SKKN Sử dụng học sinh điều khiển lớp trong giờ học thực hành môn Thể dục tạo sự mạnh dạn, tự tin trước hoạt động tập thể
Ở cấp độ vị mô, mục tiêu dạy học hiện nay là sự củ thể hóa mục tiêu giáo giục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp, đi vào cụ thể hóa, nhấn mạnh các mục tiêu chính sau:
- Thứ nhất; trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản,hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội phù hợp với trình độ và phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thứ hai; Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sự dụng, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Thứ ba; bồi dưỡng cho học sinh ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Để đạt dược những điều đó bộ giáo dục và đào tạo đã thường xuyên có công văn chỉ đạo và tập huấn cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng là vấn đề được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm nay. Để thực hiện vấn đề này, đã có nhiều hình thức và biện pháp dạy học được
triển khai như tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
Những biện pháp và hình thức đó, trong quá trình thực hiện, đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học bên cạnh các biển pháp và hình thức dạy và học như hiện nay thì việc rèn luyện các kỹ năng sống, sự mạnh dạn, tự tin cũng là một việc hết sức quan trọng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng học sinh điều khiển lớp trong giờ học thực hành môn Thể dục tạo sự mạnh dạn, tự tin trước hoạt động tập thể
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HỌC SINH ĐIỀU KHIỂN LỚP TRONG GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN THỂ DỤC TẠO SỰ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRƯỚC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Lĩnh vực: Giáo dục thể chất SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP & SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HỌC SINH ĐIỀU KHIỂN LỚP TRONG GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN THỂ DỤC TẠO SỰ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRƯỚC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Giáo viên thực hiện: Trần Thị Huệ Tổ bộ môn: KHXH Năm thực hiện: 2021 – 2022 ĐTDĐ: 0378714702 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 2 Mục tiêu 2 Nhiệm vụ 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3 Nhóm nghiên phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 6 Mục tiêu của giải pháp 6 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6 Giải pháp thứ nhất: Nắm bắt tình hình tâm lý học sinh 7 Giải pháp thứ hai: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong việc rèn luyện của sự mạnh dạn,tự tin cho học sinh 7 Giải pháp thứ 3: Vận dụng các tiết dạy thực hành để học sinh điều khiển trong các hoạt động chung thông qua sự hướng dẫn của giáo viên 9 Giải pháp thứ tư: Hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh điều khiển lớp trong giờ thực hành thể dục 13 Giải pháp thứ năm: Rèn luyện cho học sinh biết chủ động tìm hiểu, trau dồi kiến thức và chú trọng đến các hoạt động vận động ngoại khóa. 15 Mối quan hệ giữa các giải pháp 15 PHÂN TÍCH TỔNG HỢP RÚT RA KẾT LUẬN KHOA HỌC. 15 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 17 KẾT LUẬN 17 KIẾN NGH 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của ngành giáo dục nói chung, nằm trong kho tàng văn hóa chung của nhân loại. thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội nó xuất hiện cùng với xã hội và phát triển tuân theo các quy luật phát triển của xã hội, Thể dục thể thao được sự dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện phục vụ cho học tập, lao động sản xuất,cải thiện đời sống tinh thần.Thể dục thể thao góp phần đào tạo con người mới, mục tiêu cao đẹp của thể dục thể thao là bảo vệ, tăng cường sức khỏe, cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh. Thể dục thể thao không những chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về thể chất mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, mỹ dục. Khi con người đã phát triển toàn diện kết hợp với sự mạnh dạn và tự tin thì sự thành công trong cuộc sống là rất lớn LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta từ xưa tới nay luôn coi trọng giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. bởi vì giáo dục đã cung cấp tri thức để nhằm phát huy năng lực, trí tuệ, phẩm chất, nhân cách của con người và để nền giáo dục nước ta sánh vai được với các nước trong khu vực thì bộ giáo dục không ngừng đổi mới về mọi mặt. Chính vì thế việc dạy và học cũng cần đổi mới, phải hiện đại hơn, phải coi trọng sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Vâng ngạn ngữ có câu”mạnh dạn, tự tin sẽ đến thành công cho bạn”.Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần rèn luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Một trong những phẩm chất ấy là sự tự tin và mạnh dạn. Sức mạnh của con người không tự nhiên mà có. Tất cả đều do quá trình rèn luyện lâu dài mới có được. Sự mạnh dạn tự tin là kết quả của rất nhiều trải nghiệm của con người trong cuộc sống. Mạnh dạn tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc. Người có sự mạnh, tự tin luôn dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. Họ không hoang mang dao động trước mọi tình huống. Đồng thời, người có sự mạnh dạn tự tin luôn luôn hành động cương quyết, họ luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân, dám nghĩ dám làm. Xuất phát từ những lý do đó tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho học sinh là một việc làm rất quan trọng. Nhà trường sẽ là môi trường tốt cho các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng đó, giúp các em độc lập hơn, từng bước tự tin trong học tập cũng như các hoạt động tập thể để các em tự tin thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại một bộ phận thanh, thiếu niên sống thu mình tách biệt tập thể nấp bóng dưới công nghệ thông tin. thiếu tự tin trước đám đông. Mặt khác nơi tôi công tác là một vùng miền núi phía tây Nghệ An, người dân tộc thiệu số nhiều, đặc biệt một số người dân vùng sâu vùng xa ít tiếp cận những kỹ năng xã hội nên các em thường rất rụt rè, sống thu mình, làm việc gì cũng sợ sai nên gặp những khó khăn trong cuộc sống. Tôi tự nhận thấy đây là một việc làm rất cần thiết để, một nhiệm vụ quan trọng mà tất cả các thầy cô giáo cùng chung sức để tháo gỡ. Để giải quyết vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “SỬ DỤNG HỌC SINH ĐIỀU KHIỂN LỚP TRONG GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN THỂ DỤC TẠO SỰ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRƯỚC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ”. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI Mục tiêu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn việc rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh ở vùng khó khăn, dân tộc thiệu số và một bộ phận ... u, vùng xa. Các em đã mạnh dạn,tự tin để thể hiện mình trước đám đông. -Từ những em học sinh e dè, tự ti ngại tiếp xúc, sống thu mình dưới công nghệ thì nay các em đã trở nên chủ động hơn, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác và đặc biệt có em thuộc diện giáo dục hòa nhập cũng đã tham gia hòa nhập cùng các bạn và cũng mạnh dạn hơn. Cũng nhờ đó mà chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Đại đa số các em hào hứng với giờ học thể dục hơn.Các em đã có ý thức tập và tự tập cao hơn. Các em đã có thể điều khiển nhóm hay tập thể lớp trong giờ thực hành thể dục và đã tham gia kiểm tra đánh giá các kiến thức kỹ năng của từng bạn. Để đánh giá rõ về kết quả tôi đã khảo sát ở 2 lớp và có kết quả như sau: Lớp Sĩ số Kết quả khảo sát Có sự mạnh dạn, tự tin (số lượng, %) Chưa có sự mạnh dạn,tự tin. (số lượng, %) 10C 36 26(72%) 10(28%) 10D4 40 28(70%) 12(30%) Tổng 76 54(71%) 22(29%) Kết quả kết thúc cuối năm môn thể dục. Lớp Sĩ số Kết quả đánh giá cuối năm học môn TD 2021-2022 Đạt (số lượng %) Chưa đạt (số lượng %) 10C 36 36 (100%) 0, (0 %) 10D4 40 40(100%) 0 (0%) Tổng 76 76(100%) 0 (0%) Sau khi áp dụng sáng kiến trên tôi đã thấy các thông số thay đổi rõ rệt, mặc dù một số em chưa có sự mạnh dạn tự tin (Các em còn thời gian học lớp 11 và lớp 12 GV giảng dạy sẽ chú ý các em này trong các năm học tới), nhưng các em cũng đã hòa nhập vớp tập thể, có tính kỹ luật hơn, các em đã thoát khỏi sự e dè, tự ti và đã rời được công nghệ thông minh để tập luyện cùng các bạn. Kết quả môn giáo dục thể chất các em đã đạt 100%. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Mỗi học sinh đến trường các em đều được học tập và rèn luyện đạo đức cũng như kỹ năng trong cuộc sống vậy hoạt động nào ở trường cũng đều mang tính giáo dục đức tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh, một tiết học văn hóa hay một tiết học thể dục, một hoạt động ngoại khóa phong trào đoàn của nhà trường đều rèn cho các em sự mạnh dạn tự tin, giúp các em hoàn thiện bản thân chuẩn bị cho mình một hành trang bước vào đời khi rời bậc học phổ thông. Để đạt được sự mạnh dạn, tự tin đó cần đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng được giờ học tránh nhàm chán, phù hợp nội dung, lồng ghép các nội dung vào giờ học một cách hợp lý, học sinh điều khiển phải linh hoạt tạo cảm giác thoải mái để các bạn hứng thú tập luyện. Chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, sân tập đảm bảo an toàn sạch sẽ, mới thu hút được học sinh. Học sinh được giao điều khiển lớp trong tiết học tới cần chuẩn bị tốt về cách trình bày, giọng nói, khẩu lệnh (giáo viên hướng dẫn trước cho học sinh). Thông qua kinh nghiệm thực tế từ giảng dạy nhiều năm tại trường cùng với việc học hỏi đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tạo diều kiện tốt nhất để tôi đúc rút kinh nghiệm “Sử dụng học sinh điều khiển lớp trong giờ học thực hành môn thể dục tạo sự mạnh dạn tự tin trước hoạt động tập thể”. Vì kinh nghiệm viết sáng kiến chưa nhiều nên đôi khi câu từ còn lủng củng. Vấn đề tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết thực hơn,sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay. KIẾN NGH Đối với học sinh: Các em đã là học sinh cùng một trường, cùng một lớp cần hòa nhã với nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, không phân biệt vùng miền, không phân biệt dân tộc Một số học sinh cần sự dụng công nghệ thông minh với cách dùng thông minh. Hãy hoạt động TDTT nhiều hơn để rèn luyện sức khỏe cho bản thân, hãy hòa mình với các hoạt động tập thể để thể hiện mình, sống có trách nhiệm với chính mình, gia đình và xã hội. Đối với giáo viên: Thường xuyên trau dồi chuyên môn nhiệp vụ, áp dụng các sáng kiến của đồng nghiệp, để có phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực.Sáng kiến này cũng có thể áp dụng đối với môn giáo dục quốc phòng an ninh. Đối với nhà trường: Tham mưu với nhà trường tổ chức các hoạt động, các câu lạc bộ thể thao để cho học sinh tham gia rèn luyện thể chất cũng như rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Tham mưu với nhà trường cần quan tâm hơn nữa về sân tập cũng như dụng cụ tập luyện để các em khi đến với sân tập cảm giác an toàn, hưng phấn,tạo không khí muốn được tập luyện. Quỳ Hợp ngày 15 tháng 4 năm 2022 GV: Trần Thị Huệ TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã đọc và tham khảo một số tài liệu sau: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Thể dục - NXB Giáo dục 7 -2007. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn Thể dục -NXB Giáo dục 7 - 2006. Sách giáo viên Thể dục 10-NXB Giáo dục 6 - 2006. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục trung học phổ thông - NXB Giáo dục Việt Nam 2009. Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất. Kỹ năng sống dành cho học – Nhà xuất bản thế giới. Nghiên cứu tâm lý học – Hà Nội – NXB Y học. Thông qua các kênh thông tin mạng internet.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_hoc_sinh_dieu_khien_lop_trong_gio_hoc_thuc_hanh.docx
- Trần Thị Huệ - THPT Quỳ Hợp - Giáo Dục Thể Chất.pdf