SKKN Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học nhảy xa – bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nghi Lộc 3

Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng như những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học.

Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

docx 15 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học nhảy xa – bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nghi Lộc 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học nhảy xa – bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nghi Lộc 3

SKKN Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học nhảy xa – bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nghi Lộc 3
SỞ GIÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3
 	 & œ 	
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI :
LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO TIẾT HỌC NHẢY XA – BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3
Người thực hiện:
Trương Công Cảnh - SĐT: 0914912262
Nguyễn Ngọc Hòa - SĐT: 0968.503.268
Đâu Song Toàn - SĐT: 0988657908 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDTC
Năm học: 2021 – 2022
MUC LUC
Nội dung	Trang
Đặt vấn đề	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Đối tượng nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Những điểm mới	2
Nội dung nghiên cứu	2
Cơ sở lí luận của sáng kiến	2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	2
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	2
Phần mở đầu giáo viên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào bài mới	2
Phương pháp làm mẫu động tác của môn	3
Sử dụng dụng cụ học tập	4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	8
Kết luận, kiến nghị	8
Kết luận	8
Kiến nghị	9
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài.
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng như những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học. Góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng và từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em có thể tham gia vào lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, uy tín quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc ,nâng cao sức khỏe tinh thần, làm phong phú đời sống văn hóa, văn minh chung của toàn nhân loại.
Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: Có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em có tật bẩm sinhvì thế, làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn vận động và ham thích được cùng tham gia hoạt động với các bạn.
Chương trình giảng dạy môn thể dục có nhiều nội dung song do nhiều điều kiện như: Sân tập, dụng cụ, ý thức, địa hìnhđã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục. Có nhiều môn thể thao được quy định trong chương trình học nhưng không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ, trình độ thể lực học sinhchính vì thế sẽ tạo ra sự nhàm chán và ức chế khi học.
Vì vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi lồng ghép vào giờ học thể dục sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi học thể dục, lôi cuốn các em tham gia học tập tích cực và hăng hái. Có như thế giờ học thể dục mới đạt kết quả cao và công tác giáo
dục thể chất sẽ thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình đó là tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
Mục đích nghiên cứu.
Tạo cho các em say mê, hứng thú trong tiết học.
Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập và các hoạt động khác.
Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính hấp dẫn.
Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 12C1 và học sinh lớp 12D2 trường THPT Nghi Lộc 3.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chứng.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Lồng ghép trò chơi vận động vào tiết học Thể dục nâng cao thể lực cho học sinh đồng thời tạo sự hứng thú trong học tập phát huy được tính tích cực chủ động trong tiết học.
Bên cạnh đó trò chơi cũng là bài bổ trợ cho nội dung môn học tránh được sự nhàm chán khi phải tập luyện những bài bổ trợ truyền thống.Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Lồng ghép Trò chơi vận động vào tiết học Nhảy xa – Bóng Chuyền cho học sinh lớp 12 Trường THPT Nghi Lộc 3.”.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng như những hiểu biết li ...  tài cho các em chơi.

10p 3 lần
5 lần
12p 5 lần

- Giáo viên tổ chức cho

Đội hình tập luyện
€ € € € € € €
€ € € € € € €
€GV
€
- HS tập luyện theo hình dòng nước chảy dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
Đội hình phát bóng

học sinh ôn tập và quan
2.Nhảy xa:
sát học sinh tập để sửa
sai.
- Ôn KT chạy đà – giậm nhảy bước bộ rơi xuống hố cát bằng chân
GV làm mẫu, phân tích KT và tổ chức tập luyện.
GV quan sát sửa sai
lăng.

- Học KT chạy đà –

giậm	nhảy	bước	bộ

qua xà thấp – tiếp đất

bằng 2 chân

Giáo viên tổ chức cho HS luyện tập các nội dung dưới hình thức sau: Tổ chức tập
luyện đồng loạt, lần
- GV thực hiện mô phỏng lại động tác sau đó tổ chức cho học sinh tập luyện.
lượt.


3. Bóng chuyền:


- Ôn KT phát bóng thấp tay chính diện

€
€
€
€
€






GV gọi 1-2 học sinh lên

€GV
Đội hình củng cố
€ € € € € € €
€ € € € € € €
thực hiện động tác cho
4.Cũng cố kiến thức:
HS nhận xét.
-Thực hiện: Chạy đà -

giậm	nhảy	-	trên
GV Kết luận

không.

3p
2 hs
5p 2x8

€GV
€
- Thả lỏng theo đội hình khởi động, cán sự lớp điều khiển, GV quan sát nhắc nhở.
Đội hình xuống lớp:
€€€€€€€€
€€€€€€€€


€ (GV)


- GV điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân
III.Phần kết thúc:

1.Thả lỏng:
- Học sinh thả lỏng tích cực về trạng thái
ban đầu.
Giáo viên nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
2.Bài tập về nhà:
- Thực hiện 3 bước đà bật nhảy
Giáo viên hướngdẫn HS tập luyện ởnhà
3.Xuống lớp:.

Nhận xét buổi tập


Sau khi áp dụng giáo án, phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc giảng dạy cũng như về thực tế nội dung tiết học, đa số các em rất hứng thú với tiết học và có sự tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục để được học từ chất lượng giờ học cũng tăng lên rõ rệt.Các em tiếp thu nhanh và thực hiện được kĩ thuật chạy đà, giậm nhảy, thành tích nhảy xa của các em cũng được nâng lên đặc biệt là các em nữ tự tin hơn, bản lĩnh hơn kết quả nhảy xa (từ 2,7m lên 3,2m).
Tôi thường biên soạn nhiều trò chơi khác nhau phù hợp với từng nội dung bài dạy. Do vậy học sinh rất hứng thú trong học tập vì vậy mà bài dạy của tôi rất thành công thành tích của học sinh cũng tăng lên rõ rệt. Thành công lớn nhất đó là không có học sinh lười vận động mà tất cả hòa mình vào tiết học.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với giáo án tôi lồng ghép trò chơi vận động vào bài “Nhảy xa – Bóng chuyền” cho học sinh lớp 12D2 trường THPT Nghi Lộc 3. Tôi thấy thành tích của các em được tăng lên rõ rệt cụ thể:
Nam thành tích nhảy xa của các em đạt từ 4m50 đến 5m10. Nữ thành tích từ 3m20 đến 4m 20. Bên cạnh thành tích của các em tôi thấy sau mỗi buổi học tinh thần của học sinh thoải mái và năng động hơn.
Với lớp 12C1 tôi dạy theo giáo án thông thường thì thành tích của các em như sau:
Nam đạt từ 4m30 đến 4m95. Thành tích của nữ: 2m80 đến 3m80.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Một trong những nội dung quan trọng áp dụng vào giờ học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh đó là vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu vào giờ học để rèn luyện kỹ thuật và thể lực cho học sinh. Phương pháp trò chơi tạo cho người chơi nhiều điều kiện để giải quyết một cách sáng tạo về nhiệm vụ vận động. Tạo nên quan hệ tranh đua căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể từ đó giúp học sinh tham gia hăng hái và nhiệt tình.
Sau thời gian áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi kết hợp thi đấu vào giảng dạy thể dục ở trường THPT Nghi Lộc 3 tôi thấy rất thuận tiện trong việc giảng dạy đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh khối 12 mà tôi trực tiếp giảng dạy.
Học sinh hoạt động hăng say phát huy được tính tích cực tự giác trong luyện tập, tiết học thể dục trở nên sinh động hơn, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, các em đã nắm được nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật.
Phương pháp này cũng là cơ sở để các em rèn luyện bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn trong cuộc sống.
Tôi thiết nghĩ việc lồng ghép chò trơi vào tiết học Thể dục cho học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 nói riêng cũng như học sinh trong toàn tỉnh nói chung là rất cần thiết. Vì chò trơi nó làm giảm bớt đi áp lực học các môn văn hóa cho các em bên cạnh đó nó còn tạo cho các em tâm thế thoải mái trước khi vào học các môn tiếp theo.
Kiến nghị:
Mỗi năm nhà trường cần phải bổ sung thêm một số thiết bị, dụng cụ và thường xuyên cải tạo và nâng cấp sân tập để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học.
Thầy cô, học sinh tự làm thêm một số dụng cụ phục vụ nội dung trò chơi trong tiết học cho từng môn học cụ thể.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tin học 12 NXB Giáo dục.
Sách giáo viên tin học 12 NXB Giáo dục.
Thông tin từ Internet.
Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 12 NXB Đại học sư phạm.

File đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_tro_choi_van_dong_vao_tiet_hoc_nhay_xa_bong_c.docx
  • pdfTrương Công Cảnh-Nguyễn Ngọc Hòa-Đậu Song Toàn THPT Nghi Lộc 3.pdf