốt môn Bóng chuyền trong học sinh THPT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN BÓNG CHUYỀN TRONG HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢNG DẠY TỐT MÔN BÓNG CHUYỀN TRONG HỌC SINH THPT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tác giả: Phạm Hồng Lĩnh – GV môn Thể dục Mai Thị Quỳnh Hòa – GV môn Thể dục Năm học 2021 - 2022 1 LỜI NÓI ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên muốn khoẻ để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “Dân cường nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ. “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Hồ Chủ Tịch đã gắn vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Từ đó Hồ Chủ Tịch đã xác định “Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” Bác kêu gọi “Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” Và “Tự tôi ngày nào cũng tập” Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà cũng đóng góp một vai trò quan trọng. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN Cơ sở lí luận: Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để giúp cho con người khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy đa phần học sinh còn xem nhẹ môn thể dục và coi thể dục chỉ là môn phụ, còn e ngại và lười biếng trong luyện tập. Chính vì thế, chất lượng giáo dục thể chất vẫn chưa cao. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh, và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Bơi, Đẩy tạ) thì môn Bóng chuyền là môn thể thao được giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh, bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường, và thành phố Vinh là nơi có nhiều sân bãi cũng như nhân lực về bóng chuyền. Môn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt trí - thể - mĩ. Nếu tiết dạy thể dục có chất lượng sẽ tạo được những giờ học vui vẻ bổ ích cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cần phải đầu tư ở môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất ở trường. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10;12 là học sinh ở đầu cấp và cuối cấp cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản về môn thể thao này là một điều hết sức cần thiết để thuận lợi cho việc phát triển của học sinh về môn Bóng chuyền. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “Phương pháp để giảng dạy tốt môn bóng chuyền trong học sinh THPT” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn. Giúp học sinh học tập tiến bộ và y ... bị ( không có bóng ) phối hợp chuyển trọng tâm lên cao với việc vung tay đánh bóng và xoay người về phía lưới ; Tại chỗ tập động tác tung bóng theo chiều thẳng đứng, để bóng rơi xuống đất. Phối hợp tung bóng với vung tay đánh bóng nhưng không đánh vào bóng ; Tập tung bóng và đánh bóng cho bạn ; Hai người tập phát bóng cho nhau; Tập phát bóng qua lưới vào các vị trí khác nhau của sân bên kia. Một số điều luật cơ bản: * Sân bãi: - Sân có hình chữ nhật, dài 18m, rộng 9m, khu vực giới hạn tấn công 3m, khu vực giới hạn phát bóng 8m, cột Ăngten cao 1m80. 9m 3m 18m - Lưới: dài 9,5m, rộng 1m, lưới nam cao 2,43m, lưới nữ cao 2,24m. Bóng: hình cầu, bằng da, ruột cao su, trọng lượng 260-280g, chu vi 65- 67cm. * Phát bóng: Phải tung bóng trước khi phát. Trước khi bóng rời tay chân không được chạm đường biên ngang. - Bóng phát chạm lưới và rơi vào sân. Chỉ được phát bóng khi có hiệu lệnh. Phát bóng trong thời gian quy định 8 giây. Chạm bóng : Mỗi đội được chạm bóng 3 lần không kể lần chắn bóng. Mỗi vận động viên không được chạm bóng hai lần liên tiếp. Lỗi dính bóng. + Chạm bóng: Bóng có thể chạm mọi phần cơ thể. Bóng có thể chạm nhiều phần cơ thể nhưng phải cùng một lúc. Trong chắn bóng một cầu thủ có thể chạm bóng được nhiều lần. Một số trò chơi bổ trợ: Trò chơi bổ trợ kĩ thuật chuyền bóng. Trò chơi bổ trợ kĩ thuật di chuyển. Trò chơi phát triển thể lực. Trò chơi phát triển sức mạnh tay. * Đấu tập, thi đấu: Chia lớp thành nhiều đội để thi đấu với nhau nhằm giúp học sinh vận dụng các kĩ thuật đã học vào thực tế và cũng là biện pháp rèn luyện nâng cao sức khoẻ, tinh thần đoàn kết. Ngoài ra, tạo không khí vui chơi, rèn luyện thể lực TT TT Phương pháp: Phần kết thúc: Thả lỏng, hồi tĩnh: Đứng hai chân dạng rộng bằng vai, hai tay dang ngang lên cao hít vào bằng mũi, buông tay xuống thở ra bằng miệng. Đứng khom người thả lỏng tay, bả vai. Đứng hai tay chống hông lắc duỗi chân. Ngồi, hai chân chống đất phía trước hai tay chống đất phái sau lắc hai bắp cẳng chân thả lỏng. Nhận xét: Ưu khuyết điểm, biểu dương học sinh làm tốt, sửa và nhắc nhở học sinh còn sai, ý thức học tập chưa tốt. Bài tập về nhà: Làm thủ tục xuống lớp Phương pháp: - Đội hình thả lỏng: GV Đội hình kết thúc: GV Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà. Học sinh: cán sự tập hợp lớp. Kết quả: Khi áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy thì thấy kết quả học tập của học sinh có những chuyển biến tích cực hơn, lớp học sôi nổi và sinh động hơn. Chất lượng giờ học được nâng cao, học sinh hứng thú và say mê tập luyện hơn, kết quả đạt được cao hơn. Kết quả đạt được như sau: Học sinh lớp 10A1 đạt 95 % giỏi 0,5% khá Học sinh lớp 12A1 đạt 98 % giỏi 0,2% khá Học sinh lớp 12A2 đạt 98 % giỏi 0,2% khá Học sinh lớp 12A3 đạt 96% giỏi 0,4% khá C . KẾT LUẬN Kết luận: Vận dụng chuyên đề này đã giúp giáo viên tích luỹ thêm những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng bài giảng một cách khoa học. Tiết học thực sự sinh động, học sinh không bị nhàm chán. Do đó theo bản thân tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn. Bản thân công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ đồng nghiệp. Bài học kinh nghiệm: Giáo dục thể chất là một môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, không chỉ tạo ra những con người khoẻ mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo dục về đạo đức, ý chí tính kiên trì , lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kếtVì vậy để đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái, vui vẽ, lôi cuốn các em, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú, say mê trong giờ học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện. Từ đó học sinh mới ý thức được việc tập luyện, và vận dụng những điều đã tiếp thu được vào cuộc sống học tập, lao động và vui chơi. Kiến nghị: Cấp trường: + Tạo đều kiện hơn nữa về sân bãi và dụng cụ tập luyện. + Tạo điều kiện tổ chức nhiều các cuộc thi đấu, giao lưu để học sinh có đều kiện nâng cao về kĩ thuật đã học cũng như vui chơi, giải trí. Tµi liÖu tham kh¶o. TuyÓn tËp nghiên cøu khoa häc TDTT: TDTT Hµ Néi n¨m 1994. Híng dÉn gi¶ng d¹y TDTT trêng phæ th«ng cÊp 3, NXB TDTT,1977 Vò §øc Thu ( Tæng chñ biên) -Tr¬ng Anh TuÊn ( Chñ biên) TrÇn Dù- Vò BÝch HuÖ- TrÇn §ång L©m- NguyÔn Kim Minh- §Æng Ngäc Quang- Hå §¾c S¬n- Vò ThÞ Th- TrÇn V¨n Minh, ThÓ dôc10;11;12 NXB GD, 2005. Liên ®oµn Bãng chuyÒn ViÖt Nam, kü thuËt chuyÒn bãng, ®Öm bãng vµ phát bãng NXB TDTT,1993. LuËt Bãng chuyÒn,NXB, 2006 Giáo tr×nh gi¶ng d¹y Bãng chuyÒn §¹i häc TDTT
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_de_giang_day_tot_mon_bong.docx
- Phạm Hồng Lĩnh, Mai Thị Quỳnh Hòa - THPT Huỳnh Thúc Kháng - giáo dục thể chất.pdf