SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2

Nâng cao thành tích thể thao là một trong những lĩnh vực được các nhà khoa học TDTT đặc biệt quan tâm, để khai thác triệt để tiềm năng của con người nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất. Các khả năng về kỹ thuật, chiến thuật, sự hoạt động về tâm sinh lý và thể lực vận động viên là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao, trong đó khả năng hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy mà nó được các nhà khoa học và các huấn luyện viên, giáo viên đặc biệt chú trọng trong công tác tập luyện cũng như quá trình lựa chọn các bài tập nâng cao trình độ tập luyện của VĐV đặc biệt là những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình tập luyện cho VĐV.

Như vậy tập luyện thể lực là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao, song về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan. Quá trình phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp. Cụ thể: trong huấn luyện thể thao hiện đại của tất cả các môn thể thao ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình đào tạo vận động viên, công tác huấn luyện thể lực chung được gọi là then chốt, là nền tảng đạt thành tích thể thao cao.

Bên cạnh đó thì việc huấn luyện tố chất thể lực chung phải là quá trình liên tục nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo VĐV tuỳ thuộc vào mục đích của giai đoạn huấn luyện mà quá trình huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn xác định cho phù hợp.

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình huấn luyện thể lực là sự phù hợp giữa các phương tiện (các bài tập thể lực) cũng như các phương pháp áp

dụng các quá trình tập luyện, phải phù hợp với quy luật của đối tượng, lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực . Cần phải nhận định rằng trình độ huấn luyện thể lực (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung và chuyên môn) đó phải là một quá trình tác động liên tục thường xuyên và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng các bài tập thể thao nhằm chủ yếu phát triển các mặt tố chất và khả năng vận động của con người, quá trình tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh cơ cũng như đối với cơ quan nội tạng của con người. Đương nhiên, muốn có thành tích xuất sắc trong Bóng rổ, trước tiên các tố chất thể lực tốt phù hợp với các yêu cầu chuyên môn của các môn thể thao này (thể lực chuyên môn) song không có nghĩa là coi nhẹ các mặt khác như thể lực chung, kỹ chiến thuật, tâm lý đặc điểm cá nhân. Thông thường tố chất thể lực chia làm 5 loại: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo.

Chuẩn bị thể lực có thể tiến hành trong các điều kiện khác nhau: Ở nhà, khu tập luyện thể thao, trong công sở, sân vận động và trong các nhà tập thể lực với các phương tiện đa dạng khác nhau.

 

docx 56 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2

SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh nam bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường Trung học Phổ thông Quỳ Hợp 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
-----š›&š›-----
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH NAM BÓNG RỔ
LỨA TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
ĐỒNG TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ BẢY - PHAN VĂN HÂN ĐIỆN THOẠI: 0931774899 - 0913476555
NĂM: 2022
MỤC LỤC
Mục lục

Nội dung

Trang

Phần I:	ĐẶT VẤN ĐỀ

1.
Lý do chọn đề tài
1
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4.
Đối tượng nghiên cứu
2
5.
Địa điểm nghiên cứu
2
6.
Phương pháp nghiên cứu
2

Phần II:	NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH NAM BÓNG RỔ LỨA TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2.

1.1.
Những vấn đề huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao
4
1.1.1.
Huấn luyện thể lực chung
5
1.1.2.
Huấn luyện thể lực chuyên môn
6
1.2.
Quan điểm về sức mạnh tốc độ trong Bóng rổ
8
1.2.1
Các quan điểm chung về huấn luyện sức mạnh tốc độ
8
1.2.2.
Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ
8
1.2.3.
Cơ sở chuyên môn để huấn luyện sức mạnh tốc độ
9

1.3.
Đặc điểm tâm sinh lý của nam vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 16 18

10
1.3.1.
Đặc điểm sinh lý
10
1.3.2.
Đặc điểm tâm lý
11

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM BÓNG RỔ LỨA TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2.

12
2.1.
Đặc điểm huấn luyện sức mạnh tốc độ trong Bóng rổ
12

2.2.
Thực trạng sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu của vận động viên Bóng rổ

13

2.3.
Thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16 – 18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

16

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM BÓNG RỔ LỨA TUỔI 16 – 18 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2


3.1
Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

20
3.1.1.
Các nguyên tắc lựa chọn bài tập.
20

3.1.2.
Nghiên cứu lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường trung học phổ thông Quỳ Hợp 2

20

3.2.
Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

28

3.2.1.
Nghiên cứu lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16 -18 Trường THPT Quỳ Hợp 2.

28

3.2.2.
Độ tin cậy của Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam bóng rổ lứa tuổi 16- 18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

29

3.2.3.
Tính thông báo của Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

30

3.3.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2

30

3.3.1.
Nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 Trường THPT Quỳ Hợp 2.

30
3.3.1.1.
Xây dựng kế hoạch thực nghiệm
30
3.3.1.2.
Tổ chức thực nghiệm
33
3.3.1.3.
Cách thức tiến hành thực nghiệm
33

3.3.2.
Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ Hợp 2.

33
3.3.2.1.
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
34

3.3.2.2.
Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm
34

PHẦN III.	KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.
Kết luận
37
2.
Kiến nghị
39

MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng
Nội dung
Trang

3.1
Thống kê số lần nhảy ném rổ, nhảy tranh bóng bật bảng, chuyền bóng dài tại giải bóng rổ học sinh các trường phổ thông khu vực hà nội năm 2021

14

3.2
Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 16 - 18 ở một số trường THPT trên địa bàn

16-18

33.
Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 (n=20)

21-22

3.4
Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16 – 18 trường THPT Qùy Hợp 2 (n = 20 người)

28-29

3.5
Độ tin cậy của các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ Hợp 2

29

3.6
Hệ số tương quan giữa thành tích kiểm tra các Test đánh giá sức mạnh tốc độ và thành tích thi đấu của vận động viên.

30
3.7
Tiến trình thực nghiệm
31-32

3.8
Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

34

3.9
Kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 3 tháng thực nghiệm

35

3.10
So sánh mức độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm.

35

MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Nội dung
Trang

3.1
Hiệu quả thực hiện nhảy ném rổ, nhảy tranh bóng bật bảng, chuyền bóng dài tại giải bóng rổ học sinh phổ thông tại các trường khu vực Hà Nội năm 2021

15

3.2
So sánh mức độ tăng trưởng trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm

36

PHẦN I:	ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thể thao Việt Nam đã và đang phát triển theo xu thế đổi mới của đất nước. Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước ta, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) đã bước sang một giai đoạn thực sự phát triển. Chính vì lẽ đó mà một trong những công tác trọng tâm của cô ... ấu.
Thông qua điều tra thực trạng, đề tài thu được các bài tập chia thành 03 nhóm:
* Nhóm 1: Bài tập không bóng:
- Nằm sấp chống đẩy 20s
- Bật bục 30s
- Chạy tốc độ 30m

- Bài tập tạ tay
- Bài tập tạ đơn 2kg trong 15s
- Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong 15s
-Bật cao với bảng 20s
* Nhóm 2: Bài tập kết hợp với bóng.
- Tại chỗ chuyền bóng hai tay trên đầu đi xa
- Dẫn bóng 2 bước lên rổ 5 lần
- Dẫn bóng tốc độ 20m
- Bật nhảy quay người ném rổ
- Bài tập đột phá sang phải (trái) người phòng thủ
- Phản công nhanh
- 2 tay đẩy bóng liên tục vào ô trên tường trong 30s
- Di động 2 người chuyền bóng ném rổ
* Nhóm 3: Bài tập trò chơi và thi đấu.
- Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân
- Chơi bóng ma bằng tay
- Cua đá bóng
- Dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức

Thông qua điều tra thực trạng cho thấy việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Bóng rổ lứa tuổi 16-18 tại các trường khác nhau sử dụng không thống nhất, không đồng đều. Viêc sử dụng các bài tập còn một số bất cập như không phân biệt giới tính, lứa tuổi, các giai đoạn và trình độ tập luyện, chưa có các bài tập huấn luyện đặc trưng cho từng tố chất thể lực và từng giai đoạn tập luyện.
Quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 3 Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ Hợp 2 có đủ độ tin cậy và tính thông báo. Cụ thể gồm:
- Dẫn bóng lên rổ 5 lần (tính giây)
- Nằm sấp chống đẩy 20s (số lần)
- Bật cao với bảng bằng 1 chân (cm)

Quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ Hợp 2. Cụ thể gồm:
Nhóm 1: Các bài tập không bóng
- Nằm sấp chống đẩy 20s
- Bài tập tạ tay
-Gánh tạ 10kg đứng lên ngồi xuống trong 15s
- Bật cao với bảng 20s
Nhóm 2: Các bài tập kết hợp với bóng.
- Dẫn bóng 2 bước lên rổ 5 lần
- Dẫn bóng tốc độ 20m
- Bật nhảy quay người ném rổ
- Bài tập đột phá sang phải (trái) người phòng thủ
- Phản công nhanh
Nhóm 3: Các bài tập trò chơi và thi đấu.
- Bài tập thi đấu 1x1 trong nửa sân.
-Cua đá bóng.
- Dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức.
Quá trình nghiên cứu của đề tài đã ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tế tập luyện cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16-18 trường THPT Quỳ hợp 2 và đánh giá hiệu quả ứng dụng. Kết quả, các bài tập mới lựa chọn của đề tài tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ so với các bài tập cũ thường được sử dụng tại trường THPT Quỳ Hợp 2.
Kiến nghị:
Từ các kết luận của đề, chúng tôi đi tới một số kiến nghị sau:
Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kiến nghị với giáo viên có thể sử dụng các bài tập đã lựa chọn làm tàiss liệu tham khảo vận dụng vào tập luyện và giảng dạy
cho nam Bóng rổ lứa tuổi 16 – 18 Trường THPT Qùy Hợp. Để nâng cao chất lượng tập luyện và thi đấu.
Các giáo viên có thể áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và được kiểm nghiệm trên thực tế.
Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với lĩnh vực nghiên cứu khoa học về chuyên môn Bóng rổ, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, đồng thời đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra nhiều hơn nữa những bài tập mới giúp cho quá trình tập luyện Bóng rổ lứa tuổi 16 - 18 trường PTTH Quỳ Hợp 2 đạt kết quả tốt trong các môn thể thao nói chung và môn Bóng rổ nói riêng.
HAI ĐỘI TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
ĐỘI HÌNH THỰC NGHIỆM
ĐỘI HÌNH ĐỐI CHỨNG
HAI ĐỘI TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP – THPT QUỲ HỢP 3
ĐỘI HÌNH THPT QUỲ HỢP
ĐỘI THPT ĐÔNG HIẾU
ĐỘI HÌNH THPT QUỲ HỢP 3
HÌNH ẢNH TRƯỚC KHI VÀO TRẬN ĐẤU
PHA NÉM BÓNG Ở NGOÀI KHU VỰC
KỸ THUẬT DẪN BÓNG HÌNH SỐ 8 NÉM RỔ
KỸ THUẬT DẪN BÓNG LÊN RỔ
KỸ THUẬT DI CHUYỂN CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TRƯỚC NGỰC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU CỦA TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN KỸ THUẬT 2 BƯỚC NÉM BÓNG VÀO RỔ
PHA TRANH BÓNG TRÊN KHÔNG CỦA HAI ĐỘI TRƯỜNG QUỲ HỢP 2
HÌNH ẢNH THI ĐẤU
KỸ THUẬT BẬT CHẠM TAY VÀO BẢNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.D.Nôvicôp-L.P.Matvêép (1979), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Dịch: Nguyễn Văn Hiếu-Đoàn Thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Đinh Can (1976), Kỹ chiến thuật bóng rổ, NXB TDTT, Hà Nội.
Hiệp hội HLV Bóng rổ thế giới (2001), Huấn luyện bóng rổ hiện đại, Dịch: Hữu Hiền, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Mậu Loan (1999), Tâm lý học thể dục thể thao, NXB Giáo Dục, Hà Nội, trang 147.
Nguyễn Xuân Sinh chủ biên (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
Sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Quy trình và test tuyển chọn vận động viên bóng rổ, Thành phố Hồ chí Minh.
Portnova.Iu.M (1997), Bóng rổ, Dịch: Trần Văn Mạnh, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Thế Truyền-Nguyễn Kim Minh-Trần Quốc Tuấn (2002), NXB TDTT.
Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp Toán thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT.
Nguyễn Đức Văn (1996), Tóm tắt bài giảng môn đo lường thể dục thể thao.
UB TDTT (1998), Chương trình các môn học thực hành, NXB TDTT, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxskkn_nghien_cuu_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do.docx
  • pdfNguyễn Thị Bảy, Phan Văn Hân - THPT Quỳ Hợp 2 - Lĩnh vực giáo dục thể chất (2)(1).pdf