SKKN Nghiên cứu biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPt 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho học sinh THPT
Hoạt động TDTT ngoại khóa là một bộ phận có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tuyển từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể.
Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường THPT là toàn diện góp phần đóng góp là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nghiên cứu biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPt 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho học sinh THPT
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHÙ HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO HỌC SINH THPT Môn: THỂ DỤC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHÙ HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC CHO HỌC SINH THPT Môn: THỂ DỤC Tác giả: TẠ VĂN CƯỜNG – ĐƯỜNG XUÂN CHÍNH - LÊ VĂN MẾN Tổ : Xã Hội Trường THPT Bắc Yên Thành - Nghệ An Yên Thành tháng 4/2022 – ĐT: 0983802339 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nêu rỏ: Môn giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khỏe, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân có ích, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Ở cấp học THPT, chương trình giáo dục thể chất tập trung vào các môn thể thao tự chọn: gồm các nội dung được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, các môn được lựa chọn thi đấu ở hội khoẻ phù đổng, các giải quốc gia, các môn thể thao truyền thống của địa phương. Trên thực tế ở các trường THPT, do điều kiện sân bãi, số lượng học sinh đông, thời lượng chỉ 2 tiết/tuần, do đó để hình thành các kỷ năng cần thiết cho các em là điều rất khó khăn, chính vì vậy cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa bằng hình thức câu lạc bộ, để các em có điều kiện tập luyện, thi đấu , rèn luyện và hình thành các kỷ năng cần thiết Như chúng ta đã biết, ngoài giờ học thể dục chính khóa, hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác giáo dục thể chất của nhà trường. Việc phát triển và hoàn thiện thể chất của học sinh đòi hỏi sự tích lũy của quá trình tập luyện lâu dài và thường xuyên. Vì vậy hoạt động TDTT ngoại khóa có nhiệm vụ hoàn thiện bài học chính khóa, được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, các hoạt động dưới hình thức câu lạc bộ, các phong trào TDTT quần chúng. Hiện nay, tuỳ theo điều kiện riêng biệt của mỗi trường, mà mỗi nơi lại có những hình thức tập luyện ngoại khoá TDTT khác nhau; song chưa có một mẫu hình nào được mọi người thừa nhận là có hiệu quả hơn cả, chưa có loại hình tổ chức tập luyện nào duy trì và phát triển lâu dài, thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau khi tổ chức đã gặp phải những khó khăn, trở ngại và dẫn đến thất bại. Xuất phát từ những lý do nêu trên, trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn GDTC cho học sinh THPT Mục đích nghiên cứu Thực hiện biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả môn GDTC cho học sinh THPT Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả môn GDTC cho học sinh THPT Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 Nhiệm vụ 2: Đề xuất biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả môn GDTC cho học sinh THPT Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận + Phương pháp toán học thống kê + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp quan sát sư phạm + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHÙ HỢP VỚI CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Cơ sở lý luận của biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 Hoạt động TDTT ngoại khóa là một bộ phận có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT hay hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tuyển từng môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường THPT là toàn diện góp phần đóng góp là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong s ... 52 89.6 6 10.4 0 0 52 89.6 6 10.4 0 0 Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật 54 93.1 4 6.9 0 0 50 86.2 6 10.3 3.5 Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thoả đáng. 50 86.2 8 13.8 0 0 50 86.2 5 8.6 3 5.1 Tổ chức các giải đấu thể thao vào các dịp lễ kỷ niệm trong năm, thi đấu giao lưu, các giải thi đấu do cấp trên tổ chức. 52 89.6 6 10.4 0 0 52 89.6 6 10.4 0 0 Về mức độ cấp thiết của các biện pháp: Kết quả khảo sát ở bảng 3.5 cho thấy: Các biện pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài đều được đánh giá với tỷ lệ rất cao trong đó mức độ rất cấp thiết có tỷ lệ từ 86.2% đến 93.1%. Về mức độ khả thi của các biện pháp: Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là các biện pháp 1, 3, 6 với 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, trong đó mức độ rất khả thi dao động từ 89.6% đến 93.1%. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp hơn đó là biện pháp 2,4,5 nhưng củng chiếm tỷ lệ rất cao (86.2%). Như vậy có thể thấy, tuy có những ý kiến khác nhau về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất nhưng nhìn chung các ý kiến đều nhận định những biện pháp mà tác giả đưa ra đều mang tính cấp thiết và có tính khả thi cao Phần III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN Với điều kiện thực tiễn về đội ngũ cán bộ, giáo viên, về điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của trường THPT Bắc Yên Thành, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tập luyện ngoại khoá của học sinh. Tuy nhiên, với hiện trạng nhu cầu và các hình thức tập luyện ngoại khoá của học sinh không được tổ chức chặt chẽ, cơ sở vật chất thiếu dẫn đến kết quả học tập các môn học giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn và xây dựng được 04 nhóm biện pháp với 06 biện pháp cụ thể trong công tác tổ chức, quản lý tập luyện ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn học giáo dục thể chất cho học sinh THPT, các nhóm biện pháp bao gồm: Nhóm biện pháp 1: Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển, đội đại biểu, các lớp tự chọn, nâng cao có giáo viên hướng dẫn, sau đó lớp tự quản. + Biện pháp 1: Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển học sinh giỏi tham gia HKPĐ, các giải đấu trong khuôn khổ đại hội thể dục thể thao, các giải đấu giao hữu... + Biện pháp 2: Tổ chức các lớp tự chọn, nâng cao trình độ. Nhóm biện pháp 2: Tổ chức các loại hình câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ sở thích. + Biện pháp 3: Thành lập, đưa vào hoạt động các câu lạc bộ theo sở thích Nhóm biện pháp 3: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thoả đáng + Biện pháp 4: Biện pháp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật + Biện pháp 5: Biện pháp tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thoả đáng Nhóm biện pháp 4: Tổ chức các giải đấu thể thao vào các dịp lễ kỷ niệm trong năm, thi đấu giao lưu, các giải thi đấu do cấp trên tổ chức. + Biện pháp 6: Tổ chức các giải đấu thể thao vào các dịp lễ kỷ niệm trong năm, thi đấu giao lưu, các giải thi đấu do cấp trên tổ chức. Các biện pháp có sự cấp thiết và tính khả thi cao theo đánh giá của CBQL, TTCM và GV Thể dục được khảo sát. Trong quá trình vận hành, cần vận dụng linh hoạt, phối hợp các biện pháp và các biện pháp cần được thực hiện đồng bộ để duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả công tác ngoai khóa, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường trung học phổ thông. KHUYẾN NGHỊ Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về các hoạt động TDTT ngoại khóa để giúp đội ngũ các nhà sư phạm hiểu rõ hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình thực hiện đổi mới. Sở GD&ĐT Nghệ An cần tăng cường hỗ trợ các nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Đối với CBQL và Giáo viên GDTC ở các trường trung học phổ thông BGH nhà trường cần chú trọng, quan tâm đầu tư về vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT ngoại khóa Có nhiều chính sách trong công tác quản lí, hỗ trợ, động viên đội ngũ GV Thể dục trong công tác tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa Đội ngũ GV Thể dục cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đầu tư nhiều hơn để nâng cao hiệu quả công tác ngoại khóa về TDTT trong nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn GDTC- Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ GD&ĐT – tài liệu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức hoạt động thể thao trường học cho đội ngũ GV cốt cán làm công tác giáo dục thể chất ( 2020) Nguyễn Trung Hiếu - Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao - NXB TDTT . Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - Trần Thúc Phong (1993), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT - NXB TDTT. Đặng Đức Thao-Phạm Khắc Học- Vũ Đào Hùng – Trần Thị Hằng(1999), Thể dục và phương pháp dạy học.
File đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_bien_phap_tang_cuong_hoat_dong_ngoai_khoa_ph.docx
- Tạ Văn Cường-Đường Xuân Chính-Lê Văn Mến - THPT Bắc Yên thành - GDTC.pdf