SKKN Ứng dụng một số bài tập dẫn dắt nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nữ Khối 12 THPT
Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng cơ thể của các em chưa kết thúc. Mặc dù hoạt động thần kinh cao cấp của các em đó đến lúc phát triển cao, nhưng ở một số em phần nào hưng phấn cũng mạnh hơn ức chế, dễ có những phản ứng thiếu kiềm chế cần thiết, do đó dễ làm rối loạn sự phối hợp vận động. Tính tình, trạng thái tâm lý ở lứa tuổi này cũng hay thay đổi có lúc rất tích cực, hăng hái, nhưng có lúc lại buồn chán tiêu cực. Ở tuổi này các em cũng hay đánh giá quá cao năng lực của mình, mới chạy bao giờ cũng dốc hết sức ngay, mới tập tạ bao giờ cũng muốn cử tạ nặng ngay, các em thường ít chú ý khởi động đầy đủ, như thế rất dễ tốn sức, hay xẩy ra chấn thương và chính điều đó đôi lúc làm ảnh hưởng không tốt trong tập luyện thể dục thể thao.
Vì vậy khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho các em ở lứa tuổi này không chỉ yêu cầu học sinh thực hiện đúng, nhanh những bài tập dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên mà cũng phải chú ý, uốn nắn, luôn nhắc nhở và chỉ đạo, định hướng và động viên các em hoàn thành nhiệm vụ, kèm theo khen thưởng để có sự khuyến khích động viên, nói cách khác phải dạy các em biết cách học, tự rèn luyện thân thể.
Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải động viên, khuyến khích các em học kém, tiếp thu chậm, phải khuyến khích hướng dẫn các em tập luyện tốt, lấy động viên thuyết phục là phương pháp chính, chứ không phải là vồ vập, đe dọa. Qua đó tạo được hứng thú trong tập luyện để tạo nên sự phát triển cân đối với từng học sinh và góp phần giáo dục cho các em thành người có tính kiên cường, biết tự kiềm chế và có ý chí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng một số bài tập dẫn dắt nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nữ Khối 12 THPT
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (Từ trang 3 đến trang 8). Lý do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Giả thuyết khoa học. Phương pháp nghiên cứu. Đóng góp mới của đề tài. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Từ trang 9 đến trang 29). GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: Cơ sở lý luận của đề tài: Cơ sở thực tiễn của đề tài: Giải pháp: IV: Kết quả: GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: Cơ sở lý luận về sự lựa chọn các bài tập : Cơ sở thực tiễn của việc tập luyện bộ môn bóng chuyền: Giải pháp để lựa chọn các bài tập: Kết quả: PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ (Từ trang 30 đến trang 32). Kết luận: Kiến nghị: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN TT Từ viết tắt Tên từ viết tắt 1 THPT Trung học phổ thông 2 GDTC Giáo dục thể chất 3 TDTT Thể dục thể thao 4 VĐV Vận động viên 5 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 6 HS Học sinh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hệ thống GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động TDTT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Qua đó khẳng định được mục đích của GDTC nước ta là giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đức - trí - thể - mỹ, nhằm tạo cơ hội cho mọi người khả năng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần trong sáng tạo, trong đó việc chăm lo cho sức khỏe thể chất cho học sinh, sinh viên nhằm góp phần quan trọng tạo nhân lực mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển thể thao Việt Nam là mục tiêu chiến lược của công tác GDTC trường học. TDTT có một vị trí quan trọng đang từng bước hòa nhập vào khu vực và thế giới. Thể hiện ở các cuộc thi đấu như: Đại hội TDTT Đông Nam Á (Seagames), Đại hội TDTT thế giới (Olimpic) cũng có những thành tích đạt được đáng kể. Đồng thời thể thao cũng là một chiến lược đối ngoại nhằm mở rộng mối quan hệ hiểu biết và hữu nghị rộng rải giữa các dân tộc trên toàn thế giới, góp phần vào việc cũng cố hòa bình. Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử phát triển của Bóng chuyền hiện đại cho thấy: Ở những nước có nền thể thao tiên tiến, xu hướng mới trong Bóng chuyền có đặc điểm nổi bật là chuyên môn hóa cao trong từng vị trí, tấn công nhanh và mạnh gây yếu tố bất ngờ, tăng cường tấn công hàng sau, bật nhảy, phát bóng . Xu hướng phát triển kỹ chiến thuật cũng được chuyên gia Bóng chuyền trên thế giới tìm tòi và sáng tạo. Việc nâng cao khả năng chiếm ưu thế trong không gian của VĐV (Như chiều cao của VĐV, nâng sức bật cho VĐV...) Huấn luyện toàn diện cả hai mặt tấn công và phòng thủ, phát triển thể lực toàn diện để đảm bảo cường độ và khối lượng vận động lớn trong thi đấu đã được chú trọng. Tuy nhiên, trong Bóng chuyền nói riêng và các môn thể thao khác nói chung kỹ thuật cơ bản là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi VĐV. Vì vậy ngay từ đầu khi mới học kỹ thuật không tạo cho mình những khái niệm đúng về động tác thì dần dần trong quá trình tập luyện sẽ trở thành thói quen khó sửa, hạn chế rất nhiều trong công việc hoàn thiện và tiếp thu kỹ thuật cũng như đạt được trình độ kỹ thuật ở mức độ cao hơn. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu, muốn vậy người tập phải nắm vững nguyên lý kỹ thuật và thực hiện tốt kỹ thuật cơ bản, những khả năng phối hợp thực hiện kỹ thuật từ các giai đoạn hoàn chỉnh, đòi hỏi VĐV bóng chuyền phải có thời gian dài tập luyện và sữa chửa. Nếu những sai lầm ban đầu sẽ thành "cố tật" sau này rất khó khắc phục. Thế nhưng thực tiễn giảng dạy bộ môn bóng chuyền ở các trường phổ thông cho thấy không phải bất kỳ một trường nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ về điều kiện dụng cụ sân bãi cho các em học tập bộ môn bóng chuyền, với điều kiện cơ sở vật chất chưa thật tốt cộng với diện tích không nhiều nên sân bãi tập chưa tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến sự thiếu sót trong kỹ thuật cơ bản của các em đặc biệt là các em học sinh nữ khối 12. Người dạy và học phải biết thực hiện các bài tập, các động tác kỹ thuật thật tốt như phát bóng, đệm bóng, đập bóng, chuyền bóng. Trong đó chuyền bóng là một kỹ thuật cơ bản và quan trọng góp phân nâng cao hiệu quả trong thi đấu. Và hầu như các em học sinh nữ khối 12 luôn gặp khó khăn về kỹ thuật này trong quá trình học tập. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những bài tập cơ bản để vận dụng vào tập luyện. Việc lựa chọn ra những bài tập là một vấn đề khó. Lựa chọn vận dụng bài tập từ quá trình tập luyện là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng một số bài tập dẫn dắt nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nữ khối 12 THPT”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xuất phát từ mục đích lâu dài của công tác GDTC trong nhà trường là góp phần nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và phát triển các tố chất thể lực, phát huy năng khiếu thể thao trong học sinh. Dựa trên khảo sát thực trạng phong trào TDTT trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng học tập và tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay của h ... Thành tích chuyền bóng vào ô trước mặt của nhóm đối chứng: X B X A =14 = 12,1 Như vậy qua 2 nội dung kiểm tra, sau khi xử lý số liệu bằng phương pháp toán học thống kê ta thấy ttính > tbảng sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<5%. Hay nói cách khác sau khi áp dụng các bài tập ứng dụng vào nhóm thực nghiệm, số học sinh ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện tốt, hiệu quả hơn hẳn nhóm đối chứng. Thông qua kết quả ở bảng 10 chúng tôi trình bày hiệu quả chung về giá trị trung bình ở hai nội dung kiểm tra chuyền bóng của hai nhóm A và B như sau: BẢNG 11: So sánh giá trị trung bình của hai nội dung kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng của hai nhóm A và B. Nhóm Chuyền bóng vào ô trên tường Chuyền bóng vào ô trước mặt Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Tăng so với ban đầu Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Tăng so với ban đầu Thực nghiệm X = 14,1 X = 17 2,9 X = 10,3 X = 14 3,7 Đối chứng X = 13,8 X = 15,3 1,5 X = 10 X = 2,1 2,1 Từ kết quả trên, tôi khẳng định rằng việc lựa chọn các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc cho học sinh là hoàn toàn có ý nghĩa. Cụ thể là nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện các bài tập, biện pháp mà tôi đã lựa chọn thì kết quả kiểm tra tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thông qua các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, qua phân tích xử lý, đánh giá kết quả trong quá trình thực nghiệm tôi rút ra kết luận như sau: Bóng chuyền là môn thi đấu đối kháng và ghi điểm trực tiếp nên các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác huấn luyện và thi đấu Từ căn cứ lý luận và thực tiễn tôi lựa chọn ứng dụng một số bài tập bổ trợ dẫn dắt nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nữ khối 12 THPT. Để các bài tập bài tập bổ trợ nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt đạt kết quả tốt thì phải căn cứ vào trình độ và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng để có nội dung bài tập phong phú, phù hợp. Tóm lại Sau thời gian nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau: Trong qúa trình giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, việc xác định những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc để đưa ra các bài tập sửa chữa là hoàn toàn cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy. Những sai lầm thường mắc phải trong khi học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cơ bản trước mặt ở giai đoạn học tập ban đầu là: Hình tay khi chuyền bóng. Khoảng cách giũa hình tay và trán khi chuyền bóng. -Vị trí và điểm tiếp xúc bóng sớm hay muộn. Khả năng phối hợp động tác nhịp diệu khi chuyền. Khả năng dùng lực hợp lý khi chuyền bóng. Các bài tập tôi đã lựa chọn có hiệu quả thực tiễn đối với học sinh nữ khối 12. Trong quá trình học kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt. Kiến nghị: Đề nghị nhà trường tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện tập luyện môn bóng chuyền, nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập cho học sinh. Tăng cường mua thêm dụng cụ tập luyện, bổ trợ chuyên môn và tài liệu có liên quan đến chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. Cần tiếp tục nghiên cứu kỹ nhằm nâng cao hiệu quả bài tập và áp dụng rộng rãi cho các đối tượng khác. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường nói chung, môn bóng chuyền nói riêng việc sửa chữa những sai lầm thường mắc cần phải được làm thường xuyên và tìm ra các bài tập và biện pháp khắc phục cần được nghiên cứu tiếp. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, SKKN mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu trong phạm vi hẹp, cần được các nhà Sư Phạm Giáo Dục Thể Chất và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu phản ánh đầy đủ hơn. Việc nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay không chỉ được vận dụng vào đối tượng nữ mà nó cần được áp dụng rộng rãi vào nhiều đối tượng tham gia tập luyện bóng chuyền với mong muốn đạt thành tích cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản 1 Nguyễn Toán Phạm Danh Tốn Lý luận phương pháp giáo dục thể chất Nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà Nội 1993. 2 Phạm Ngọc Viễn Lê Văn Xem Tâm lý học TDTT NXB TDTT 3 Lưu Quang Hiệp Sinh lý học TDTT Nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà Nội 1993. 4 Lê Bưởi Nguyễn Thế Truyền Phương pháp thể thao trẻ NXB TP. HCM 5 Nguyễn Đức Văn Toán học thống kê Nhà xuất bản thể dục thể thao, Hà Nội 1981 6 Kỹ thuật bóng và các bài tập huấn luyện PTS.KHGD - Bùi Huy Châm Trường ĐHTDTTTW2 năm 1988 7 Lê Mạnh Hồng Phan Sinh Nguyễn Ngọc Việt Đậu Bắc Sơn Giáo trình phương pháp giảng dạy bộ môn bóng Trường Đại Học Vinh 2001. 8 Tổ bộ môn bóng trường TDTT TW Giáo trình giảng dạy bóng chuyền Nhà xuất bản thể dục thể thao 1978 9 Thanh Ly Nhã Thư 101 Bài tập môn bóng chuyền Nhà xuất bản trẻ 2005
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_mot_so_bai_tap_dan_dat_nham_sua_chua_nhung_sai.docx
- TRẦN TRUNG KIÊN - TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3 LĨNH VỰC TD.pdf